Văn hóa

Khu du lịch Tam Chúc tổ chức nghi lễ hầu Thánh Mẫu

Nhằm tôn vinh và bảo tồn di sản tín ngưỡng thờ Mẫu – một phần quan trọng trong văn hóa tâm linh Việt Nam, sáng ngày 1/4 (tức ngày 4 tháng 3 năm Ất Tỵ), Khu du lịch Tam Chúc (phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng) đã tổ chức lễ Mẫu – một nghi lễ truyền thống được tổ chức trang trọng tại đền Mẫu, thuộc quần thể tâm linh Tam Chúc.

Trong hai ngày (22 - 23/3), UBND xã Nhân Mỹ (Lý Nhân) tổ chức lễ hội truyền thống đình, chùa Cao Đà năm 2025.

Đền thờ Bà Vũ nổi tiếng là địa chỉ văn hóa tín ngưỡng linh thiêng của người dân Hà Nam. Tồn tại hơn 6 thế kỷ, hiện đây không chỉ là nơi để người dân dâng hương cầu lễ mà còn trở thành địa chỉ văn hóa lịch sử thu hút du khách thập phương.

Thực hiện Công văn số 190-CV/BTGDVTW, ngày 07/3/2025 của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương và sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy về việc phối hợp triển khai Cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia “Tổ quốc bên bờ sóng” lần thứ III (viết tắt là Cuộc thi). Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đề nghị các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt một số nội dung sau:

Những năm qua, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh đã thực hiện tốt chức năng là một tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp tập hợp đội ngũ văn nghệ sĩ nghiên cứu và sáng tác nghệ thuật, góp phần phản ánh sinh động những thành quả về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh và đất nước.

Những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương; sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao (TDTT), nếp sống văn minh đô thị nói riêng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân phường Hoàng Đông (thị xã Duy Tiên) không ngừng được cải thiện, nâng cao. Phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của các tầng lớp nhân dân nơi đây.

Qua tìm hiểu được biết, dịp 20/10/2022, nhân kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam, Chi hội Phụ nữ tổ dân phố số 3 đã ra mắt câu lạc bộ (CLB) dân vũ với 40 thành viên tham gia.

Nói về giá trị của thơ ca, nhà thơ Nguyễn Văn Thắng, Chi hội trưởng Chi hội Thơ, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Hà Nam cho rằng: Thơ đã trở thành năng lượng sống, điểm tựa tinh thần vững chắc của nhiều người, chắp cánh cho họ đến với ước mơ... Để phát huy giá trị của thơ ca trong đời sống xã hội cũng như trong dòng chảy văn hóa dân tộc, thơ cần có sự đổi mới!

Nhạc sĩ Sỹ Thắng mỗi lần gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp là nhận được lời khen “người không tuổi”. Bao nhiêu năm, anh trông vẫn vậy, vẫn dáng vẻ bụi bặm đầy chất nghệ, vẫn tuôn chảy những thanh âm dạt dào cảm xúc về tình yêu và vẫn không ngừng sáng tác. Trong bất kể tác phẩm nào của anh, người ta cũng cảm thấy nhịp Xuân ở đó…

Là một đơn vị có nhiều đóng góp tích cực trong phong trào văn nghệ của ngành Giáo dục huyện, nhiều năm qua, hoạt động VHVN luôn được Trường THCS Nam Cao duy trì hiệu quả. Tại nhà trường, đội văn nghệ với những hạt nhân tích cực, có năng khiếu và sự đam mê, nhiệt tình với phong trào được lựa chọn, thường xuyên tập luyện và tham gia các chương trình biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị của ngành, huyện, tỉnh và các hoạt động xã hội khác...

Đã thành thông lệ, vào đầu xuân, một trong những giải thể thao được tổ chức sớm nhất là Giải vật "Mùa xuân thượng võ" năm 2025. Lấy nền tảng từ giải vật đầu xuân của các lò vật nổi tiếng, như: Liễu Đôi (Liêm Túc, Thanh Liêm), Phúc Châu (Hợp Lý, Lý Nhân), Vũ Bản (Bình Lục)… 

Đã ở tuổi thất thập cổ lai hy, họa sỹ Đỗ Kích (hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nam, Hội Mỹ thuật Việt Nam) vẫn không muốn nghỉ ngơi, vẫn tiếp tục hoạt động sáng tác. Ông vốn là lính Cụ Hồ, tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nên luôn dành phần lớn các sáng tác của mình cho đề tài chiến tranh cách mạng. Mới đây, nhân Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, họa sỹ Đỗ Kích đã có tác phẩm xuất sắc “Đường vào chiến dịch”. Tác phẩm không chỉ được đánh giá cao ở Triển lãm Mỹ thuật Khu vực đồng bằng sông Hồng lần thứ 29 năm 2024, mà còn được chú ý ở Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc đề tài Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng giai đoạn 2019- 2024 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Hà Nam có khoảng 100 lễ hội, trong đó chủ yếu được tổ chức vào mùa xuân. Ngoài những lễ hội nổi tiếng như Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, Lễ phát lương Đức Thánh Trần đền Trần Thương, Hội xuân Tam Chúc, Lễ hội chùa Đọi… còn rất nhiều lễ hội gắn với các di tích lịch sử, văn hóa tâm linh (đình, đền, chùa...) ở nhiều miền quê trong cả tỉnh.

Ở bất kỳ không gian công cộng nào, từ nông thôn ra thành phố, chúng ta đều có thể dễ dàng bắt gặp những bức tranh cổ động lớn, nhỏ khác nhau. Bên cạnh những giá trị nghệ thuật, tranh cổ động còn đảm nhiệm vai trò quan trọng thông tin tuyên truyền về đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với mọi tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, với tranh cổ động về Đảng, mỗi tác phẩm đều mang những thông điệp riêng, vừa có ý nghĩa ca ngợi Đảng, lãnh tụ, ca ngợi những thành tựu của đất nước, dân tộc, vừa góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Suốt tuổi thơ của mình, tôi đã theo mẹ đi ăn cỗ ở nhiều nhà trong, ngoài làng, trong họ. Ngày ấy và cả bây giờ, ở nhiều miền quê, người lớn đi ăn cỗ thường cho trẻ con theo cùng. Các đám cỗ ở quê thì nhiều lắm, nào đám cưới, mừng nhà mới, mừng con, cháu đầy tháng, đám giỗ,… Lũ trẻ chúng tôi từ hôm trước khi biết được theo chân mẹ đi ăn cỗ, đứa nào cũng rất háo hức.

Để lễ hội được vận hành theo đúng quy luật của văn hóa, các giá trị văn hóa của lễ hội được phát huy trong đời sống tinh thần xã hội, công tác quản lý lễ hội cần được đặc biệt quan tâm. Lễ hội chỉ phát huy được giá trị văn hóa khi công tác tổ chức và quản lý có sự thống nhất, phối hợp tốt giữa chính quyền và nhân dân địa phương.

Lễ hội đầu năm là dịp cầu bình an và tôn vinh giá trị văn hóa. Ở Hà Nam, đầu năm, 5/6 huyện, thị xã, thành phố đều có những lễ hội, ngày hội lớn. Những lễ hội đậm chất vùng miền, nơi các nghi thức cổ truyền, ký ức cộng đồng lan tỏa đã thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia, thưởng ngoạn.

Nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23, sáng 24/2, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã phối hợp với Trường THPT B Duy Tiên tổ chức Chương trình Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 với chủ đề: “Tổ quốc bay lên”. Đông đảo các văn nghệ sĩ, các thầy cô giáo và hơn một nghìn học sinh nhà trường tham dự chương trình.

Trong không khí sôi nổi, phấn khởi, rộn ràng của Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Ất Tỵ năm 2025 (xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên), trò chuyện với chúng tôi bác Nguyễn Văn Cương, xã Tiên Ngoại, thị xã Duy Tiên vui vẻ cho biết: Tại lễ hội Tịch điền, một trong những nghi thức đặc biệt quan trọng được đông đảo người dân đón xem đó là nghi thức cày tịch điền để khởi đầu mùa vụ mới. 16 năm qua, từ khi Lễ hội Tịch điền được phục dựng và tổ chức (năm 2009), tôi rất vui, phấn khởi và tự hào bởi năm nào gia đình tôi cũng có trâu tham gia nghi thức cày tịch điền tại Đọi Sơn. 

Tối 22/2, tại phố đi bộ Biên Hòa (thành phố Phủ Lý), Sở Y tế tổ chức công diễn Liên hoan Nghệ thuật quần chúng ngành Y tế tỉnh Hà Nam năm 2025 chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 – 27/02/2025) và chào mừng đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Lãnh đạo Sở Y tế, Công đoàn ngành Y tế, UBND thành phố Phủ Lý và đông đảo nhân dân đến dự, cổ vũ, thưởng thức chương trình nghệ thuật.

Hoạt động phát triển sự nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VH,TT&DL). Những năm qua, hoạt động phát triển sự nghiệp trên các lĩnh vực văn hóa, gia đình, bảo tồn, bảo tàng, thư viện, thể thao và du lịch đã được ngành VH,TT&DL triển khai, thực hiện đồng bộ với nhiều giải pháp và sáng kiến tạo kết quả cao.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.