Di sản

Những năm qua, các địa phương trong tỉnh luôn quan tâm thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; trong đó, việc thực hiện các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang đã đạt được kết quả tích cực và từng bước đi vào nền nếp. Kết quả xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước thể hiện rõ ở các mặt: ý thức của nhân dân trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước được nâng lên rõ rệt; an ninh chính trị được giữ vững; công tác đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội, như nghiện hút, cờ bạc... cũng như thực hiện quy định không sử dụng và hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang đã đem lại hiệu quả thiết thực.

Trong khuôn khổ của Lễ hội Thiết kế và sáng tạo Hà Nội 2023, tại khu triển lãm Ẩm thực thuộc chiến dịch “Món ăn của tôi, Bản sắc của tôi - Việt Nam ơi” (Nhà máy xe lửa Gia Lâm, Hà Nội) Công ty truyền thông Megalink phối hợp cùng Hội Truyền thông Thành phố Hà Nội, Liên chi hội đầu bếp Việt Nam và các đối tác liên quan đã công bố website www.tasteofvietnam.vn quảng bá ẩm thực Việt Nam.

So với cả nước, Hà Nam là tỉnh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung và hàm chứa nhiều giá trị đặc sắc. Những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích, trên cơ sở Luật Di sản văn hóa, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) đã tổ chức nhiều hoạt động chuyên ngành, trong đó có việc xếp hạng di tích, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; bảo vệ di vật, cổ vật; xã hội hóa tu bổ, tôn tạo di tích để phát huy hiệu quả các giá trị của di tích.

Sau hàng trăm năm tồn tại, mộc bản chùa Tế Xuyên, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân đã thu hút sự chú ý của những nhà nghiên cứu và quản lý văn hóa địa phương. Với trên 1.550 bản khắc gỗ, được gìn giữ trong kho sách của chùa, mộc bản không chỉ là vật chứng ghi dấu một thời kỳ tồn tại và chấp nhiệm vai trò truyền bá Phật pháp, mà còn là một di sản vô giá để hậu thế bảo tồn và lưu giữ bởi những tinh hoa văn hóa hội tụ trong từng bản khắc gỗ.

Tối 22/11, tại Khu di tích, di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội, Trung tâm UNESCO Phát triển Văn hóa và Thể thao (Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam) cùng Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp tổ chức khai mạc “Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần IV - 2023”.

Xác định, văn hóa chính là tấm gương phản chiếu đời sống và nếp sống của một cộng đồng, những năm qua, cùng với các giải pháp chiến lược về phát triển kinh tế, Thanh Liêm đã đặc biệt quan tâm đầu tư cho phát triển văn hóa. Theo đó, hệ thống thiết chế văn hóa từng bước được nâng cấp, sửa chữa và xây mới cơ bản đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của người dân. Bức tranh kinh tế - xã hội ở Thanh Liêm vì thế ngày càng khởi sắc.

Hội thi “Dân vận khéo” trong LLVT tỉnh vừa được tổ chức thành công đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong đông đảo cán bộ, chiến sĩ và nhân dân. Tham gia hội thi, các đội tuyển đã thể hiện những màn trình diễn sinh động, hấp dẫn, phản ánh thực tiễn công tác dân vận ở đơn vị, địa phương nơi đóng quân, góp phần vun đắp tình cảm quân - dân ngày thêm gắn bó, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc.

Sáng 15/11, Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) tỉnh tổ chức Tổng kết phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2018-2023; Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 122/2018/NĐ-CP và triển khai Nghị định 61/2023/NĐ-CP của Chính phủ.

Nhạc sỹ Văn Cao (1923 - 1995) - tác giả của Quốc ca Việt Nam là một nghệ sỹ bậc thầy trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật: âm nhạc, thơ ca, hội họa.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định số 3411/QĐ-BVHTT&DL và 3408/QĐ-BVHTT&DL về công bố Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia với Múa hát Lải Lèn (xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân) và Hát Trống quân Liêm Thuận (xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm).

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, “Nghệ thuật trình diễn dân gian, Tri thức dân gian Vovinam - Việt Võ Đạo Thành phố Hồ Chí Minh” chính thức được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Châu bản triều Nguyễn còn lại hiện nay gồm hơn 86.000 văn bản gốc của 11 triều vua nhà Nguyễn, trong đó có 10 vị vua để lại bút tích phê duyệt bằng mực son trên văn bản. Lễ khai mạc không gian trưng bày “Châu bản triều Nguyễn - Ký ức một triều đại” sẽ diễn ra vào 17h ngày 17/11 tại Hà Nội.

Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ kỳ họp lần thứ 42 Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Chủ tịch đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Sáng 7/11, UBND thị xã Duy Tiên khai mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng, tuyên truyền giới thiệu Bộ Quy tắc ứng xử trên địa bàn. Dự Khai mạc có lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, lãnh đạo các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, Thị ủy, UBND thị xã; lãnh đạo trung tâm văn hóa – thông tin các huyện, thành phố, thị xã. Tham gia liên hoan có gần 500 hạt nhân tiêu biểu là các nhạc công, ca sỹ, diễn viên, tuyên truyền viên không chuyên của 16 đoàn nghệ thuật quần chúng các xã, phường trên địa bàn thị xã.

Đình Bùi, thôn Bùi Nguyễn, xã Trịnh Xá, thành phố Phủ Lý được xây dựng trên một khu đất cao rộng; nằm bình yên, trầm mặc dưới bóng mát của những gốc đa cổ thụ. Xưa kia, cạnh đình là bến Bùi bên dòng sông Ngô Xá nối với dòng sông Châu. Trên bến Bùi là chợ Bùi họp vào các ngày mùng 2, mùng 4, mùng 7, mùng 9, 12, 14, 17, 19, 22, 24, 27, 29 hàng tháng. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, ngày phiên chợ, thuyền về buôn bán đậu chật bến sông. Chợ Bùi đông vui, sầm uất, tấp nập cảnh người bán người mua hết sức nhộn nhịp. Nằm gần bến sông, gần ngay chợ Bùi, nhưng đình Bùi luôn giữ được vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng; được người dân trong vùng, quanh vùng, người tới bán buôn đều một lòng thành kính thờ phụng.

Sau 2 ngày (3 – 4/11) tổ chức, Hội thảo Thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học (KCH) lần thứ 58, năm 2023 đã kết thúc tốt đẹp.

Sáng 02/11, tại Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc (Kim Bảng, Hà Nam), Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Hà Nam tổ chức Hội thảo khoa học Thông báo Khảo cổ học toàn quốc lần thứ 58.

Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch Hiệp hội Dệt lụa Nha Xá dẫn chúng tôi đi thăm làng, vừa đi vừa xuýt xoa: “Nếu 5 năm về trước, nơi đây có khoảng gần 20 căn nhà cổ mang dáng dấp kiến trúc Pháp, nhưng bây giờ chỉ còn rất ít. Tuy nhiên, những căn nhà cao tầng, căn biệt thự mới hiện đại cũng đã được xây dựng, tạo nên không gian làng vừa hiện đại, vừa cổ kính cho Nha Xá...”.

Hà Nam là vùng đất có nhiều di sản văn hóa phi vật thể phong phú và độc đáo. Đó là những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội và nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian…, phần nào thể hiện bản sắc văn hóa và sự sáng tạo của người dân Hà Nam. Nhưng qua thời gian và sự biến thiên của lịch sử, nhiều di sản văn hóa phi vật thể dần mai một và mất đi. Thật may, vẫn còn một số người nặng lòng với vốn văn hóa dân gian cổ truyền, ngày đêm miệt mài sưu tầm và phục hồi lại những giá trị xưa cũ ấy. Nhờ đó, đến nay Hà Nam đã có 12 di sản được ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia và nhiều di sản đang được nghiên cứu để đề nghị ghi danh Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia thời gian tới.

Bộ Tài chính yêu cầu UBND địa phương trên cả nước kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại di tích lịch sử-văn hóa. Thời kỳ kiểm tra năm 2023 và báo cáo kết quả trước ngày 31/3/2024.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy