Quê hương núi Đọi sông Châu

Ngày Tết, đối với gia đình Việt luôn có mâm ngũ quả dâng cúng đặt trên bàn thờ tổ tiên, trong đó nải chuối là trung tâm. Với danh xưng “Chuối tiến Vua” từ xa xưa, năm 2012 lại được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam công bố nằm trong top 50 loại trái cây đặc sản Việt Nam, chuối Ngự Đại Hoàng (Hòa Hậu, Lý Nhân) không chỉ là món quà quý ngày thường, mà còn là lựa chọn hàng đầu cho các gia đình mua về dâng cúng tổ tiên dịp Tết.

Tuổi đời còn rất trẻ nhưng luôn kiên trì vượt khó, dám nghĩ, dám làm, nhanh nhạy nắm bắt cơ hội trong kinh doanh, phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương. Với niềm đam mê và sự cố gắng, nỗ lực, nhiều thanh niên sớm trở thành những ông chủ trẻ, lan truyền đam mê cho những người trẻ khác trên bước đường khởi nghiệp đầy thách thức ở mảnh đất đồng chiêm Hà Nam.

Cách đây 555 năm (1469 - 2024), vào năm Quang Thuận thứ 10 đời Vua Lê Thánh Tông (1442 - 1497), triều đình nhà Lê, sau khi định bản đồ, đổi đạo thành 12 thừa tuyên, đất Duy Tiên, Hà Nam thời đó thuộc Thừa Tuyên Thiên Trường.

“Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu/Dấn thân vô là phải chịu tù đầy/Là gươm kề tận cổ, súng kề tai/ Là thân sống chỉ coi còn một nửa/ Bao khổ ấy, thôi cần chi nói nữa/ Bạn đời ơi! Ta đã hiểu nhau rồi.” – Bài thơ “Trăng trối” của nhà thơ Tố Hữu. Khi chúng tôi hỏi chuyện về những năm tháng từng sống, hoạt động, đấu tranh... trong nhà lao Phú Quốc cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Bá Quyền, phường Hai Bà Trưng, thành phố Phủ Lý chậm chãi đọc những câu thơ trên như lời khẳng định, trong bất cứ hoàn cảnh nào, bản lĩnh và khí tiết của người chiến sĩ cộng sản cũng luôn kiên định, vững vàng; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng, vì nước, vì dân.

Giữa tháng 11 năm 2023 tôi bất ngờ nhận được cuộc gọi điện thoại từ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đình Lâu – người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết để nghiên cứu, sưu tầm các điệu hát Trống quân cổ ở xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm. Qua điện thoại, bác Lâu phấn khởi thông báo cho tôi tin vui: Hát Trống quân Liêm Thuận đã được công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia”. Tôi chúc mừng bác Lâu và chúc mừng người dân Liêm Thuận. Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia chính là nền tảng và động lực quan trọng để hát Trống quân Liêm Thuận được bảo tồn, phát huy trong giai đoạn mới. Đặc biệt, là người dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết để nghiên cứu, sưu tầm, phổ biến các điệu hát Trống quân nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đình Lâu giờ đã hoàn toàn yên tâm: Hát Trống quân Liêm Thuận sẽ được các thế hệ giữ gìn và tiếp nối tới mai sau.

Cách trụ sở UBND xã Nguyên Lý (Lý Nhân) chưa đầy 2km, con đường về làng Chều được điểm xuyết bởi những phên tre mầu nâu nhạt, xếp đều tăm tắp ven đường. Cảm nhận được hương vị thơm giòn và ấm áp qua những phên bánh được nắng; lắng nghe những câu chuyện đời, chuyện nghề của người dân làng Chều, tôi mới thấy hết được tình yêu, sự trăn trở của những người dân nơi đây với nghề tráng bánh đa nem - cái nghề “cha truyền con nối” đã gắn bó với người dân làng Chều hơn 700 năm qua. Trải qua bao thăng trầm nhưng người dân làng Chều vẫn tận tâm, vì sự sống còn của làng nghề. “Nghề không phụ người”,  ngày càng phát triển và đem lại cuộc sống khấm khá cho người dân làng Chều.

Nằm ẩn mình giữa không gian yên bình, xanh mát, trong lành trên núi Phương Nhi (xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định), với kiến trúc mang biểu tượng chiếc bút, trang giấy hướng lên trời cao và bài thơ “Tự trào” nổi tiếng khắc trên tấm bia, mộ nhà thơ Nguyễn Khuyến không chỉ là nơi tưởng nhớ ông - một nhà thơ lớn, một nhân cách lớn, mà còn là điểm đến cho du khách và người hâm mộ văn chương có cơ hội trải nghiệm không khí thanh bình, hòa mình vào không gian tưởng niệm văn hóa độc đáo.

Về các miền quê hôm nay, cảm nhận rõ nét nhất sự đổi thay bắt đầu từ những con đường. Thay thế những con đường đất lầy lội, nhỏ hẹp, tối đen khi đêm về xưa kia, đường quê giờ rộng rãi, phẳng nhẵn, sáng ánh điện đêm, hoa nở bốn mùa… Khi hỏi chuyện, các cụ cao niên trong làng đều cười rạng rỡ bày tỏ: Làng quê nay khác xưa nhiều lắm, phải nói là “một trời một vực”. Đặc biệt là đường làng, ngõ xóm. Đây là những con đường ý Đảng hợp lòng dân; những con đường Nhà nước và nhân dân cùng làm; những con đường của sự đoàn kết, chung sức đồng lòng của cả cộng đồng dân cư trong suốt quá trình xây dựng và làm mới quê hương.

Tình yêu cháy bỏng với nghệ thuật chèo đã thôi thúc ông Nguyễn Hồng Chinh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) hát Chèo thôn Phúc Hạ 1, xã Hợp Lý (Lý Nhân) dành nhiều thời gian, tâm huyết để tập luyện, truyền lửa đam mê cho các thế hệ trẻ. Qua đó, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật chèo của quê hương.

Đó là anh Lại Tuấn Sơn, Bí thư Chi đoàn 7, thị trấn Quế (Kim Bảng). Sinh ra tại làng gốm Quyết Thành, thị trấn Quế, vùng đất yên bình cạnh dòng sông Đáy thơ mộng, anh Sơn đã sớm được tiếp xúc với nghề làm gốm của cha ông. Từ đó, hun đúc trong anh niềm đam mê với gốm và quyết tâm “giữ lửa” cho làng nghề truyền thống bằng sự nhiệt huyết, sáng tạo của tuổi trẻ.

Cùng với lụa Nha Xá (Mộc Nam, Duy Tiên), rượu Vọc (Vụ Bản, Bình Lục), cá kho Nhân Hậu (Hòa Hậu, Lý Nhân) nhiều năm nay đã trở thành một sản phẩm làng nghề đặc trưng và hấp dẫn đối với nhiều du khách gần xa mỗi khi tìm đến với Hà Nam. Không chỉ được lưu giữ và bảo tồn, nghề kho cá Nhân Hậu ngày càng được phát triển đem lại cuộc sống sung túc cho người dân địa phương. Nói như anh Trần Xuân Thực, Chủ tịch Hiệp hội sản xuất và kinh doanh cá kho Nhân Hậu thì nghề kho cá chính là một nghề giảm nghèo ở Hòa Hậu từ nhiều năm nay.

“Sen Nhân Đạo, gạo Trần Thương” - Từ lâu, đất Nhân Đạo (nay sáp nhập với xã Nhân Hưng thành xã Trần Hưng Đạo), huyện Lý Nhân đã nổi tiếng với sản phẩm sen, cá, gạo. Trước kia, khi diện tích đầm ao còn rộng, các công ty doanh nghiệp chưa phát triển như bây giờ, ở xã người người làm sen, nhà nhà làm sen. Nghề làm sen ở xã góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Về với thôn Yên Nội (xã Tiên Ngoại, thị xã Duy Tiên) thời điểm này, điểm nổi bật mà khách đến thăm rất dễ nhận thấy đó là phong cảnh làng quê nơi đây thật thanh bình, đẹp mắt.

Ngày 21/11, Đoàn công tác của Công tỉnh Hà Nam do Đại tá Phạm Hùng Dương - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Công an tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên và trao số tiền 10 triệu đồng hỗ trợ gia đình Đại úy Trần Trung Hiếu, cán bộ Công an xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.

Lễ rước tổ nghề của nghệ nhân làng lụa Vạn Phúc và làng trống Đọi Tam mở màn lễ khai mạc Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long tối 9/11 thu hút sự tham gia của đông đảo người dân thủ đô và vùng lân cận. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tới dự và trao giải, động viên các nghệ nhân làng nghề Việt Nam.

Đình Bùi, thôn Bùi Nguyễn, xã Trịnh Xá, thành phố Phủ Lý được xây dựng trên một khu đất cao rộng; nằm bình yên, trầm mặc dưới bóng mát của những gốc đa cổ thụ. Xưa kia, cạnh đình là bến Bùi bên dòng sông Ngô Xá nối với dòng sông Châu. Trên bến Bùi là chợ Bùi họp vào các ngày mùng 2, mùng 4, mùng 7, mùng 9, 12, 14, 17, 19, 22, 24, 27, 29 hàng tháng. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, ngày phiên chợ, thuyền về buôn bán đậu chật bến sông. Chợ Bùi đông vui, sầm uất, tấp nập cảnh người bán người mua hết sức nhộn nhịp. Nằm gần bến sông, gần ngay chợ Bùi, nhưng đình Bùi luôn giữ được vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng; được người dân trong vùng, quanh vùng, người tới bán buôn đều một lòng thành kính thờ phụng.

Với mong muốn khơi dậy tinh thần hiếu học của con em trong dòng họ, từ năm 2003, Ban khuyến học (BKH) của dòng họ Phan, thôn Nhất Nhì, xã Liêm Cần (Thanh Liêm) gồm 16 thành viên đã được thành lập với mục tiêu đặt ra là động viên con em trong dòng họ đi học đúng độ tuổi và phấn đấu học giỏi, chăm ngoan; khuyến khích các gia đình trong dòng họ phát huy tinh thần học liên tục, học suốt đời bằng nhiều hình thức; tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, đời sống văn hóa tại địa phương.

Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch Hiệp hội Dệt lụa Nha Xá dẫn chúng tôi đi thăm làng, vừa đi vừa xuýt xoa: “Nếu 5 năm về trước, nơi đây có khoảng gần 20 căn nhà cổ mang dáng dấp kiến trúc Pháp, nhưng bây giờ chỉ còn rất ít. Tuy nhiên, những căn nhà cao tầng, căn biệt thự mới hiện đại cũng đã được xây dựng, tạo nên không gian làng vừa hiện đại, vừa cổ kính cho Nha Xá...”.

Hà Nam là vùng đất có nhiều di sản văn hóa phi vật thể phong phú và độc đáo. Đó là những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội và nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian…, phần nào thể hiện bản sắc văn hóa và sự sáng tạo của người dân Hà Nam. Nhưng qua thời gian và sự biến thiên của lịch sử, nhiều di sản văn hóa phi vật thể dần mai một và mất đi. Thật may, vẫn còn một số người nặng lòng với vốn văn hóa dân gian cổ truyền, ngày đêm miệt mài sưu tầm và phục hồi lại những giá trị xưa cũ ấy. Nhờ đó, đến nay Hà Nam đã có 12 di sản được ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia và nhiều di sản đang được nghiên cứu để đề nghị ghi danh Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia thời gian tới.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy