Quê hương núi Đọi sông Châu

Đã thành lệ, bao năm qua, cứ vào sáng ngày mùng 4 Tết Nguyên đán, các cụ tuổi tròn (từ 70, 75 trở lên) ở Tổ dân phố Bình Nam, thị trấn Bình Mỹ, huyện Bình Lục chuẩn bị trang phục chỉnh tề cùng con cháu lên đình Cống làm lễ tế thánh và tham dự lễ mừng thọ đầu Xuân.

Hợp Lý, Lý Nhân lâu nay nổi tiếng đất Bắc bởi là vùng đất cung cấp lá dong cùng nhiều thứ đặc sản khác, như: đậu phụ, bánh đa canh, bánh đa quạt… Rượu Hợp Lý cũng là thứ đồ uống có tiếng trong vùng bao năm. Nghề nấu rượu đã trở thành nghề truyền thống ở vùng đất này, là sinh kế cho nhiều gia đình. 

Theo sử sách ghi lại Nữ tướng Lê Chân sinh ngày mùng 8 tháng 2 năm 20 đầu Công nguyên. Bà sinh ở miền biển Quảng Ninh; lập trang ấp, rèn quân binh tại thành phố biển Hải Phòng nhưng lại tuẫn tiết ở miền núi vùng Lạt Sơn (nay là thôn Hồng Sơn, Kim Bảng, Hà Nam).

Mộc Bắc hôm nay có kinh tế phát triển, điều kiện vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Làng quê trù phú, thanh bình, đáng sống - đó là lời khẳng định của đồng chí Phạm Công Sứ, Bí thư Đảng ủy xã Mộc Bắc (thị xã Duy Tiên).

Tôi đã đi khá nhiều làng nghề truyền thống và phát hiện ra rằng, do đặc trưng của mỗi nghề nên ở mỗi làng nghề đều có những nét riêng, từ không gian, nhịp điệu cuộc sống thường nhật, cho đến con người.

Trong ký ức của nhiều người, khoảng hơn chục năm về trước, Phường Lê Hồng Phong là đơn vị khó khăn của thành phố Phủ Lý, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của phường. Trải qua 20 năm xây dựng, phát triển, Phường Lê Hồng Phong hôm nay đã có những đổi thay tích cực trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 

Nón lá vốn là hình ảnh thân thuộc, gần gũi, gắn bó với cuộc sống của người dân vùng nông thôn. Với người dân xóm Giải Tây, thôn Phù Tải, xã An Đổ, Bình Lục (trước là thôn Giải Tây), chiếc nón lá không chỉ là vật dụng dùng để che mưa, che nắng mà còn thể hiện được nét đẹp văn hóa đặc trưng mà bao thế hệ người dân nơi đây luôn mong muốn được gìn giữ, bảo tồn.

Chính thức thành lập năm 2010, 10 năm qua, Đội trống nữ thôn Thư Lâu, xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân luôn nhiệt tình, trách nhiệm tham gia biểu diễn phục vụ bà con nhân dân trong các dịp lễ hội của làng.

Lạc Tràng (phường Quang Trung, TP.Phủ Lý) là vùng đất cổ, nơi có đường thiên lý Bắc Nam đi qua, là đất khoa bảng với nhiều dòng họ nổi tiếng như họ Bạch, họ Vũ. Cũng như nhiều thôn làng khác, Lạc Tràng xưa cũng có những nơi tôn nghiêm để người dân tu tâm dưỡng tính, lánh giữ tu hiền. Đó là 3 ngôi đình của 3 giáp Bắc, Đông, Ngô; chùa Lạc Tràng và đền Mẫu Đình Trường. Trải qua thời gian và bom đạn chiến tranh chỉ còn đền Mẫu Đình Trường còn nguyên vẹn, được UBND tỉnh xếp hạng là Di tích lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật năm 2006.

Ở những nơi khác bánh cuốn thường ăn với chả quế. Chả quạt ăn với bún, thành món bún chả. Riêng ở Phủ Lý, bánh cuốn ăn với chả quạt, tạo thành món đặc sản nổi tiếng gắn liền với vùng đất ngã ba sông.

Xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, nơi nổi danh với những câu ca một thời "Ngọc Lũ người lắm, của nhiều/ Mười ba xóm ở hoa màu biết bao/ Lại xem tài lược giỏi sao/ Đắp đê hộ thủy nơi nào cũng thuê…". Cũng nhờ đi đắp đê hộ thủy mà người Ngọc Lũ vào những năm 1893-1894 đến Như Trác, huyện Lý Nhân gặp được Trống đồng Đông Sơn, loại trống cổ nhất và đẹp nhất, trở thành bảo vật quốc gia. 

Có mặt trên đất Tiên Nội, thị xã Duy Tiên đến nay đã hơn 400 năm, dòng họ Trương là một trong nhiều dòng họ lớn. Kể từ đời Tiến sỹ Trương Minh Lượng, một trong số 18 vị khoa bảng của Hà Nam được ghi danh văn bia tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đến nay dòng họ này đã có thêm 10 đời con cháu, trở thành một trong những dòng họ tiêu biểu ở Duy Tiên.

Trong suốt hành trình 90 năm có Đảng, 90 năm người dân Bồ Đề sống, chiến đấu, lao động và học tập gắn liền với danh phong quê hương tiếng trống cách mạng Bồ Đề, cả vùng đất và con người nơi đây đã không ngừng đổi mới, vượt qua những khó khăn của tự nhiên, của đời sống xã hội để xây dựng và phát triển.

Danh xưng Hà Nam xuất hiện trên bản đồ đất Việt tính đến nay vừa tròn 130 năm (20/10/1890 - 20/10/2020) nhưng truyền thống lịch sử, văn hiến của dải đất núi Đọi - sông Châu thì đã có bề dầy hàng nghìn năm. Nhìn lại những dấu son lịch sử, những trầm tích văn hóa rực rỡ của quê hương, chúng ta càng thêm tự hào, tự tin, thêm kỳ vọng vào bước phát triển đi lên của mảnh đất Hà Nam yêu dấu.

Từ một thị xã nhỏ bé, Phủ Lý bây giờ đã là thành phố, đô thị loại II với những nhà cao tầng san sát, dân cư đông đúc. Nhưng đi trong thành phố hiện đại hôm nay vẫn có thể dễ dàng bắt gặp những nét xưa cũ của vùng đất này còn lưu lại. Đó là những tên địa danh, hàng quán, di tích,… đã gắn liền với sự hình thành, phát triển của Phủ Lý. Giữa các khu nhà khang trang, con đường rộng dài sôi động, những dấu tích xưa cũ như những nốt trầm tạo nét sâu lắng cho Phủ Lý, quyện hòa truyền thống và hiện đại. 

Từ khởi thủy, lịch sử và văn hóa của vùng đất Hà Nam hiện nay gắn kết với châu thổ Bắc Bộ. Là một trong những vùng trầm tích trẻ của miền võng Hà Nội rộng lớn, cho đến nay dấu tích con người tiền sử đầu tiên mới được phát hiện ở hang Chuông, hang Gióng Lở (xã Thanh Nghị, Thanh Liêm) có niên đại trên dưới 5000 năm thuộc hậu kỳ thời đại đồ đá mới, sơ kỳ thời đại đồ đồng.

Ở Phủ Lý, nếu có con phố nào mang dáng dấp phố thị nhất, xưa cũ và bình yên, đó có lẽ là Ngõ Chuối xưa - Phố Hàng Chuối nay.

Năm nào cũng vậy, vào sáng ngày mùng 4 Tết Nguyên đán, tại ngôi đình cổ kính, linh thiêng của làng, Ban khánh tiết đình Điền Xá, xã Văn Xá, huyện Kim Bảng tổ chức trang trọng lễ "lên lão" cho các ông bước sang tuổi 59.

Triển khai thực hiện Quy định số 15-QĐ/TW, ngày 28/8/2006 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về đảng viên làm kinh tế tư nhân (Quy định 15), trên địa bàn huyện Lý Nhân đã xuất hiện nhiều gương đảng viên làm kinh tế giỏi. Phát huy tinh thần tiền phong, gương mẫu, họ không chỉ làm giàu cho bản thân, gia đình mà còn góp phần lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân về sự năng động, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Ở thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân có dòng họ Vũ ngành 3 được nhiều người biết đến bởi có nhiều con cháu học hành thành đạt. 

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy