Địa chí huyện Bình Lục: Xây dựng nông thôn mới

Phần thứ tư – Văn hóa – Xã hội: Chương V: Xây dựng nông thôn mới

Ngày 04 tháng 6 năm 2010, Chính phủ có Quyết định 800/QĐ-TTg về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Ngày 05 tháng 4 năm 2016 có Quyết định 558/QĐ-TTg về ban hành tiêu chí Huyện Nông thôn mới. Ngày 17 tháng 10 năm 2016 có Quyết định 1980/QĐ-TTg về ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

Địa chí huyện Bình Lục Xây dựng nông thôn mới
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Bình Lục.

I. Đặc điểm tình hình của huyện Bình Lục khi tiến hành xây dựng Nông thôn mới (2010)

Là huyện đồng chiêm trũng với diện tích đất tự nhiên 14.421,2 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 9.184,2 ha (chiếm 63,67%), có 21 đơn vị hành chính (đến năm 2013 bàn giao hai xã là Đinh Xá, Trịnh Xá về thành phố Phủ Lý nên còn 19 xã, thị trấn). Tổng số hộ gia đình có 42.295 hộ với 133.046 người.

Từ khi tái lập tỉnh Hà Nam (01/01/1997), Bình Lục vẫn được xác định là huyện trọng điểm sản xuất nông nghiệp. Đây là một khó khăn khách quan trong định hướng phát triển công nghiệp.

Từ năm 2008, Nhà nước đã xây dựng tuyến đường mới 21B nối thành phố Phủ Lý với thành phố Nam Định chạy qua địa bàn huyện và nâng cấp đường 21A, quốc lộ 37B, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu, hợp tác kinh tế thương mại.

Đây là thuận lợi lớn để Bình Lục xây dựng các khu, cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ.

Địa chí huyện Bình Lục Xây dựng nông thôn mới
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao Bằng công nhận huyện Bình Lục đạt chuẩn NTM.

Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Giá trị sản xuất ngành nông – lâm nghiệp, thủy sản năm 2010 là 1.790,4 tỷ đồng (Theo giá so sánh năm 2010).

- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng và tiểu thủ công nghiệp năm 2010 đạt 803,5 tỷ đồng (theo giá cố định năm 2010).

- Giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ năm 2010 đạt 1.779,4 tỷ đồng (theo giá cố định năm 2010).

Cơ cấu kinh tế, chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ.

Văn hóa xã hội:

Bình Lục là huyện có truyền thống văn hiến và cách mạng với văn hóa trống đồng Ngọc Lũ, là địa phương có nhiều chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng sớm nhất trong tỉnh Hà Nam (ba chi bộ Đảng) thời điểm tháng 10 năm 1929; Năm 1958 được Bác Hồ về thăm và tặng Cờ thi đua khá nhất trong phong trào làm thủy lợi chống hạn; được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Pháp. 

Sự nghiệp giáo dục – đào tạo, y tế nhiều năm là đơn vị xuất sắc của tỉnh và cả nước; các phong trào cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước được nhân dân hưởng ứng sôi nổi, rộng khắp; an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Đây là tiền đề quan trọng, động lực to lớn để nhân dân Bình Lục thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng nông thôn mới.

II. Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, điều hành của chính quyền, phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội, sức mạnh đoàn kết toàn dân quyết tâm xây dựng nông thôn mới

Thực hiện các quyết định của Chính phủ và các nghị quyết, kế hoạch chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, từ tháng 7/2011, huyện Bình Lục đã có Chỉ thị của Huyện ủy lãnh đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, thành lập ban chỉ đạo, các tổ công tác chỉ đạo các xã, UBND huyện đã có kế hoạch tổ chức thực hiện và các công văn chỉ đạo đối với các phòng chuyên môn và Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các xã trong huyện. Căn cứ nguồn lực và yêu cầu thực tiễn của huyện mà kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, Huyện ủy và Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện đã thống nhất xác định những nhiệm vụ tập trung, chọn khâu đột phá, khẩn trương tổ chức thực hiện những nhiệm vụ tập trung là:

- Xây dựng quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới

- Phát triển hạ tầng giao thông nông thôn

- Dồn đổi ruộng đất

- Xây dựng mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ mới, đẩy mạnh liên kết sản xuất với các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Trong đó dồn đổi ruộng đất là khâu đột phá. Đồng thời thống nhất tư tưởng chỉ đạo là: dồn sức toàn hệ thống chính trị, phát huy mạnh mẽ sức mạnh toàn dân, huy động mọi nguồn lực, tranh thủ sự giúp đỡ của Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Phương châm chỉ đạo là: kiên trì thực hiện; khâu dễ, việc dễ làm trước, lấy nhân dân làm chủ thể xây dựng nông thôn mới.

Với sự quyết liệt trong chỉ đạo, tích cực sang tạo trong tổ chức thực hiện, được sự đồng thuận hưởng ứng và tham gia mạnh mẽ của nhân dân, chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện đã đạt nhiều kết quả to lớn. Tháng 6/2012, xã Vũ Bản là đơn vị điểm của huyện đã hoàn thành dồn đổi ruộng đất, làm đường ra đồng và hệ thống thủy lợi theo quy hoạch mới.

Huyện đã có sự thống nhất trong lãnh đạo, quyết liệt trong chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở với mục đích xây dựng nông thôn mới văn minh, nông nghiệp, phát triển, nông dân giàu có. Làm tốt công tác định hướng, vận động quần chúng nhân dân đồng thuận tham gia xây dựng nông thôn mới, trên quan điểm xây dựng nông thôn mới chính là làm cho người dân và vì người dân nông thôn; cộng đồng dân cư xác định vừa là chủ thể, vừa là nguồn lực, cũng vừa là đối tượng được thụ hưởng khi xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng kế hoạch cụ thể tập trung nguồn vốn đầu tư, có trọng tâm, trọng diểm vào tiêu chí mang tính đột phá như phát triển hạ tầng giao thông thủy lợi, dồn điền đổi thửa, phát triển kinh tế nâng cao thu nhập, phát triển lĩnh vực văn hóa an sinh xã hội với phương châm dễ làm trước, khó làm sau. Đồng thời tang cường công tác kiểm tra, giám sát, phát huy vai trò của cộng đồng dân cư, khen thưởng động viên kịp thời những tập thể, cá nhân, nhà hảo tâm đóng góp tiền của, công sức tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới, đồng thời giải quyết tháo gỡ khó khan, vướng mắc cho cơ sở, chú trọng công khai, minh bạch trong xây dựng nông thôn mới theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Phát huy vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của Ban giám sát cộng đồng.

Kết thúc năm 2013, toàn huyện hoàn thành đổi mới ruộng đất, sớm nhất toàn tỉnh. Bình Lục có xã đầu tiên trong tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2013 là xã Vũ Bản. Năm 2014, có thêm 2 xã được công nhận là An Đổ, Tiêu Động. Năm 2015 có thêm 3 xã được công nhận; năm 2016 có ba xã; năm 2017 có 4 xã; năm 2018 có ba xã; năm 2019 có hai xã.

Kết thúc năm 2019, 18/18 xã đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới, được công nhận đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới. Huyện đạt chuẩn theo quy định cả 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới (có 100% xã trong huyện đạt chuẩn nông thôn mới; xây dựng quy hoạch địa bàn huyện được phê duyệt; hệ thống giao thông; thủy lợi; điện; y tế - văn hóa – giáo dục; sản xuất, môi trường, an ninh, trật tự xã hội; chỉ đạo xây dựng nông thôn mới).

- Tổng kinh phí đầu tư xây dựng 1.645,230 tỷ Việt Nam đồng

Trong đó:     

Vốn ngân sách các cấp: 812,964 tỷ Việt Nam đồng

Vốn nhân dân đóng góp: 386,621 Việt Nam đồng

Vốn lồng ghép: 173,675 Việt Nam đồng

Vốn vay tín dụng: 60,513 Việt Nam đồng

Còn lại là vốn khác

Ngày 28/4/2020, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 584/QĐ-TTg công nhận huyện Bình Lục đạt chuẩn nông thôn mới.

III. Kết quả xây dựng nông thôn mới

Kết quả cụ thể của các xã trong huyện

Địa chí huyện Bình Lục Xây dựng nông thôn mới
Địa chí huyện Bình Lục Xây dựng nông thôn mới
Địa chí huyện Bình Lục Xây dựng nông thôn mới
Địa chí huyện Bình Lục Xây dựng nông thôn mới
Địa chí huyện Bình Lục Xây dựng nông thôn mới
Địa chí huyện Bình Lục Xây dựng nông thôn mới
Địa chí huyện Bình Lục Xây dựng nông thôn mới
Địa chí huyện Bình Lục Xây dựng nông thôn mới
Địa chí huyện Bình Lục Xây dựng nông thôn mới

Địa chí Huyện Bình Lục

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.