Quê hương núi Đọi sông Châu

Lần theo những thông tin sử liệu trong cuốn Thần tích, Thần sắc Hà Nam(*), chúng tôi tìm về thị trấn Bình Mỹ (Bình Lục) để tìm lại một miền quê đã từng mang địa danh rất ấn tượng: Cổ Đôi(**). Vượt qua những dãy phố san sát nhà cửa, sầm uất, đông vui nhịp điệu đô thị của khu trung tâm thị trấn huyện lỵ, chúng tôi thật bất ngờ khi miền đất Cổ Đôi xưa dẫu cận kề phố xá vẫn giữ được hầu như vẹn nguyên khung cảnh và phong cách làng quê thuần phác một thời.

Khi chất lượng cuộc sống ngày càng trở nên khá giả, sung túc hơn, nhiều gia đình lại có xu hướng sống hoài cổ, thích sống trong không gian nhà gỗ được chế tác theo kiến trúc cổ xưa. Thú vui này đang góp phần thúc đẩy nghề làm nhà gỗ phát triển tại các địa phương trên địa bàn huyện Lý Nhân.

Sáng 30/11, Hội đồng hương Hà Nam tại Nam Định tổ chức kỷ niệm 25 năm ngày thành lập.

Là 1 trong 20 nhà giáo giáo dục nghề nghiệp xuất sắc tiêu biểu toàn quốc, nhà giáo Vũ Hữu Ý, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề Hà Nam vừa vinh dự được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt, tôn vinh tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022).

Thời gian qua, cấp ủy, lãnh đạo và nhân dân Thôn 3, xã Vũ Bản (Bình Lục) đã triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, tình đoàn kết cộng đồng dân cư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Câu lạc bộ (CLB) cây, đá cảnh là một trong 10 chi hội, CLB của Hội Sinh vật cảnh tỉnh Hà Nam. Sau triển lãm sinh vật cảnh cuối năm 2020 chào  mừng thành công Đại hội đại biểu Hội Sinh vật cảnh tỉnh lần thứ VI và tạm ngưng một năm vì dịch bệnh Covid-19, CLB cây, đá cảnh đã hoạt động sôi động trở lại với triển lãm cây cảnh vừa diễn ra vào đầu tháng 11 năm nay.

Sáng ngày 6/11, tại Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh đã diễn ra Đại hội Đại biểu họ Trần Việt Nam tỉnh Hà Nam lần thứ II, nhiệm kỳ 2022- 2027. Dự Đại hội có các đồng chí: Trần Xuân Lộc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Trần Thị Ngân, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Trần Thu Nguyệt, Phó Chủ tịch họ Trần Việt Nam; đại diện các dòng họ lớn trong tỉnh, họ Trần các tỉnh; các Anh hùng lực lượng vũ trang, Mẹ Việt Nam anh hùng cùng 350 đại biểu chính thức. Đồng chí Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã gửi lẵng hoa chúc mừng.

Nằm bình yên dưới chân núi Cấm, ẩn mình trong vườn trúc cổ, ngày ngày soi bóng bên dòng sông Đáy hiền hòa là đền Trúc (nằm trong Khu du lịch đền Trúc - Ngũ động Thi Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng) nghìn năm tuổi. Từ lâu, nơi đây là điểm du lịch danh thắng, tâm linh được đông đảo du khách xa gần biết đến, tìm về.

Ông Nghè là tên gọi dân gian dành cho nhà khoa bảng dưới thời phong kiến đỗ Tiến sỹ. Ở thị trấn Vĩnh Trụ (huyện Lý Nhân) từ bao đời nay nhân dân vẫn gọi Tiến sỹ Vũ Văn Lý là ông Nghè Vĩnh Trụ.

Ở TP Phủ Lý, có một con đường mang tên Bạch Trà. Có lẽ, nhiều người không biết về cuộc đời và sự nghiệp của Nghệ sỹ Nhân dân (NSND) Bạch Trà, vì nhiều lẽ, trong đó có lý do sân khấu tuồng hiện không còn phát triển rực rỡ như trước đây. Nhưng trong lịch sử sân khấu Việt Nam, bà là người có nhiều đóng góp cho tuồng, chèo cổ.

Thời gian qua, Hội Nữ Doanh nhân Hà Nam luôn đồng hành, chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, kỹ năng quản lý doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nhân, thúc đẩy khát vọng vươn lên của đội ngũ nữ doanh nhân tỉnh.

Tại nội dung thi đấu cự ly 1.500 nữ diễn ra vào ngày 15/10, Nguyễn Khánh Linh (quê Tiên Nội, thị xã Duy Tiên) đã xuất sắc đạt Huy chương Vàng (HCV) khi em về đích với thời gian 4 phút 51 giây. 

Cởi mở, tâm huyết và luôn đau đáu với sự sống còn của làng nghề hơn 700 năm tuổi - đó là cảm nhận đầu tiên của tôi về anh Nguyễn Tiến Quảng, nguyên Chủ tịch hiệp hội lụa Nha Xá (xã Mộc Nam, Duy Tiên), hiện là Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Du lịch sinh thái dệt lụa Hồng Tiến Nha Xá.

Xã Liêm Tuyền chính thức được sáp nhập về thành phố Phủ Lý theo Nghị quyết số 89/NĐ-CP ngày 23/7/2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Duy Tiên, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng để mở rộng thành phố Phủ Lý và thành lập phường thuộc thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Từ một xã thuần nông, hầu hết phòng học, trạm xá xuống cấp, các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở còn hạn chế… Liêm Tuyền hôm nay đã “thay da, đổi thịt”, vững vàng đi lên, gặt hái nhiều thành tựu đáng ghi nhận.

Làng Yên Trạch (Bắc Lý, Lý Nhân) xưa nay nổi tiếng xa gần bởi sự độc đáo trong những lời truyền tụng về tên đất, tên làng, bởi nét đặc sắc, đậm chất lịch sử ẩn chứa trong những lề tục dân gian của hội làng tháng giêng hằng năm.

Những năm qua, mô hình tích tụ ruộng đất thực hiện sản xuất xen canh một vụ lúa, một vụ cá của anh Phạm Văn Nam, thôn Đọi Tam, xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên phát huy hiệu quả tốt. Trừ các khoản chi phí, tính riêng nguồn thu từ lúa đã đạt tới vài trăm triệu/vụ. Để đạt được kết quả trên, anh Nam và gia đình đã phải kiên trì vượt qua nhiều khó khăn, thất bại… Trò chuyện với phóng viên (P.V) Báo Hà Nam,  anh Phạm Văn Nam vui vẻ chia sẻ về quá trình tích tụ ruộng đất, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng với khát vọng làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương. 

Vừa qua, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định và Hồ sơ khoa học hiện vật đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia đợt 11 năm 2022 cho 2 hiện vật của Hà Nam là Trống đồng Tiên Nội I và Bia đá chùa Giầu.

Một xưởng nhỏ được đặt ngay tại nhà, không biển hiệu, nhưng trong đó bày chật cứng những tác phẩm gỗ nghệ thuật. Nhiều nhất là chế tác từ gỗ lũa được lựa chọn kỹ lưỡng. Đó là xưởng chế tác gỗ mỹ nghệ của bác Phạm Đức Hồng, Phường Quang Trung (TP Phủ Lý), nguyên Chủ nhiệm Khoa Chạm khắc gỗ, Trường Cao đẳng nghề công nghệ, kinh tế và chế biến lâm sản (phường Thanh Tuyền, TP Phủ Lý).

Về thăm quê hương cách mạng Lê Hồ (Kim Bảng) vào một ngày thu tháng Tám, cảm nhận sự đổi thay rõ nét ở một làng quê thuần nông xưa.

Về làng Ấp, qua tìm hiểu được biết, sau 2 năm gián đoạn không tổ chức hội làng vì đại dịch Covid -19, năm nay, kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh mùng 2/9 (1945-2022) làng lại tiếp tục mở hội. Tuy chưa đến năm tổ chức lễ rước lớn (rước Bằng có công với nước và Bằng công nhận “Làng văn hóa”) nhưng không khí lễ hội ở làng Ấp những ngày mùa thu tháng tám thật tươi vui và sôi động. Nhà nào cũng treo cờ Tổ quốc trước cổng. Nhà văn hóa nhộn nhịp người ra vào chuẩn bị cho đêm lễ hội… 

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.