Di sản

Tết cổ truyền với nếp sinh hoạt mang đậm bản sắc dân tộc luôn là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam và được gìn giữ, phát huy qua bao thế hệ. Để thế hệ trẻ được trải nghiệm, thêm yêu Tết cổ truyền, văn hóa Việt, nhiều đơn vị văn hóa, cơ sở giáo dục và đặc biệt là các bậc cha mẹ đã ngày càng tạo thêm nhiều không gian, cơ hội để con trẻ tìm hiểu, trải nghiệm, qua đó thêm hiểu, thêm yêu văn hóa Tết xưa.

Đã từ lâu, phong tục chúc Tết và mừng tuổi trở thành một nét văn hóa mỗi dịp đầu năm mới của người Việt Nam. Người ta mừng tuổi nhau cũng là trao nhau những lời chúc tốt đẹp với hy vọng có một năm mới bình an, may mắn.

Nói đến Tết là nói đến sự đoàn tụ sum vầy; nói đến những món ăn truyền thống: bánh chưng, giò mỡ, dưa hành, thịt đông...; nói đến hoa đào, hoa mai thắm sắc... Đặc biệt, Tết đến Xuân về không thể thiếu những lời chúc tốt đẹp thể hiện tình yêu thương, sự gắn kết, sẻ chia và thấu hiểu cùng mong ước chân thành một năm mới bình an, may mắn và hạnh phúc sẽ tới với mọi người, mọi nhà.

Trong văn hóa của người Việt, xông nhà đầu năm là một trong những nghi thức quan trọng dịp Tết. Chính vì vậy mà sau thời điểm giao thừa, “xông đất” đầu năm là tục lệ không thể thiếu, trở thành một nét văn hóa đẹp, với mong ước một năm may mắn, thịnh vượng và phúc lộc thọ toàn.

Đã thành lệ, năm nào cũng vậy, vào đêm giao thừa – thời khắc linh thiêng chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, người dân thôn Cẩm Du, xã Thanh Lưu, huyện Thanh Liêm (nay là tổ dân phố Cẩm Du, thị trấn Tân Thanh, huyện Thanh Liêm) lại tập trung về nơi đình làng để lễ Thánh và xin lửa cầu may. Đây là một trong những tục đẹp có từ hàng trăm năm được người dân Cẩm Du trân trọng, giữ gìn, tiếp nối và phát huy trong suốt những năm qua.

Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nghề làm trống và sản phẩm trống Đọi Tam (Đọi Sơn, Duy Tiên) vẫn luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Trống linh thiêng trong các lễ hội truyền thống; tưng bừng trong ngày hội khao quân, rộn ràng, bay bổng trong đời sống nghệ thuật dân gian; lưu giữ và gợi nhớ bao ký ức học trò mỗi khi tiếng trống trường ngân vang trong lễ khai giảng năm học mới... Nói, nghề làm trống và sản phẩm trống luôn có một giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật nhất định trong lịch sử dân tộc nước nhà, là vậy.

Đối với mỗi gia đình Việt, ngày Tết không chỉ là dịp sum vầy mà còn là ngày để nhớ đến tổ tiên. Trước Tết các gia đình đều lo dọn dẹp phần mộ tổ tiên, mời các cụ về “ăn Tết”. Từ ngày 30 cho đến ngày hóa vàng sau Tết (thường khoảng mùng 3) bàn thờ các gia đình đều “hương tỏ, đỏ đèn” suốt ngày đêm, ngày ba bữa cỗ cúng gia tiên.

Sáng 3/2, trường THCS Trần Phú, thành phố Phủ Lý tổ chức “Ngày hội văn hóa dân gian” với sự tham gia của hàng nghìn học sinh, giáo viên và phụ huynh. Hoạt động đã tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường và xã hội, khơi dậy và phát huy các giá trị truyền thống trong đời sống văn hóa dân tộc đối với học sinh.

Hai cuốn sách tuyển chọn các bài nói, bài viết, bài phát biểu, thư, điện,… tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ba năm (2021 - 2023) triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của đồng chí Tổng Bí thư trên các lĩnh vực, với các ngành, các cấp, các địa phương.

Thiên nhiên dường như luôn có sự lựa chọn phù hợp nhất. Với miền Nam nắng ấm quanh năm, Tết là mùa của hoa mai vàng tươi rực rỡ đua chen với nắng. Miền Bắc, Tết là mùa lạnh, nên có lẽ thế mà tự nhiên đã ưu ái ban tặng hoa đào. Màu sắc hồng tươi rực rỡ của hoa đào như làm cho đất trời u ám mùa đông bừng lên sắc mới, mang đến cảm giác hào hứng, phấn khởi của thời điểm đầu Xuân năm mới.

Trong không khí tưng bừng chào đón xuân mới, thiết thực kỷ niệm 94 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, sáng ngày 1/2, tại Nhà văn hóa xã Hoàng Tây, huyện Kim Bảng, Hội Nhà báo tỉnh Hà Nam phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Kim Bảng tổ chức khai mạc Trưng bày báo Tết, báo Xuân Giáp Thìn 2024.

Nhân dịp Tết Giáp Thìn 2024, sáng 31/1, Đoàn công tác của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Nam do Hòa thượng Thích Thanh Quyết - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Giáo dục Phật giáo Tư, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Nam làm trưởng đoàn cùng các quý thượng tọa, quý đại đức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Nam đã có buổi thăm và chúc Tết tỉnh.

Sáng 31/1, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề " Dấu ấn thời bao cấp của nhân dân Hà Nam” và tái hiện không gian văn hoá chợ quê ngày tết xưa cùng các hoạt động trải nhiệm văn hoá, các trò chơi dân gian dân tộc.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 11/CĐ-TTg ngày 30/1/2024 về việc bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.

Theo quan niệm dân gian, ông Công ông Táo là các vị thần cai quản đất đai và việc bếp núc của mỗi gia đình. Hằng năm, cứ đúng ngày 23 tháng Chạp ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên trời để trình báo với Ngọc Hoàng những việc lớn nhỏ đã xảy ra ở dưới hạ giới trong năm qua. Đồng thời, cầu xin Ngọc Hoàng ban nhiều phúc lộc, may mắn, thuận lợi, bình an... cho gia đình gia chủ trong năm mới

Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, chiều 30/1, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Thanh Liêm tổ chức hội nghị gặp mặt các vị chức sắc đại diện các tôn giáo trên địa bàn huyện.

Những câu chuyện kinh tế, văn hóa, xã hội... trong năm qua được thể hiện lại qua lăng kính châm biếm, hài hước của “Gặp nhau cuối năm – Táo quân 2024” nhưng với một diện mạo mới và những gương mặt mới. Những nghệ sĩ quen thuộc như Xuân Bắc, Vân Dung, Chí Trung, Tự Long… sẽ không còn ở vai trò các Táo như những năm trước.

Được thành lập từ tháng 4/2023, Thư viện đọc sách ngày chủ nhật tại thôn Nguyễn Phú, xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm là nơi để nhân dân trong và ngoài thôn, đặc biệt là các em thiếu thi đến tìm đọc và mượn sách miễn phí. Không chỉ là nơi cung cấp tài liệu, sách, truyện… để tham khảo, giải trí, Thư viện đọc sách ngày chủ nhật đã trở thành “đốm lửa”, nhen nhóm thành “ngọn lửa” phong trào đọc sách, xây dựng thành thói quen đọc sách trong mỗi người dân nơi đây.

Qua nhiều lần khảo sát, nghiên cứu văn hóa khu vực núi Đọi, chùa Đọi và lễ hội Tịch điền, PGS-TS Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu di sản văn hóa cho rằng “Đọi Sơn là một hòn núi thấp, như cô đơn, đột ngột nổi lên giữa một vùng nông nghiệp mênh mông, nó như một trục vũ trụ hút sinh khí của trời Cha, truyền vào lòng đất Mẹ sinh sôi, nối trời với đất. Nếu không có núi Đọi không có Tịch điền ở đây đâu!”

Nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân đón tết, vui xuân Giáp Thìn 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) sẽ tổ chức nhiều hoạt động dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy