kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Bạn đọc viết

Bạn đọc viết

Về các miền quê hôm nay, cảm nhận rõ nét nhất sự đổi thay bắt đầu từ những con đường. Thay thế những con đường đất lầy lội, nhỏ hẹp, tối đen khi đêm về xưa kia, đường quê giờ rộng rãi, phẳng nhẵn, sáng ánh điện đêm, hoa nở bốn mùa… Khi hỏi chuyện, các cụ cao niên trong làng đều cười rạng rỡ bày tỏ: Làng quê nay khác xưa nhiều lắm, phải nói là “một trời một vực”. Đặc biệt là đường làng, ngõ xóm. Đây là những con đường ý Đảng hợp lòng dân; những con đường Nhà nước và nhân dân cùng làm; những con đường của sự đoàn kết, chung sức đồng lòng của cả cộng đồng dân cư trong suốt quá trình xây dựng và làm mới quê hương.

Mỗi lần có dịp về vùng nông thôn công tác, vô tình bắt gặp hình ảnh các bà, các mẹ vẫn còn nhen bếp nấu cơm bằng củi khô trên chiếc kiềng ba chân tôi lại nhớ đến những vẫn thơ dung dị, chân thực mà hết sức cảm động trong bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt: “… Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa/ Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ/ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm/ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm/ Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi/ Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui/ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ… Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”.

Trong tiết trời hanh hao, giá rét đầu mùa, một thức ăn làm cho người ta phải nhớ đến nhiều hơn cả là chuối mật luộc. Ở đâu cũng trồng loại chuối này, nhưng ngon nhất vẫn là chuối mật Đại Hoàng (xã Nhân Hậu, huyện Lý Nhân) vùng đất vốn đã nổi tiếng với chuối Ngự tiến vua, được tự nhiên bồi đắp nên những vườn đất pha cát, phù hợp với các loại cây trái bốn mùa, trong đó có chuối.

Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Suốt quá trình lịch sử của dân tộc, truyền thống này luôn được gìn giữ và phát huy. Bởi thế trong kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ, có rất nhiều câu, nhiều bài nói về sự cao quý của nghề dạy học, về công lao của người thầy: “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy/ Gắng công mà học có ngày thành danh”. “Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. “Không thầy đố mày làm nên”. Chính vì luôn coi trọng, biết ơn những người đã dạy dỗ mình, người thầy được xếp ngang hàng với cha mẹ của mỗi người: “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy”.

Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc, Báo Hà Nam phát hành ấn phẩm đặc biệt: Hà Nam Xuân Giáp Thìn 2024. Để góp phần đa dạng nội dung của ấn phẩm đặc biệt này, Ban Biên tập Báo Hà Nam trân trọng mời các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà thơ, nhà văn, cộng tác viên, bạn đọc trong và ngoài tỉnh tham gia viết bài cộng tác.

Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, phụ nữ Việt Nam có nhiều đóng góp quan trọng trong cuộc chiến chống ngoại xâm, bảo vệ quê hương, đất nước. Phát huy truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”, “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước đầy gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã góp những chiến công, cùng làm nên những chiến thắng vẻ vang còn mãi lưu danh trong sử sách. Đặc biệt, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam dũng cảm, kiên trung, bất khuất trước kẻ thù đã được các nhà văn, nhà thơ khắc họa thành công trong nhiều tác phẩm thơ văn lưu truyền lại cho các thế hệ tiếp nối.

Ngày 4/10, Ban Tổ chức chương trình “Nhật ký 20 - 2023: INFINITY” đã chính thức ra mắt bộ ảnh “Liberosis”, với mong muốn thấu hiểu, đồng cảm và sẻ chia với những tân sinh viên khi bước vào môi trường mới.

Giữ gìn văn hóa nơi công cộng là việc được nói đến từ lâu, như việc vứt rác, ăn uống, nói năng,… Trong xã hội hiện đại chiếc điện thoại là vật bất ly thân của mỗi người. Việc sử dụng điện thoại di động nơi công cộng cũng cần được lưu ý, tránh gây tiếng ồn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Hai mươi năm sống ở thành thị, quả thực tôi chưa bao giờ được ngắm trăng thu, được chơi Trung thu, được thao thức vì tiếng trống ếch thùng thình tan vào trăng huyền dịu. Hai mươi năm ấy, trăng Thu chỉ lung linh trong nỗi nhớ, nằm trong nhà mà lòng thấy chơi vơi…

Mỗi mùa Trung thu về, vui và háo hức nhất là các em nhỏ. Bởi lẽ, Tết Trung thu các em được tham gia cắm trại cùng bạn bè, vui liên hoan văn nghệ, phá cỗ trông trăng… Không chỉ các em nhỏ, đón Tết Trung thu, người già cũng ngập tràn niềm vui, niềm hạnh phúc. Bởi, Tết Trung thu còn được gọi là Tết đoàn viên, Tết của sự sum họp đầm ấm bên gia đình, Tết con cháu luôn nhớ và mong muốn được trở về đoàn tụ bên ông bà, cha mẹ. 

Không còn trồng nhiều như hơn chục năm trở về trước, nhưng khi chớm thu, có dịp đi về các vùng quê thỉnh thoảng ta vẫn bắt gặp hương ổi quê thơm ngọt ngào trong gió. Đón thu sang, những trái ổi găng, ổi đào, ổi mỡ chín thơm lừng gợi nhớ biết bao ký ức tươi đẹp, trong sáng của tuổi thơ; nhắc nhớ về làng quê thời còn nhiều khó khăn, vất vả.

Tháng 8 khi các trường đại học công bố điểm trúng tuyển, học sinh tốt nghiệp THPT và gia đình nhận kết quả trong niềm vui vỡ òa. Tuy nhiên với nhiều gia đình, nhất là các nhà làm nông nghiệp, cùng với niềm vui con đỗ đại học là nỗi lo về các khoản chi phí nuôi con ăn học.

Nhắc đến những cánh diều cùng những tiếng sáo diều trầm bổng, vi vút tầng không là nhắc đến tuổi thơ đầy vô tư, trong sáng; là nhắc đến những triền đê cỏ xanh ngập bàn chân nối nhau “chạy” dài giữa đồng rộng mênh mông, bát ngát; là nhắc đến những chiều hè đầy nắng và gió lộng; là nhắc đến bầu trời cao xanh vời vợi với muôn vàn mây trắng nhởn nhơ bay…

Tháng Bảy – tháng nơi nơi sôi nổi các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, tháng người dân cả nước tri ân các Anh hùng liệt sỹ, thương, bệnh binh, gia đình chính sách và người có công với cách mạng.

Không biết từ bao giờ, bánh bèo chợ Chủ - thức quà quê mang tên theo địa danh ngôi chợ của làng Chủ (Ngọc Lũ, Bình Lục) lại làm người dân Ngọc Lũ những lúc xa quê cũng như thực khách trong vùng khi đã một lần thưởng thức… lại cứ nhắc nhớ, ước ao, mong chờ đến thế. Điều mà người dân Ngọc Lũ cũng như khách gần, xa nhắc nhớ, mong chờ, ước ao đến bánh bèo chợ Chủ có lẽ là bởi sự khác biệt, không đâu có ở thức quà quê thơm thảo, dân dã này.

Tôi đã từng được đến thăm Thành cổ Quảng Trị - Di tích Quốc gia đặc biệt của đất nước hình chữ “S” thân thương; được nghe hướng dẫn viên Khu di tích giới thiệu về cuộc chiến giữ Thành cổ của bộ đội ta suốt 81 ngày đêm đầy khốc liệt, nhiều mất mát, hy sinh.

Làng tôi nghèo - ngày xưa ấy nhiều nhà tranh vách đất. Đường làng quanh co, nhỏ hẹp, lầy lội khó đi. Mùa mưa bão đến, người lớn trong làng ai cũng lo đến “thắt gan, thắt ruột”. Cuộc sống hằng ngày vốn nhọc nhằn lại phải đối mặt với bao vất vả, khó khăn mỗi khi mùa mưa bão tới. 

“Hạt gạo làng ta/ Có bão tháng bảy/ Có mưa tháng ba/ Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy…” Hạt gạo làng ta  - nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Trong những ngày thời tiết nắng nóng, những người làm việc ngoài trời, tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao dễ bị sốc nhiệt, thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu không được sơ cứu kịp thời.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy