Quê hương núi Đọi sông Châu

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy gian khổ mà hào hùng của dân tộc, xã Lam Hạ (nay là phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý) là một trong những trọng điểm giao thông trên tuyến đường huyết mạch chi viện sức người, sức của từ hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam. Những năm tháng ấy, Lam Hạ trở thành mục tiêu đánh phá ác liệt của kẻ địch. Để bảo vệ tuyến giao thông huyết mạch và cuộc sống của người dân Phủ Lý cùng những vùng lân cận, ngày 5/8/1965 Đại đội dân quân phòng không xã Lam Hạ được thành lập gồm 87 người. Sử sách mãi lưu, trong cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, 10 nữ dân quân Lam Hạ tuổi đời từ 16-24 đã dũng cảm chiến đấu và anh dũng hy sinh ngay trên mảnh đất quê hương (trong các trận chiến đấu ngày 1/10/1966, ngày 9/10/1966, ngày 7/7/1967). Sự hy sinh dũng cảm của 10 cô gái Lam Hạ không chỉ đi vào những trang sử vàng truyền thống vẻ vang mà còn trở thành biểu tượng thiêng liêng của quê hương Hà Nam anh hùng.

Bộ Tư lệnh Quân khu 3, Ban Liên lạc cán bộ quê hương Lý Nhân phối hợp với Ban CHQS huyện Lý Nhân cùng cấp ủy, chính quyền địa phương vừa tổ chức khánh thành và bàn giao “Nhà đồng đội” cho gia đình Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Trần Công Đảng - Nhân viên lái xe và gia đình Thiếu tá QNCN Nguyễn Thành Trung - Nhân viên bảo mật Ban chỉ huy quân sự huyện.

Năm 2023, cuộc thi tìm hiểu về gia đình Việt Nam tiếp tục được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động. Cuộc thi mang chủ đề “Gia đình Hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng”. Cuộc thi đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tham gia, trong đó có ông Trần Quế Chi ở Tổ 2, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng. Năm 2021, cuộc thi Tìm hiểu Ngày Gia đình Việt Nam chủ đề: “Gia đình bình an – Xã hội hạnh phúc” ông đã giành giải Ba. Năm nay, bài dự thi của ông là một trong 38 bài dự thi xuất sắc được chọn để trao giải. Và cùng với 4 tác giả khác, bài dự thi của ông đã được trao giải Ba của cuộc thi. Bài dự thi của ông được đánh giá có ý tưởng, cách thể hiện tốt, trình bày công phu, đẹp mắt, có hình ảnh minh họa phù hợp với chủ đề văn hóa gia đình, con người Việt Nam.

Ngày 14/7, Đoàn công tác Công an tỉnh Hà Nam do Đại tá Lê Văn Tuấn - Uỷ viên BTV Đảng uỷ, Phó Giám đốc Công an tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên và trao số tiền hỗ trợ 200 triệu đồng cho 6 gia đình liệt sĩ hy sinh và 2 cán bộ Công an xã bị thương trong khi làm nhiệm vụ tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.

“Con nuôi đơn vị” là mô hình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc đã và đang được các cơ quan, đơn vị quân sự trên địa bàn tỉnh duy trì, nhân rộng. Bằng tình yêu thương, đồng cảm, sẻ chia, sự chung tay, góp sức của cán bộ, chiến sĩ các đơn vị quân đội, nhiều cháu nhỏ hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã được cưu mang, giúp đỡ, tạo cơ hội tiếp tục học tập, viết tiếp những ước mơ đến trường.

Hội Nông dân (HND) phường Châu Giang, thị xã Duy Tiên hiện có 2.340 hội viên, sinh hoạt tại 13 chi hội. Thời gian qua, hội đã đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi. Phong trào đã đem lại hiệu quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo không khí thi đua sôi nổi, giúp nhiều hội viên nông dân vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững.

Thôn Thổ Ốc là một trong tám thôn của Xã Trần Hưng Đạo (Lý Nhân), được sáp nhập bởi hai thôn Ốc Đông và Ốc Bắc năm 2020.

Là vùng đất nổi tiếng với nhiều đặc sản đồng quê đi vào sử sách như chuối ngự Đại Hoàng, cá kho Nhân Hậu, quýt Văn Lý, … Hà Nam giờ đây còn có thêm gần một trăm sản phẩm nữa được gắn nhãn hiệu sản phẩm OCOP. Hầu như các sản phẩm đều được chế biến hoặc có nguồn gốc từ nông nghiệp, trong đó có những loại đã trở thành đặc sản tiêu biểu của Hà Nam ở các khu, điểm du lịch hiện nay như các sản phẩm bánh, kẹo Cham Cham, bánh đa Kiện Khê, chuối ngự Đại Hoàng…

Những năm qua, Hội Khuyến học huyện Lý Nhân đã đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập”, qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục của địa phương.

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào mùa Xuân Canh Tý năm 40 (sau Công nguyên) là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc chống lại thế lực phong kiến Đông Hán phương Bắc, được nhân dân khắp nơi ủng hộ, hưởng ứng, tạo thành sức mạnh như vũ bão đã đi vào lịch sử dân tộc, in đậm trong tâm tư, tình cảm mỗi người dân Việt Nam như một huyền thoại. Trong cuộc tập hợp nghĩa quân đứng lên khởi nghĩa đó, trên vùng đất Hà Nam đã ghi dấu nhiều sự kiện, trong đó vùng đất Lạt Sơn - nơi mà Nữ tướng Lê Chân lập căn cứ và hy sinh tại đây đã minh chứng cho điều đó.

Bất cứ ai đã từng một lần được gặp, được nghe Bác Hồ trò chuyện và được đón nhận sự quan tâm cùng tình cảm của Người dành cho đều cảm thấy thật xúc động và nhớ mãi không quên. Với cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Hữu Quế (Phường Minh Khai, thành phố Phủ Lý) kỷ niệm về lần được gặp Bác Hồ kính yêu luôn được ông trân trọng coi đó là niềm vinh dự, tự hào lớn lao của người lính.

“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; Học tập tốt, lao động tốt; Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt; Giữ gìn vệ sinh thật tốt; Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” - những điều Bác Hồ dạy là bài học quý giá và là mục tiêu phấn đấu của các thế hệ thiếu niên, nhi đồng. Thực hiện lời dạy của Bác, Hội đồng Đội các cấp trong tỉnh đã triển khai hiệu quả phong trào Thiếu nhi Hà Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy với nội dung, hình thức đa dạng, phong phú. Từ đó, tạo môi trường tốt nhất để các em ra sức học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.

Lần nào cũng vậy, những cuộc gặp gỡ thân tình hằng năm của các thế hệ cựu chiến binh (CCB) hải quân tỉnh Hà Nam luôn có một không khí rất đặc biệt. Cùng với niềm vui, phấn khởi được gặp gỡ, giao lưu là tâm trạng bồi hồi, xúc động với bao câu chuyện, kỷ niệm đáng nhớ về một thời trận mạc đã trải. Không chỉ dừng lại ở việc tổ chức các cuộc gặp mặt mang nhiều ý nghĩa, những người lính hải quân từng vào sinh ra tử năm xưa còn luôn sát cánh cùng nhau chia sẻ khó khăn, động viên nhau nỗ lực xây dựng cuộc sống gia đình và góp sức xây dựng quê hương ngày càng đổi mới.

Trong không khí tự hào, phấn khởi kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2023), những cựu chiến binh (CCB) từng tham gia Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ lại nhớ về một thời hào hùng - một thời lửa đạn. Đó là những ngày tháng gian khổ, ác liệt trong bom rơi, lửa đạn, những người lính ấy đã dũng cảm xông pha nơi tiền tuyến, góp phần không nhỏ làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Trong những ngày cả nước tưng bừng kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi có dịp được gặp gỡ và trò chuyện với cựu chiến binh (CCB) Lê Anh Đếnh, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, người trực tiếp có mặt tại Dinh Độc Lập vào giờ phút lịch sử trọng đại của cả dân tộc - trưa ngày 30/4/1975. Được chứng kiến thời khắc Tổng thống Dương Văn Minh và nội các chính quyền Sài Gòn đầu hàng vô điều kiện, được chứng kiến lực lượng của ta áp giải Dương Văn Minh đến Đài Phát thanh tuyên bố đầu hàng trên hệ thống phát thanh cả nước, là thời khắc lịch sử tôi không bao giờ quên - CCB Lê Anh Đếnh xúc động chia sẻ.

Chiến tranh đã lùi xa gần 50 năm, nhưng kỷ niệm về những năm tháng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn vẹn nguyên trong ký ức của Đại tá Trần Xuân Trường, cựu chiến binh xã Thụy Lôi, huyện Kim Bảng.

Với vị trí chiến lược quan trọng, thị xã Hà Nam xưa (nay là thành phố Phủ Lý) là một trong những trọng điểm bị máy bay Mỹ đánh phá ác liệt nhất khi Mỹ quay trở lại ném bom phá hoại miền Bắc lần thứ hai. Phù Vân chia lửa, đồng cam cộng khổ, anh dũng kiên cường, cùng với Lam Hạ trở thành một trong những khu vực trọng yếu của các trận địa pháo phòng không bảo vệ thị xã. Chiến tranh kết thúc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Phù Vân tập trung phát triển kinh tế, xây dựng quê hương. Một vùng nông thôn mới ngoại thành với nông nghiệp khởi sắc, cây lúa, hoa, cây cảnh, rau màu cho giá trị kinh tế cao, thương mại dịch vụ phát triển, hiện đại nhưng vẫn giữ nét truyền thống làng quê đã và đang ngày càng khẳng định vị thế, là điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Với phương châm: lấy chất lượng, hiệu quả làm mục tiêu phát triển, tạo thương hiệu; phát huy tính chủ động, sáng tạo, cách làm hay để thích ứng với những biến động của nền kinh tế thị trường, phong trào “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” đã thực sự lan tỏa sâu rộng, khơi dậy ý chí, tinh thần vượt khó làm giàu; thay đổi tư duy sản xuất, kinh doanh trong mỗi hội viên. Đó chính là nguồn lực quan trọng để hội CCB các cấp thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước của địa phương.

Trong cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị (28/6 - 16/9/1972), một chiến sỹ trẻ là người con của quê hương Hà Nam đã có hành động dũng cảm dùng răng cắn chặt mối nối hai đầu dây thông tin để bảo đảm lệnh chiến đấu được truyền phát thông suốt, kịp thời, góp phần vào chiến công oanh liệt của quân và dân ta. Người lính thông tin dũng cảm đó là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Duy Hoan, quê ở xã Vũ Bản, huyện Bình Lục.

Là một trong những xã có xuất phát điểm thấp, kinh tế còn nhiều khó khăn nên hành trình về đích nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao của xã Hoàng Tây cũng gặp nhiều thử thách. Nắm bắt điều đó, cấp ủy, chính quyền xã Hoàng Tây đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng quê hương, đồng thời huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, diện mạo nông thôn của Hoàng Tây có nhiều đổi thay, chất lượng cuộc sống của người dân từng bước được nâng lên.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy