Chuyên đề

Sau hơn một năm triển khai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp (CNQSDĐNN) sau dồn đổi ruộng đất, đến thời điểm này, huyện Bình Lục đã cấp được khoảng 70% số Giấy CNQSDĐNN ở 11 xã. Trong thời gian tới, huyện Bình Lục tiếp tục tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát từng hộ dân, phấn đấu đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy CNQSDĐNN cho các hộ còn lại. 

Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của tuổi trẻ, những năm qua, Đoàn xã Vũ Bản (Bình Lục) đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự…, khẳng định vai trò là một trong những lực lượng xung kích đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

Tranh thủ sự ủng hộ của cấp trên, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của cán bộ, đảng viên, nhân dân… là những giải pháp cốt yếu để Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Bình Lục hướng tới mục tiêu “về đích” huyện NTM nâng cao trước năm 2025.

Mặc dù được xác định là vùng trọng điểm về phát triển nông nghiệp của tỉnh nhưng Bình Lục vẫn xây dựng một lộ trình cho du lịch đồng chiêm. Giấc mơ du lịch đồng chiêm không chỉ là bài toán kinh tế mà còn là chìa khóa giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của vùng đất này.

Cuộc diễn tập khu vực phòng thủ (KVPT) huyện Bình Lục năm 2022 thành công tốt đẹp, để lại nhiều dấu ấn đậm nét. Thông qua diễn tập đã góp phần không nhỏ nâng cao trình độ lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, chỉ huy của đội ngũ cán bộ cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp ở Bình Lục, nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang (LLVT), bảo đảm khả năng ứng phó trước những tình huống phức tạp về quốc phòng - an ninh (QP-AN) có thể xảy ra trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Sinh sống trong vùng rốn nước đồng chiêm của vùng hạ lưu châu thổ sông Hồng, người dân Bình Lục từ xa xưa đã rất ham học hỏi theo nghĩa rộng. Sự học ấy đã xây đắp nên truyền thống lâu đời, liền mạch từ xưa đến nay. Không những ham học mà còn học giỏi, đỗ đạt cao, người Bình Lục đã góp phần xứng đáng tô thắm lịch sử giáo dục của tỉnh Hà Nam nói riêng và cả nước nói chung.

Bằng những hoạt động ý nghĩa, thiết thực, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Bình Lục đã và đang làm tốt vai trò nòng cốt là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo tại địa phương. Qua đó, khơi dậy lòng nhân ái của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn.

Xác định chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, là yêu cầu khách quan của sự phát triển, thời gian qua, huyện Bình Lục đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn huyện thực hiện chuyển đổi số với nhiều giải pháp đồng bộ và hiệu quả, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh, thúc đẩy hoàn thành các chỉ tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ về phát triển chính quyền số, chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Những năm gần đây, trên cơ sở xác định: phát triển văn hóa đọc, tạo thói quen đọc sách trong học sinh là một biện pháp giáo dục tích cực để phát triển toàn diện học sinh, cũng như xây dựng các mô hình trường học thân thiện, trường học hạnh phúc, trường học lấy học sinh làm trung tâm… huyện Bình Lục đã chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống thư viện trong các trường tiểu học trên địa bàn ngày càng hoàn thiện.

Chiếm phần lớn trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn huyện, chăn nuôi ở Bình Lục từ lâu đã trở thành lĩnh vực có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát, nhiều hộ chăn nuôi ở Bình Lục cũng “lao đao’’ phá bỏ chuồng trại, mất hàng trăm triệu đồng, thậm chí có nhiều hộ thua lỗ cả tỷ đồng. Giải pháp nào để khôi phục và phát triển chăn nuôi ở Bình Lục theo hướng bền vững?

Từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay, giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại các kỳ họp thường lệ HĐND huyện đã được Thường trực HĐND huyện Bình Lục chỉ đạo thực hiện thường xuyên, cách thức tổ chức có những đổi mới, rút kinh nghiệm, đem lại những kết quả quan trọng trong hoạt động. Trong đó, có nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri được chỉ đạo giải quyết ngay đã nhận được sự ủng hộ, tin tưởng của cử tri, góp phần tăng cường trách nhiệm của các cơ quan trong nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND huyện.

100% Bí thư Chi bộ các thôn, tổ phố trên địa bàn huyện Bình Lục vừa có dịp được ôn lại, nâng cao những kiến thức về xây dựng tổ chức Đảng, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, cách tổ chức vận động, sinh hoạt Đảng tại cơ sở… thông qua Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi do Huyện ủy Bình Lục tổ chức. Đây là đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, qua đó đã giúp Huyện ủy Bình Lục đánh giá đúng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng và khả năng lãnh đạo của các cấp ủy chi bộ, có giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cấp ủy cơ sở, phát hiện nhân tố mới để bồi dưỡng nguồn Bí thư Chi bộ ở cơ sở, nhân lên những tấm gương Bí thư Chi bộ giỏi.

Không tập trung ở một làng  nào, xã nào, khêu ốc vặn trở thành nghề mới tạo việc làm và thu nhập cho những người dân quá tuổi, sức khỏe yếu không thể ra ngoài làm lụng ở Bình Lục bấy lâu nay. Mỗi ngày nếu có việc, một người cũng có thể kiếm được hơn 100 nghìn đồng tại nhà.

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Bình Lục đã đẩy mạnh công tác truyền thông, lồng ghép nội dung tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá vào các buổi hội họp, sinh hoạt... Qua đó, đã góp phần vận động người thân trong gia đình hội viên, phụ nữ phòng, chống tác hại của thuốc lá, bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, cộng đồng.

Những năm qua, phong trào tập luyện thể dục, thể thao (TDTT) trên địa bàn huyện Bình Lục được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư đúng mức: cơ sở vật chất phục vụ tập luyện TDTT tại các địa phương được đầu tư xây dựng đồng đều; các giải thi đấu thể thao quần chúng được tổ chức; nhiều CLB TDTT được duy trì hoạt động thường xuyên… Nhờ đó, tỷ lệ người dân tham gia tập luyện TDTT thường xuyên được nâng lên, góp phần nâng cao sức khỏe, thể chất cho người dân trên địa bàn.

Theo phản ánh của người dân xã La Sơn (Bình Lục), tuyến đường tỉnh (ĐT)495B được đầu tư xây dựng gần 10 năm qua nhưng đến nay công trình chưa hoàn thiện. Đây là dự án đầu tư xây dựng đường cứu hộ, cứu nạn bảo vệ dân cư miền núi của các xã: Thanh Nguyên, Thanh Nghị (Thanh Liêm) kết nối từ quốc lộ (QL) 1A đến QL21A qua địa phận huyện Bình Lục được UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 534/QĐ-UBND ngày 10/5/2011, tuy nhiên, từ năm 2016 dự án đã tạm dừng thi công.

Theo đồng chí Lê Xuân Huy, Bí thư Huyện ủy Bình Lục, Phòng truyền thống huyện khi đi vào hoạt động sẽ trở thành nơi giáo dục truyền thống cho nhân dân địa phương, nhất là thế hệ trẻ; giúp mọi người nhận thức rõ việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử mà cha ông ta đã để lại và tầm quan trọng của giáo dục truyền thống trong công tác xây dựng đời sống văn hóa tại địa phương.

Những năm qua, huyện Bình Lục đã phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế về giao thông, vị trí địa lý để thu hút đầu tư, điều chỉnh quy hoạch các cụm công nghiệp, thúc đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), làng nghề. Theo đó, giá trị sản xuất CN - TTCN trên địa bàn huyện đạt tốc độ tăng trưởng khá, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được duy trì, phát triển, tạo việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn. 

Để việc học tập, làm theo Bác thực sự trở thành việc làm thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, hằng năm Đảng ủy xã Bình Nghĩa chỉ đạo, tổ chức chu đáo các bước triển khai chuyên đề, đăng ký nội dung, mô hình làm theo… bảo đảm yêu cầu: cụ thể, thiết thực, phù hợp với vị trí, việc làm của từng tập thể, cá nhân.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.