kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Di sản

Di sản

Xã hội ngày càng hiện đại, nghi thức, nghi lễ cũng có những thay đổi nhất định nhưng trong sâu thẳm tâm thức người Việt, Tết Nguyên đán vẫn luôn chứa đựng đầy đủ nhất những giá trị thiêng liêng, là di sản văn hoá hàng đầu, mang đậm cốt cách và tinh thần dân tộc, cần được bảo tồn, phát huy và lan tỏa.

Quần thể danh thắng Tam Chúc nằm trên địa phận thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng. Cách đây trên 10.000 năm vùng đất này đã có người Việt cổ đến cư trú và khai phá. Các di chỉ, hiện vật mang những nét đặc trưng của văn hóa Hòa Bình, văn hoá Đông Sơn và các hiện vật thời kỳ Đông Hán, Tuỳ - Đường sang Lý - Trần được tìm thấy trên vùng đất này đã chứng tỏ điều đó. Vùng đất này còn gắn với các các vị thần, Phật, quân vương như Đinh Tiên Hoàng, Lý Quốc Sư, Trần Nhân Tông cùng những lễ hội độc đáo. Mang trong mình nhiều lớp trầm tích về lịch sử, văn hóa, từ những xóm núi heo hút xưa, Ba Sao đã trở thành thị trấn và đang ngày càng vươn mình phát triển, đặc biệt với thế mạnh du lịch khi nơi đây hiện hữu ngôi chùa kỳ vĩ, công trình thế kỷ của văn hóa tâm linh Phật giáo Việt Nam và thế giới cùng các ngôi cổ tự có từ ngàn năm thờ Phật và những người có công với dân với nước.

Chèo là nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam do những nghệ sỹ nông dân và các nho sỹ bình dân đồng sáng tạo. Sự tồn tại và phát triển của chèo gắn liền với đời sống của nhân dân. Trong bối cảnh sân khấu truyền thống gặp khó khăn về nhiều mặt, việc đưa chèo đến gần nhân dân bằng các hình thức khác nhau cũng là cách tạo mở con đường để chèo tiếp tục đi sâu vào đời sống, thấm sâu vào tinh thần nhân dân.

Nhắc đến Liễu Đôi, Liêm Túc đất vật nổi tiếng một vùng xưa nay, tôi cứ nhớ mãi lời tâm sự của một nhà nghiên cứu nguyên là cán bộ Sở Văn hóa-Thông tin thời còn tỉnh hợp nhất Hà Nam Ninh, rằng: Bao năm từ Nam Định về dự hội Liễu Đôi(*) vẫn cứ phải dắt xe đạp trên chiếc cầu làm bằng thanh ray đường sắt (có tên cầu Đen) bắc qua con sông nhỏ nối La Sơn (Bình Lục) sang Liêm Túc (Thanh Liêm). Lại nữa, khi có chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục, nước sạch nông thôn (của Tổ chức viện trợ phi chính phủ Plan), Liêm Túc là một trong những xã nghèo được ưu tiên hỗ trợ xây trường, khoan giếng khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt…

Tết cổ truyền với nếp sinh hoạt mang đậm bản sắc dân tộc luôn là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam và được gìn giữ, phát huy qua bao thế hệ. Để thế hệ trẻ được trải nghiệm, thêm yêu Tết cổ truyền, văn hóa Việt, nhiều đơn vị văn hóa, cơ sở giáo dục và đặc biệt là các bậc cha mẹ đã ngày càng tạo thêm nhiều không gian, cơ hội để con trẻ tìm hiểu, trải nghiệm, qua đó thêm hiểu, thêm yêu văn hóa Tết xưa.

Đã từ lâu, phong tục chúc Tết và mừng tuổi trở thành một nét văn hóa mỗi dịp đầu năm mới của người Việt Nam. Người ta mừng tuổi nhau cũng là trao nhau những lời chúc tốt đẹp với hy vọng có một năm mới bình an, may mắn.

Nói đến Tết là nói đến sự đoàn tụ sum vầy; nói đến những món ăn truyền thống: bánh chưng, giò mỡ, dưa hành, thịt đông...; nói đến hoa đào, hoa mai thắm sắc... Đặc biệt, Tết đến Xuân về không thể thiếu những lời chúc tốt đẹp thể hiện tình yêu thương, sự gắn kết, sẻ chia và thấu hiểu cùng mong ước chân thành một năm mới bình an, may mắn và hạnh phúc sẽ tới với mọi người, mọi nhà.

Trong văn hóa của người Việt, xông nhà đầu năm là một trong những nghi thức quan trọng dịp Tết. Chính vì vậy mà sau thời điểm giao thừa, “xông đất” đầu năm là tục lệ không thể thiếu, trở thành một nét văn hóa đẹp, với mong ước một năm may mắn, thịnh vượng và phúc lộc thọ toàn.

Đã thành lệ, năm nào cũng vậy, vào đêm giao thừa – thời khắc linh thiêng chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, người dân thôn Cẩm Du, xã Thanh Lưu, huyện Thanh Liêm (nay là tổ dân phố Cẩm Du, thị trấn Tân Thanh, huyện Thanh Liêm) lại tập trung về nơi đình làng để lễ Thánh và xin lửa cầu may. Đây là một trong những tục đẹp có từ hàng trăm năm được người dân Cẩm Du trân trọng, giữ gìn, tiếp nối và phát huy trong suốt những năm qua.

Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nghề làm trống và sản phẩm trống Đọi Tam (Đọi Sơn, Duy Tiên) vẫn luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Trống linh thiêng trong các lễ hội truyền thống; tưng bừng trong ngày hội khao quân, rộn ràng, bay bổng trong đời sống nghệ thuật dân gian; lưu giữ và gợi nhớ bao ký ức học trò mỗi khi tiếng trống trường ngân vang trong lễ khai giảng năm học mới... Nói, nghề làm trống và sản phẩm trống luôn có một giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật nhất định trong lịch sử dân tộc nước nhà, là vậy.

Đối với mỗi gia đình Việt, ngày Tết không chỉ là dịp sum vầy mà còn là ngày để nhớ đến tổ tiên. Trước Tết các gia đình đều lo dọn dẹp phần mộ tổ tiên, mời các cụ về “ăn Tết”. Từ ngày 30 cho đến ngày hóa vàng sau Tết (thường khoảng mùng 3) bàn thờ các gia đình đều “hương tỏ, đỏ đèn” suốt ngày đêm, ngày ba bữa cỗ cúng gia tiên.

Sáng 3/2, trường THCS Trần Phú, thành phố Phủ Lý tổ chức “Ngày hội văn hóa dân gian” với sự tham gia của hàng nghìn học sinh, giáo viên và phụ huynh. Hoạt động đã tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường và xã hội, khơi dậy và phát huy các giá trị truyền thống trong đời sống văn hóa dân tộc đối với học sinh.

Hai cuốn sách tuyển chọn các bài nói, bài viết, bài phát biểu, thư, điện,… tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ba năm (2021 - 2023) triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của đồng chí Tổng Bí thư trên các lĩnh vực, với các ngành, các cấp, các địa phương.

Thiên nhiên dường như luôn có sự lựa chọn phù hợp nhất. Với miền Nam nắng ấm quanh năm, Tết là mùa của hoa mai vàng tươi rực rỡ đua chen với nắng. Miền Bắc, Tết là mùa lạnh, nên có lẽ thế mà tự nhiên đã ưu ái ban tặng hoa đào. Màu sắc hồng tươi rực rỡ của hoa đào như làm cho đất trời u ám mùa đông bừng lên sắc mới, mang đến cảm giác hào hứng, phấn khởi của thời điểm đầu Xuân năm mới.

Trong không khí tưng bừng chào đón xuân mới, thiết thực kỷ niệm 94 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, sáng ngày 1/2, tại Nhà văn hóa xã Hoàng Tây, huyện Kim Bảng, Hội Nhà báo tỉnh Hà Nam phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Kim Bảng tổ chức khai mạc Trưng bày báo Tết, báo Xuân Giáp Thìn 2024.

Nhân dịp Tết Giáp Thìn 2024, sáng 31/1, Đoàn công tác của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Nam do Hòa thượng Thích Thanh Quyết - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Giáo dục Phật giáo Tư, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Nam làm trưởng đoàn cùng các quý thượng tọa, quý đại đức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Nam đã có buổi thăm và chúc Tết tỉnh.

Sáng 31/1, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề " Dấu ấn thời bao cấp của nhân dân Hà Nam” và tái hiện không gian văn hoá chợ quê ngày tết xưa cùng các hoạt động trải nhiệm văn hoá, các trò chơi dân gian dân tộc.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 11/CĐ-TTg ngày 30/1/2024 về việc bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.

Theo quan niệm dân gian, ông Công ông Táo là các vị thần cai quản đất đai và việc bếp núc của mỗi gia đình. Hằng năm, cứ đúng ngày 23 tháng Chạp ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên trời để trình báo với Ngọc Hoàng những việc lớn nhỏ đã xảy ra ở dưới hạ giới trong năm qua. Đồng thời, cầu xin Ngọc Hoàng ban nhiều phúc lộc, may mắn, thuận lợi, bình an... cho gia đình gia chủ trong năm mới

Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, chiều 30/1, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Thanh Liêm tổ chức hội nghị gặp mặt các vị chức sắc đại diện các tôn giáo trên địa bàn huyện.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy