Văn hóa

Là tỉnh có nhiều khu, điểm du lịch tâm linh và các lễ hội lớn được tổ chức vào dịp đầu Xuân năm mới nên dịp này đang là cơ hội để du lịch Hà Nam đạt và vượt các mục tiêu đề ra trong năm.

Tối 17/2 (tức ngày 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại phố đi bộ thành phố Phủ Lý đã diễn ra Liên hoan múa Lân, Sư, Rồng và Chiếu chèo Xuân Giáp Thìn 2024. Dự liên hoan có đồng chí Nguyễn Đức Toàn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Phủ Lý; lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch cùng đông đảo nhân dân, các em thiếu nhi.

Tối ngày 17/2 (tức ngày mùng 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, UBND huyện Lý Nhân phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý Di tích Quốc gia đặc biệt đền Trần Thương và nhân dân huyện Lý Nhân long trọng tổ chức Khai hội Lễ phát lương Đức Thánh Trần đền Trần Thương xuân Giáp Thìn năm 2024.

Xã hội ngày càng hiện đại, nghi thức, nghi lễ cũng có những thay đổi nhất định nhưng trong sâu thẳm tâm thức người Việt, Tết Nguyên đán vẫn luôn chứa đựng đầy đủ nhất những giá trị thiêng liêng, là di sản văn hoá hàng đầu, mang đậm cốt cách và tinh thần dân tộc, cần được bảo tồn, phát huy và lan tỏa.

Sáng 16/2 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại sân Tịch điền (thôn Đọi Tín, xã Tiên Sơn), UBND thị xã Duy Tiên đã long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống Tịch điền Đọi Sơn năm 2024.

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được phục dựng và bắt đầu tổ chức từ năm 2009 đến nay. Lễ hội bắt nguồn từ điển tích trọng nông của vua Lê Đại Hành  vị vua đầu tiên nhà Tiền Lê. Sử sách ghi rằng: “Đinh Hợi, năm thứ 8 (987), mùa Xuân, vua bắt đầu cày ruộng Tịch điền ở núi Đọi, được một chĩnh nhỏ vàng, lại cày ở núi Bàn Hải, được một chĩnh nhỏ bạc, vì thế đặt tên là ruộng Kim Ngân”. Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng có viết: “Nay dưới chân núi Đọi, phía Tây vẫn còn cánh đồng Tịch điền rộng gần trăm mẫu và còn di tích vài nền nhà, gọi là Dinh trong, Dinh ngoài, tương truyền là nơi vua Tiền Lê về nghỉ để sau đó đi cày. Từ Hoa Lư, vua đi thuyền theo dòng Hoàng Long, ra ngã ba Gián Khẩu, vào sông Đáy, ngược lên Châu Cầu, rồi theo dòng Châu Giang ngược lên núi Đọi”.

Trong khuôn khổ lễ hội Tịch điền Đọi Sơn (thị xã Duy Tiên) xuân Giáp Thìn 2024, ngày 6 tháng Giêng, tức 15/2/2024, Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nam đã tổ chức Hội thi vẽ trang trí trâu tại khu vực sẽ diễn ra lễ cày Tịch điền. 20 họa sỹ đến từ các tỉnh, thành phố Hà Nội, Thái Bình và Hà Nam đã tham gia hội thi.

Chiều ngày 14/2 (mùng 5 tháng Giêng), tại sân Tịch điền xã Tiên Sơn, UBND thị xã Duy Tiên đã tổ chức tổng duyệt Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Giáp Thìn 2024. Tới dự tổng duyệt có đồng chí Nguyễn Anh Chức, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo thị xã Duy Tiên và xã Tiên Sơn.

Những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024, các điểm du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh tấp nập du khách thập phương du xuân chiêm bái.

Quần thể danh thắng Tam Chúc nằm trên địa phận thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng. Cách đây trên 10.000 năm vùng đất này đã có người Việt cổ đến cư trú và khai phá. Các di chỉ, hiện vật mang những nét đặc trưng của văn hóa Hòa Bình, văn hoá Đông Sơn và các hiện vật thời kỳ Đông Hán, Tuỳ - Đường sang Lý - Trần được tìm thấy trên vùng đất này đã chứng tỏ điều đó. Vùng đất này còn gắn với các các vị thần, Phật, quân vương như Đinh Tiên Hoàng, Lý Quốc Sư, Trần Nhân Tông cùng những lễ hội độc đáo. Mang trong mình nhiều lớp trầm tích về lịch sử, văn hóa, từ những xóm núi heo hút xưa, Ba Sao đã trở thành thị trấn và đang ngày càng vươn mình phát triển, đặc biệt với thế mạnh du lịch khi nơi đây hiện hữu ngôi chùa kỳ vĩ, công trình thế kỷ của văn hóa tâm linh Phật giáo Việt Nam và thế giới cùng các ngôi cổ tự có từ ngàn năm thờ Phật và những người có công với dân với nước.

Chèo là nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam do những nghệ sỹ nông dân và các nho sỹ bình dân đồng sáng tạo. Sự tồn tại và phát triển của chèo gắn liền với đời sống của nhân dân. Trong bối cảnh sân khấu truyền thống gặp khó khăn về nhiều mặt, việc đưa chèo đến gần nhân dân bằng các hình thức khác nhau cũng là cách tạo mở con đường để chèo tiếp tục đi sâu vào đời sống, thấm sâu vào tinh thần nhân dân.

Nhắc đến Liễu Đôi, Liêm Túc đất vật nổi tiếng một vùng xưa nay, tôi cứ nhớ mãi lời tâm sự của một nhà nghiên cứu nguyên là cán bộ Sở Văn hóa-Thông tin thời còn tỉnh hợp nhất Hà Nam Ninh, rằng: Bao năm từ Nam Định về dự hội Liễu Đôi(*) vẫn cứ phải dắt xe đạp trên chiếc cầu làm bằng thanh ray đường sắt (có tên cầu Đen) bắc qua con sông nhỏ nối La Sơn (Bình Lục) sang Liêm Túc (Thanh Liêm). Lại nữa, khi có chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục, nước sạch nông thôn (của Tổ chức viện trợ phi chính phủ Plan), Liêm Túc là một trong những xã nghèo được ưu tiên hỗ trợ xây trường, khoan giếng khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt…

Tết cổ truyền với nếp sinh hoạt mang đậm bản sắc dân tộc luôn là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam và được gìn giữ, phát huy qua bao thế hệ. Để thế hệ trẻ được trải nghiệm, thêm yêu Tết cổ truyền, văn hóa Việt, nhiều đơn vị văn hóa, cơ sở giáo dục và đặc biệt là các bậc cha mẹ đã ngày càng tạo thêm nhiều không gian, cơ hội để con trẻ tìm hiểu, trải nghiệm, qua đó thêm hiểu, thêm yêu văn hóa Tết xưa.

Đã từ lâu, phong tục chúc Tết và mừng tuổi trở thành một nét văn hóa mỗi dịp đầu năm mới của người Việt Nam. Người ta mừng tuổi nhau cũng là trao nhau những lời chúc tốt đẹp với hy vọng có một năm mới bình an, may mắn.

Nói đến Tết là nói đến sự đoàn tụ sum vầy; nói đến những món ăn truyền thống: bánh chưng, giò mỡ, dưa hành, thịt đông...; nói đến hoa đào, hoa mai thắm sắc... Đặc biệt, Tết đến Xuân về không thể thiếu những lời chúc tốt đẹp thể hiện tình yêu thương, sự gắn kết, sẻ chia và thấu hiểu cùng mong ước chân thành một năm mới bình an, may mắn và hạnh phúc sẽ tới với mọi người, mọi nhà.

Trong văn hóa của người Việt, xông nhà đầu năm là một trong những nghi thức quan trọng dịp Tết. Chính vì vậy mà sau thời điểm giao thừa, “xông đất” đầu năm là tục lệ không thể thiếu, trở thành một nét văn hóa đẹp, với mong ước một năm may mắn, thịnh vượng và phúc lộc thọ toàn.

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 49/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên.

Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đề nghị một số địa phương có lễ hội lớn, trọng điểm cần giám sát chặt chẽ đối với lễ hội tập trung đông người.

Đã thành lệ, năm nào cũng vậy, vào đêm giao thừa – thời khắc linh thiêng chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, người dân thôn Cẩm Du, xã Thanh Lưu, huyện Thanh Liêm (nay là tổ dân phố Cẩm Du, thị trấn Tân Thanh, huyện Thanh Liêm) lại tập trung về nơi đình làng để lễ Thánh và xin lửa cầu may. Đây là một trong những tục đẹp có từ hàng trăm năm được người dân Cẩm Du trân trọng, giữ gìn, tiếp nối và phát huy trong suốt những năm qua.

Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nghề làm trống và sản phẩm trống Đọi Tam (Đọi Sơn, Duy Tiên) vẫn luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Trống linh thiêng trong các lễ hội truyền thống; tưng bừng trong ngày hội khao quân, rộn ràng, bay bổng trong đời sống nghệ thuật dân gian; lưu giữ và gợi nhớ bao ký ức học trò mỗi khi tiếng trống trường ngân vang trong lễ khai giảng năm học mới... Nói, nghề làm trống và sản phẩm trống luôn có một giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật nhất định trong lịch sử dân tộc nước nhà, là vậy.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy