Văn hóa

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật Điện Biên Phủ - Bản hùng ca vọng mãi

Tối 7/5, tại Quảng trường thành phố Vĩnh Long, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long tổ chức Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) với chủ đề “Điện Biên Phủ - Bản hùng ca vọng mãi”.

Chiều 7/5, Trung tâm học tập cộng đồng xã Thanh Hương (huyện Thanh Liêm) tổ chức điểm hội nghị “Chuyên đề Phát triển văn hóa đọc gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng” nhân dịp hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024.

Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/05/1954-07/05/2024), chúng tôi có dịp được thăm quan một số điểm di tích tại quần thể di tích lịch sử trong lòng thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên với thật nhiều cảm xúc. Thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - một công trình văn hoá có kiến trúc độc đáo giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Chiến thắng của tình đoàn kết quân – dân, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc.

Hùng tráng, kỳ vĩ và đầy cảm xúc tự hào, đó là cảm nhận của chúng tôi khi đứng trước bức tranh Panorama tái hiện Chiến dịch Điện Biên Phủ mới được hoàn thiện tại tầng 2 của Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ (TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên). Bức tranh được vẽ bằng chất liệu sơn dầu, bố cục hình tròn, dài 132m, cao 20,5m, đường kính 42m; tổng diện tích là 3.225m2, với sự tham gia của hơn 200 họa sĩ đã được trao giải Nhất Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2022.

Trong số những ca khúc thuộc nền âm nhạc cách mạng Việt Nam có liên quan đến các sự kiện, thời khắc lịch sử quan trọng của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, ca khúc “Chiến thắng Điện Biên” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận (*) được rất nhiều công chúng yêu âm nhạc biết đến, yêu thích và thuộc nằm lòng.

Sáng 6/5, Hội đồng Đội Trung ương, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thiếu nhi Việt Nam đã phát động cuộc thi vẽ tranh cho thiếu nhi “Ngày hội sắc màu” năm 2024.

Cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là chương trình quy mô lớn, với ê kip thực hiện khoảng 500 người và sự tham gia của khoảng 1.000 diễn viên chuyên nghiệp, không chuyên trực tiếp biểu diễn tại 5 điểm cầu nhằm tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tối 4/5, tại Nhà thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Hà Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) phối hợp với Trường Phổ thông liên cấp FPT Hà Nam tổ chức vòng Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm tài năng – Fschool Talent Show Hà Nam 2024.

Nhạc sĩ Khắc Hiển (ảnh), có bút danh là Quế Sơn, sinh ra và lớn lên tại vùng quê chiêm trũng, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam - quê hương cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến; hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hà Nam. Mặc dù sinh ra trong gia đình không có truyền thống làm nghệ thuật, nhưng tình yêu âm nhạc dường như đã ngấm vào máu thịt của anh. Từ khi còn nhỏ, Khắc Hiển đã thích nghe các làn điệu dân ca, lớn lên trong lời ru của mẹ và những bài đồng dao thơ ấu với biết bao ấp ủ, hoài bão.

Đền Trần Thương (xã Nhân Đạo cũ, huyện Lý Nhân) thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng gia quyến và các Bộ tướng. Tương truyền, ngôi đền được xây dựng trên nền kho lương chính (trong 6 kho) mà Trần Hưng Đạo cho lập trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông lần thứ 2 (1285).

Chỉ còn 2 ngày nữa, vòng Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng FSchool Talent Show Hà Nam 2024 sẽ diễn ra. BTC đã hé lộ những hình ảnh hoành tráng của sân khấu và đặc biệt là dàn Ban Giám khảo, khách mời “cực khủng” sẽ góp mặt tại đêm chung kết. Đêm thi hứa hẹn sẽ mang tới những tiết mục hấp dẫn, gay cấn và tìm ra chủ nhân xứng đáng cho ngôi vị Quán quân.

Đình Cống, tổ dân phố Bình Nam, thị trấn Bình Mỹ, huyện Bình Lục (trước kia là làng Thượng Thọ, xã Mỹ Thọ, Tổng Bồ Xá, huyện Bình Lục) được xây dựng từ thế kỷ 17, thờ Thạch Sùng Hiển Quốc Đại Vương (tức Thạch Sùng Đại Vương) và Quý Minh Công Chúa (còn gọi là Linh Tế Quý Minh). Đây là những vị thần có công với dân với nước được nhân dân biết ơn, kính trọng và thờ phụng.

Hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nay là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh”, những năm qua, xã Bồ Đề (Bình Lục) đã cụ thể hóa bằng những hoạt động thiết thực, hiệu quả. Qua đó, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Do nhiều nguyên nhân mà đến nay nghệ thuật múa rối (rối nước, rối cạn) trên đất Hà Nam đã mai một, thất truyền, nhưng qua hệ thống thư tịch và hồi cố của các bậc cao niên, trước kia ở một số nơi có phường rối hoạt động, chúng tôi đã từng bước tìm hiểu dấu tích về múa rối trên địa bàn tỉnh, trong đó có phường rối nước ở làng Nội Rối (xã Bắc Lý, Lý Nhân).

Tối ngày 26/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Vang mãi khúc tráng ca” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024); hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024).

Ngày 26/4, Công an tỉnh Hà Nam tổ chức Liên hoan tuyên truyền giới thiệu sách năm 2024 với chủ đề “Công an Hà Nam đọc và học tập suốt đời theo gương Bác Hồ vĩ đại". Dự, chỉ đạo và động viên liên hoan có các đồng chí: Nguyễn Đức Vượng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đại tá Tô Anh Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC) liên hoan; các đồng chí đại diện lãnh đạo công an các tỉnh trong Cụm thi đua số 5 (Bộ Công an); lãnh đạo các đơn vị trong Khối thi đua Nội chính tỉnh.

Sáng ngày 26/4 (tức 18/3 năm Giáp Thìn), xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống chùa Long Đọi Sơn năm 2024.

Sáng 26/4, Bộ CHQS tỉnh tổ chức chương trình giao lưu hát ru, hát dân ca giữa Hội phụ nữ cơ quan Bộ CHQS tỉnh và Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thành phố Phủ Lý, thị xã Duy Tiên và huyện Thanh Liêm.

Với những nơi có nghề mộc nổi tiếng như Cao Đà (xã Nhân Mỹ, Lý Nhân), ngôi nhà là nơi con người gửi gắm nhiều khát vọng, hoài bão và thể hiện rõ nhất trình độ tay nghề của người thợ. Trải qua những biến cố của thời gian, những nhà cổ sót lại ở Cao Đà đã mang trong nó nhiều giai thoại đáng nói bởi sự tác động của thiên nhiên, hoàn cảnh sống và con người... Với những giá trị văn hóa được lưu truyền, việc bảo tồn nhà cổ ở Cao Đà thực sự cần thiết.

Trong 2 ngày 25, 26/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Xuân Trí là một trong số ít những tác giả có tác phẩm âm nhạc viết về quê hương Hà Nam được giới chuyên nghiệp đánh giá cao, được đông đảo thính giả yêu âm nhạc trong và ngoài tỉnh hào hứng đón nhận, yêu thích. Cùng với tài năng, sự tinh tế, khéo léo trong khai thác vốn quý kho tàng dân ca vùng đồng bằng Bắc Bộ, có lẽ điều quan trọng nhất giúp Xuân Trí đạt được thành công trong những sáng tác âm nhạc viết về Hà Nam đó là tình cảm tha thiết lắng sâu mà nhạc sĩ luôn dành cho miền quê hương Sông Châu - Núi Đọi.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy