kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Quê hương núi Đọi sông Châu

Quê hương núi Đọi sông Châu

Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình “mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030”, các sản phẩm đặc trưng của tỉnh đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Giờ đây, OCOP được khẳng định giá trị không chỉ là vấn đề kinh tế, môi trường mà còn là văn hóa. Nó chính là niềm tự hào của chủ thể, là câu chuyện tạo ra các giá trị văn hóa để khuyến khích, hấp dẫn, cuốn hút khách hàng.

Tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc với mục tiêu góp phần ngăn ngừa xung đột, khôi phục hoà bình, an ninh quốc tế. Thực hiện mục tiêu ấy, những năm qua, Việt Nam đã cử lực lượng tham gia gìn giữ hoà bình tại Sudan, Nam Sudan và Abyei (khu vực châu Phi nơi đang xảy ra xung đột). Phóng viên (P.V) Báo Hà Nam đã có dịp gặp gỡ, trao đổi với Thiếu uý, quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Đinh Quang Linh - một chiến sĩ trẻ thuộc đơn vị Quân khu 3 (trú tại xã Thanh Nguyên, huyện Thanh Liêm)  một trong những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam đã, đang tham gia sứ mệnh gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc tại Phái bộ UNISFA (Abyei, châu Phi), để hiểu rõ thêm về nhiệm vụ cũng như tinh thần, nhiệt huyết của những người lính trẻ trong thực hiện sứ mệnh được giao.

Những ngày tháng năm này, cùng với nhân dân cả nước long trọng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Hà Nam cũng thành kính kỷ niệm tròn bảy thập niên sự kiện vang danh mang tên Núi Chùa (Thanh Tâm, Thanh Liêm). Chiến tranh đã lùi xa và nhiều năm qua cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc đang hiện hữu trên khắp các miền quê hương, đất nước… nhưng âm hưởng về sự kiện Núi Chùa - Trận chống càn Chanh Chè lần thứ hai (ngày 21/5/1954) vẫn luôn hằn sâu trong ký ức của nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên, nhân dân, chiến sĩ LLVT Hà Nam, trở thành dấu ấn lịch sử đậm nét gắn liền với những năm tháng đấu tranh hào hùng, bi tráng của dân tộc và quê hương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Sáng 21/5, tại Đền Liệt sĩ Núi Chùa, Huyện uỷ, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Thanh Liêm long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm trận chiến đấu chống càn tại núi Chùa, xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm (21/5/1954 - 21/5/2024).

Đã 55 năm Bác Hồ đi xa nhưng hình ảnh của Người, công lao của Người, tình cảm của Người luôn được người dân cả nước nói chung, người dân Hà Nam nói riêng khắc ghi trong lòng. Người dân nhớ đến Bác bằng tình cảm kính trọng, biết ơn vô hạn. Bác sống mãi trong lòng nhân dân.

Xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm là một vùng đất cổ của Hà Nam. Địa hình xã khá đặc biệt với đồi núi thấp nổi giữa đồng bằng, có sông Khương Kiều uốn lượn nối sông Châu với sông Đáy. Địa hình thuận lợi về giao thông đường thủy lại tiện lợi cho việc quân nên nhiều vị tướng tài của các triều đại đã chọn Liêm Cần  làm nơi tụ nghĩa, luyện quân cứu nước. Chính từ địa linh này Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn cũng như các tướng thời Đinh – Lê  đã dùng nơi đây làm cơ sở tổ chức luyện binh chống thù trong giặc ngoài.

Sáng ngày 10/5, UBND huyện Thanh Liêm tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm trận chiến chống càn tại Chanh Chè, xã Thanh Tâm (21/5/1954 - 21/5/2024).

Năm 1953, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta có bước chuyển lớn. Ta càng đánh càng mạnh, giữ thế chủ động trên chiến trường. Địch hoang mang, bị động, lúng túng phải phân tán lực lượng để đối phó với chiến tranh nhân dân của ta, mà nòng cốt là đòn tấn công của bộ đội chủ lực.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, “một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử dân tộc” trong thế kỷ XX. 70 năm đã trôi qua nhưng ký ức hào hùng của những ngày “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” vẫn còn vẹn nguyên trong trái tim những người lính Điện Biên năm xưa, là động lực tinh thần cho thế hệ trẻ noi theo, quyết tâm xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Thật may mắn cho chúng tôi khi được gặp hai ông- những người lính từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa: ông Nguyễn Văn Hộ (thôn Trần Thương) và ông Phạm Văn Đức (thôn Như Đồng), xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân. Ký ức về những năm tháng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử như ùa về với những người lính già.

Sinh ra và lớn lên tại vùng đất Thanh Nghị, từ nhỏ ông Vũ Văn Hanh đã gắn bó với rừng cây, núi đồi. Với bản chất cần cù, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của người nông dân, ông Hanh đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, mạnh dạn đầu tư mở rộng trang trại, thử nghiệm những mô hình làm kinh tế hiệu quả, quyết tâm làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất của mình.

Bị thương và ngất lịm trước thời khắc Sài Gòn được giải phóng chỉ vài tiếng, khi tỉnh dậy, mọi người nói: Giải phóng rồi! Tôi ngỡ ngàng rồi vỡ òa trong niềm vui sướng. Mình sống rồi! Miền Nam được giải phóng rồi… Không còn cảm giác đau đớn, trong lòng chỉ ngập tràn niềm vui -  cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Vinh, thôn Văn Lâm, xã Liêm Tiết, thành phố Phủ Lý nhớ lại thời khắc lịch sử không bao giờ quên 49 năm về trước.

Với những nơi có nghề mộc nổi tiếng như Cao Đà (xã Nhân Mỹ, Lý Nhân), ngôi nhà là nơi con người gửi gắm nhiều khát vọng, hoài bão và thể hiện rõ nhất trình độ tay nghề của người thợ. Trải qua những biến cố của thời gian, những nhà cổ sót lại ở Cao Đà đã mang trong nó nhiều giai thoại đáng nói bởi sự tác động của thiên nhiên, hoàn cảnh sống và con người... Với những giá trị văn hóa được lưu truyền, việc bảo tồn nhà cổ ở Cao Đà thực sự cần thiết.

Theo số liệu thống kê của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, đến tháng 3 năm 2024, trên địa bàn toàn tỉnh còn 249 chiến sỹ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ còn sống. Trong đó, người cao tuổi nhất đã 107 tuổi, người ít tuổi nhất 86 tuổi. Tuổi cao sức yếu, không có nhiều người trong số này còn đủ minh mẫn để nhớ về tuổi trẻ hào hùng của mình đã từng gắn bó với cung đường chiến dịch vĩ đại trong lịch sử Việt Nam, làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - mốc son chói lọi “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Nói đến cô Đặng Tuấn Dung (nguyên cán bộ Phòng Văn hóa-Thông tin thị xã Duy Tiên, hiện sinh sống ở xã Tiên Sơn) những người làm trong ngành văn hóa và bà con ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh ai cũng biết. Năm nay dù đã 67 tuổi, nhưng suốt trong quá trình công tác hay khi đã nghỉ hưu cô luôn bền bỉ cống hiến hết mình cho sự nghiệp văn hóa, văn nghệ (VHVN) cơ sở.

Nhờ có sự kết nối của các đồng chí, đồng đội, chúng tôi may mắn được gặp gỡ, trò chuyện với Đại úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Trung Hiến, một người lính Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia sứ mệnh gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc tại Phái bộ UNISFA (Abyei, châu Phi) đúng dịp anh được nghỉ phép trở về thăm gia đình tại phố Bói (xã Thanh Phong, huyện Thanh Liêm).

Giáo dục địa phương (GDĐP) là môn học được tích hợp với hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học và có vị trí tương đương các môn học khác ở cấp trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT). Để nội dung GDĐP thực sự phát huy tác dụng trong hoạt động giảng dạy, phù hợp với chương trình tổng thể và góp phần hiện thực hóa mục tiêu giáo dục toàn diện, bên cạnh sự thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện của các cấp, ngành chức năng rất cần sự chủ động, sáng tạo từ phía mỗi nhà trường.

Về xã Tân Sơn (Kim Bảng) nhắc đến CCB Nguyễn Văn Hý, Chủ tịch Hội CCB xã, người dân nơi đây ai cũng khen ngợi ông là một cán bộ CCB gương mẫu, nhiệt tình, tận tụy với công tác hội; tích cực tham gia các phong trào, hoạt động tại địa phương.

Đã thành lệ bao đời, sau các ngày Tết Nguyên đán, nhân dân làng Thọ Chương, bà con đi làm nơi xa, du khách trong vùng lại nô nức kéo về khu vực đình làng vui dự lễ hội. Không khí tưng bừng của ngày xuân như thăng hoa lòng người, làm sống dậy những giá trị lịch sử, văn hóa của ngôi đình, khơi nguồn nhớ ơn vị thành hoàng, tái hiện kho vốn văn hóa nghệ thuật dân gian độc đáo và đặc sắc.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy