Ngành nghề nông thôn

Sáng 14/9, Tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức lễ khai trương trung tâm thương mại GO! Hà Nam (phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý). Dự lễ khai trương có đồng chí Nguyễn Đức Vượng, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo UBND thành phố Phủ Lý. 

Sản xuất công nghiệp và xuất khẩu tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý 3/2024. Dù nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn, Việt Nam đang nắm bắt được nhiều cơ hội từ đầu tư công và sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, những rào cản về giải ngân vốn và tiêu dùng nội địa đặt ra không ít thách thức.

Để bảo đảm bình ổn giá cả thị trường và cung cấp đủ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhân dân trong mùa mưa lũ, các đội quản lý thị trường (Cục Quản lý thị trường tỉnh) đã đồng loạt ra quân, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường quản lý, kiểm tra địa bàn nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực giá, đầu cơ hàng hóa, găm hàng tạo khan hiếm hàng hóa nhằm nâng giá, trục lợi bất hợp pháp.

Những ngày qua, tại Bắc Bộ liên tiếp xảy ra mưa lớn, lũ ở một số nơi thượng nguồn đã vượt mức lũ lịch sử, ngập lụt xảy ra ở nhiều địa phương gây  thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản của nhân dân và Nhà nước.  

Tỉnh ta có diện tích sông, ngòi, hồ, đầm, ruộng trũng khá lớn, là lợi thế cho khai thác nguồn thủy sản tự nhiên, với sản lượng hiện đạt gần 472 tấn/năm, chiếm 2,6% tổng sản lượng thủy sản của tỉnh. Để nguồn lợi thủy sản tự nhiên thực sự phát huy hiệu quả cần quan tâm nuôi dưỡng và khai thác hợp lý, tránh để cạn kiệt nguồn lợi quan trọng này.

Theo quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Hà Nam đến năm 2030, toàn tỉnh sẽ có khoảng 40 nhà máy cung cấp nước sạch. Nguồn cấp nước chính đầu vào của các nhà máy là nguồn nước mặt sông Hồng và sông Đáy. Nếu nguồn sông Đáy bị ô nhiễm sẽ sử dụng nước sông Hồng là nguồn cấp đầu vào chính. Thời gian qua, nhiều công ty trên địa bàn tỉnh đã tập trung khai thác nước sông Hồng để làm nguồn cấp đầu vào cho các nhà máy, từng bước nâng cao chất lượng nước sinh hoạt phục vụ các hộ dân.

Chiều 9/9, đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp và làm việc với ông Kim Sung Ju, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Seoul Semiconductor Vina ( KCN Đồng Văn I, Duy Tiên). Cùng dự có lãnh đạo Văn phòng Tỉnh uỷ.

Mặc dù, không có thiệt hại về người nhưng Hà Nam cũng là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề về sản xuất nông nghiệp do bão số 3 (Yagi) gây ra. Nhiều diện tích lúa mùa và hoa màu bị thiệt hại, tập trung chủ yếu ở các huyện Bình Lục, Lý Nhân và thị xã Duy Tiên. Vì vậy, ngay sau khi bão tan, các địa phương đã khẩn trương chỉ đạo ngành nông nghiệp, các đơn vị thủy nông, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) và bà con nông dân khẩn trương triển khai các biện pháp tiêu úng, bó dựng lúa bị đổ, sớm phục hồi diện tích rau màu... nhằm giảm thiệt hại do bão số 3 gây ra và sớm khôi phục sản xuất.

Bão số 3 (YAGI) quét qua địa bàn tỉnh Hà Nam gây ảnh hưởng đến việc cung cấp điện cho khách hàng. Cụ thể, sự cố 106 lộ đường dây trung áp/131 đường dây trung áp, làm 270.000 khách hàng mất điện. Tuy nhiên, các đường dây cấp điện cho trụ sở Tỉnh Ủy, UBND tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an tỉnh và các sở, ban, ngành… không để xảy ra gián đoạn cung cấp điện.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, bão số 3 (Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp, gió mạnh, mưa lớn diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến biển và sâu vào đất liền khu vực miền Bắc nước ta. Để chủ động trong công tác phòng chống lụt bão, Công ty Điện lực Hà Nam (PC Hà Nam) đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương triển khai các giải pháp đồng bộ.

Sáng 6/9, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và Kiểm định, Kiểm nghiệm (Sở Khoa học và Công nghệ) tổ chức tập huấn về sở hữu trí tuệ, quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, marketing và phát triển thị trường cho cán bộ địa phương, lãnh đạo hội, hội viên Hội Sản xuất và kinh doanh vải lai U trứng Kim Bảng và các hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm vải lai U trứng trên địa bàn huyện Kim Bảng.

Mở rộng thị trường trong và ngoài nước gắn với phát triển nhãn hiệu, thương hiệu là giải pháp quan trọng nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường. Chính vì vậy, thời gian qua Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tập trung nâng cao chất lượng hoạt động giám sát việc thực hiện mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu, nhãn hiệu nông sản thông qua công tác nghiên cứu các báo cáo của Chính phủ, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) cũng như trực tiếp tham gia chất vấn Bộ trưởng Bộ NN và PTNT tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Những năm qua, ngành nông nghiệp của tỉnh đang hướng đến ứng dụng công nghệ cao (UDCNC) vào sản xuất, trong đó, công nghệ số được ứng dụng khá phổ biến vào nhiều khâu, nhiều công đoạn sản xuất. Đây là hướng phát triển tất yếu giúp thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại, thông minh. Đồng thời, giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do tác động của biến đổi khí hậu, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.

Nhằm giảm tổn thất điện năng và từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ điện ở khu vực nông thôn, thời gian qua ngành điện đã tập trung đầu tư nâng cấp lưới điện hạ áp và tăng cường công tác quản lý. Cách làm này đã giảm được "vùng lõm" trong việc cung ứng dịch vụ điện, góp phần kịp thời phục vụ khách hàng sản xuất và sinh hoạt tốt hơn. 

Bộ Tài chính cho biết: Tổng số tiền đã miễn, giảm, gia hạn thuế ước tính đến hết tháng 8 khoảng 89,8 nghìn tỷ đồng; trong đó, số tiền miễn, giảm khoảng 60,9 nghìn tỷ đồng và gia hạn khoảng 28,9 nghìn tỷ đồng.

Giá xăng trong nước hôm nay (29/8) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm lần thứ 2 liên tiếp.

Thực hiện công tác xây dựng tổ chức Hội và phát triển hội viên năm 2024, Đoàn công tác của Hội Doanh nhân trẻ (DNT) tỉnh vừa tổ chức thăm, thẩm định các doanh nghiệp đăng ký tham gia Hội DNT tỉnh. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Hội DNT trẻ tỉnh chú trọng thực hiện nhằm xây dựng, phát triển tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hiện nay, toàn tỉnh có trên 5.000 ha diện tích mặt nước nuôi thủy sản. Những năm gần đây, cùng với khai thác diện tích mặt nước nuôi cá theo hướng thâm canh, chuyên canh, người dân trong tỉnh đang đẩy mạnh phát triển các loại thủy đặc sản, với tổng diện tích nuôi ước khoảng gần 100 ha. Trong đó, nổi lên một số đối tượng đang được thị trường ưa chuộng, như: Lươn, tôm càng xanh, ốc nhồi… Hướng đi này giúp nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập cho người dân.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy