Di sản

Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ kỳ họp lần thứ 42 Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Chủ tịch đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Sáng 7/11, UBND thị xã Duy Tiên khai mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng, tuyên truyền giới thiệu Bộ Quy tắc ứng xử trên địa bàn. Dự Khai mạc có lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, lãnh đạo các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, Thị ủy, UBND thị xã; lãnh đạo trung tâm văn hóa – thông tin các huyện, thành phố, thị xã. Tham gia liên hoan có gần 500 hạt nhân tiêu biểu là các nhạc công, ca sỹ, diễn viên, tuyên truyền viên không chuyên của 16 đoàn nghệ thuật quần chúng các xã, phường trên địa bàn thị xã.

Đình Bùi, thôn Bùi Nguyễn, xã Trịnh Xá, thành phố Phủ Lý được xây dựng trên một khu đất cao rộng; nằm bình yên, trầm mặc dưới bóng mát của những gốc đa cổ thụ. Xưa kia, cạnh đình là bến Bùi bên dòng sông Ngô Xá nối với dòng sông Châu. Trên bến Bùi là chợ Bùi họp vào các ngày mùng 2, mùng 4, mùng 7, mùng 9, 12, 14, 17, 19, 22, 24, 27, 29 hàng tháng. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, ngày phiên chợ, thuyền về buôn bán đậu chật bến sông. Chợ Bùi đông vui, sầm uất, tấp nập cảnh người bán người mua hết sức nhộn nhịp. Nằm gần bến sông, gần ngay chợ Bùi, nhưng đình Bùi luôn giữ được vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng; được người dân trong vùng, quanh vùng, người tới bán buôn đều một lòng thành kính thờ phụng.

Sau 2 ngày (3 – 4/11) tổ chức, Hội thảo Thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học (KCH) lần thứ 58, năm 2023 đã kết thúc tốt đẹp.

Sáng 02/11, tại Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc (Kim Bảng, Hà Nam), Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Hà Nam tổ chức Hội thảo khoa học Thông báo Khảo cổ học toàn quốc lần thứ 58.

Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch Hiệp hội Dệt lụa Nha Xá dẫn chúng tôi đi thăm làng, vừa đi vừa xuýt xoa: “Nếu 5 năm về trước, nơi đây có khoảng gần 20 căn nhà cổ mang dáng dấp kiến trúc Pháp, nhưng bây giờ chỉ còn rất ít. Tuy nhiên, những căn nhà cao tầng, căn biệt thự mới hiện đại cũng đã được xây dựng, tạo nên không gian làng vừa hiện đại, vừa cổ kính cho Nha Xá...”.

Hà Nam là vùng đất có nhiều di sản văn hóa phi vật thể phong phú và độc đáo. Đó là những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội và nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian…, phần nào thể hiện bản sắc văn hóa và sự sáng tạo của người dân Hà Nam. Nhưng qua thời gian và sự biến thiên của lịch sử, nhiều di sản văn hóa phi vật thể dần mai một và mất đi. Thật may, vẫn còn một số người nặng lòng với vốn văn hóa dân gian cổ truyền, ngày đêm miệt mài sưu tầm và phục hồi lại những giá trị xưa cũ ấy. Nhờ đó, đến nay Hà Nam đã có 12 di sản được ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia và nhiều di sản đang được nghiên cứu để đề nghị ghi danh Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia thời gian tới.

Bộ Tài chính yêu cầu UBND địa phương trên cả nước kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại di tích lịch sử-văn hóa. Thời kỳ kiểm tra năm 2023 và báo cáo kết quả trước ngày 31/3/2024.

Quần thể di tích và danh thắng thờ Nữ tướng Lê Chân hay còn gọi theo địa danh lịch sử là Căn cứ địa Lạt Sơn, nơi ghi dấu ấn lịch sử về hoạt động của Chưởng quản binh quyền Lê Chân, đồng thời cũng là nơi Nữ tướng hy sinh. Khi cuộc chiến chống quân xâm lược Đông Hán rơi vào thế nguy cấp, Nữ tướng Lê Chân tiếp tục cùng thủy binh xuôi về nam đồng bằng sông Hồng đã chọn vùng rừng núi hiểm trở Lạt Sơn để làm căn cứ phòng thủ chặn quân thù Đông Hán. Nơi đây có vị trí hiểm yếu, lưng tựa vào dãy núi hình cánh cung ở phía Tây chạy từ Bắc xuống Nam; trước mặt, phía Đông là sông Đáy, sông Ngân như hai hào nước, tiến có thể đánh, lui có thể giữ, đầu cuối hô ứng lẫn nhau. Trận địa phòng thủ được xây dựng ở các thung lũng trước núi, ở các hang động và các đồi đất lẫn đá kéo dài khoảng 7 km từ Bắc xuống Nam. Các tên thung, núi đồi và ký ức dân gian, mặc dù đã trải qua gần 2.000 năm vẫn giúp đời sau hình dung được những nét cơ bản về căn cứ và những trận đánh cuối cùng của bà Lê Chân. Mang trong mình nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và khảo cổ học, vùng Căn cứ địa Lạt Sơn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra Quyết định xếp hạng Di tích cấp quốc gia loại hình lưu niệm sự kiện.

Sáng 28/10, UBND huyện Lý Nhân đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng cấp Quốc gia Mộ và Khu lưu niệm nhà văn, liệt sĩ Nam Cao.

Đình Lãm (tổ dân phố Lãm, thị trấn Tân Thanh, huyện Thanh Liêm) tọa lạc phía Đông của tổ phố, mặt quay hướng Đông Nam nhìn ra cánh đồng rộng thoáng, trên thế đất “tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ”. Phía Đông đình có sông Kinh Thủy bắt nguồn từ hồ Bầu Cừu chảy uốn lượn qua trước đình, phía Tây đình có núi Hang, núi Tháp; phía Bắc là núi Cõi, núi Đò. Theo các nguồn tư liệu hiện còn lưu giữ tại di tích và Bảo tàng tỉnh cũng như qua lời kể của các vị cao tuổi tại địa phương thì tổ dân phố Lãm lập thờ 5 vị thần bao gồm: 3 vị thờ tại đình làng là Đức Bình Thiên Đại vương; Hồng Mai Công chúa; Đức Bản Cảnh và 2 vị thờ ở miếu là Sơn Tinh Công chúa (miếu Cửa Hang), Bạch Hoa Công chúa (miếu Cửa Chùa). Đây đều là những vị thần có công với dân với nước thời kỳ đầu dựng nước.

Sáng ngày 25/10, huyện Bình Lục khánh thành, đưa vào sử dụng Nhà Truyền thống huyện. Tới dự có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, lãnh đạo huyện, Bảo tàng tỉnh, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể huyện, lãnh đạo các xã, thị trấn trên địa bàn.

Giữa tháng 10, trong tiết trời thu nắng vàng nhẹ, gió heo may dịu mát thổi từng cơn, hương lúa mùa vẫn còn thơm ngát trên những con đường sau mùa thu hoạch, chúng tôi có dịp tới thăm Từ đường nhà thơ Nguyễn Khuyến, ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục.

Dịp 20/10 năm nay Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường Minh Khai, thành phố Phủ Lý tổ chức Hội thi “Duyên dáng áo dài qua ảnh” trên trang fanpage của hội. Đông đảo hội viên là cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan của phường, hội viên sinh sống trên địa bàn đã tham gia cuộc thi. Những bức ảnh đăng lên được nhiều bạn bè và người chơi facebook vào like, thả tim, chia sẻ, trầm trồ khen ngợi. Trong trang phục áo dài truyền thống, dù nhiều tuổi hay ít tuổi, chị em nào cũng nền nã dịu dàng.

Vừa qua, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam tổ chức trưng bày Triển lãm tranh cổ động toàn quốc tuyên truyền văn hóa ứng xử, đạo đức, lối sống, con người Việt Nam; thực hiện nếp sống văn minh, đời sống văn hóa lành mạnh và Kỷ niệm 133 năm ngày thành lập tỉnh Hà Nam (20/10/1890 – 20/10/2023). Triển lãm được tổ chức quy mô, thu hút sự tham gia của đông đảo các họa sĩ chuyên, không chuyên trong cả nước. Thông qua các tác phẩm trưng bày tại triển lãm, những thông điệp tích cực về lối sống văn hóa cũng như những thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Hà Nam đã được tuyên truyền rộng rãi tới người dân địa phương.

Theo cuốn Thần tích Thần sắc Hà Nam, các di tích thờ Trần Hưng Đạo phổ biến ở xứ Nam và xứ Đông Bắc Bộ, trong đó các di tích nổi tiếng, như: đền Cố Trạch (nằm trong quần thể các đền thờ nhà Trần tại phường Lộc Vượng, TP Nam Định (Nam Định); đền Trần Thương, Xã Trần Hưng Đạo, Lý Nhân (Hà Nam); đền Kiếp Bạc, Xã Hưng Đạo, TP Chí Linh (Hải Dương) và đền Thánh (nằm trong khu đền thờ và lăng mộ các vua Trần ở xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, Thái Bình). Đây đều là các di tích cấp quốc gia đặc biệt. Các di tích thờ Trần Hưng Đạo cùng gia quyến và các bộ tướng của ông chính là nhằm tưởng nhớ công ơn trừ giặc, cứu dân, cứu nước của cha ông; thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Nhưng khác với các vị phúc thần, những anh hùng dân tộc khác, Trần Hưng Đạo còn được thờ như vị thần chủ của một dòng tín ngưỡng khác - thờ Đức Thánh Cha. Trong tâm thức dân gian, Đức Thánh Trần – Đức Thánh Cha đáp ứng nhu cầu tâm linh bình dị của muôn dân. Ngoài cầu mùa, người dân còn cầu tài, cầu lộc, cầu phúc, cầu an. Để những điều cầu thành hiện thực, người dân tin rằng phải có một sức mạnh siêu phàm giúp đỡ và Đức Thánh Trần là vị tướng tài ba, người sau khi mất hiển Thánh, được mọi người tin tưởng gửi gắm.

Tối 21/10, Hội Sinh vật cảnh (SVC) tỉnh Hà Nam tổ chức lễ khai mạc Triển lãm SVC tỉnh Hà Nam lần thứ IV và kỷ niệm 15 năm thành lập Câu lạc bộ (CLB) Cây cảnh nghệ thuật Hà Nam.

Đó là chủ đề Hội thảo khoa học do Tỉnh ủy Vĩnh Phúc phối hợp cùng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức sáng nay (21/10). Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng Ban Tuyên Giáo trung ương; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Kinh tế Việt Nam; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng viện văn hóa nghệ thuật quốc gia; đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương; các nhà khoa học...

Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" nhằm xây dựng một bộ ảnh đẹp, tiêu biểu, đặc sắc về 54 dân tộc Việt Nam phục vụ cho công tác giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá của nhà nước trong các dịp lễ hội, các sự kiện lớn, các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật trong và ngoài nước.

Sau thời gian dài lên ý tưởng và chuẩn bị, photo booth của sự kiện “Nhật ký 20 – 2023: INFINITY” đã chính thức ra mắt sinh viên trường Báo. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào tân sinh viên K43 Khoa Kinh tế chính trị, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.