kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Bạn đọc viết

Bạn đọc viết

Khi cái nắng bắt đầu chát chao trên khắp các nẻo đường; những chùm phượng vĩ bắt đầu nhuộm đỏ khoảng trời trước ngõ; lũ học trò cuối cấp lưu luyến nói lời chia xa; những chú ve sầu bắt đầu hòa âm bản tình ca mùa hạ... ấy cũng là lúc làng quê tôi bước vào vụ gặt.

Không dịu dàng quyến rũ như mùa thu; không lộng lẫy kiêu sa như mùa xuân; mùa hạ ào ạt và cuồng nhiệt như một cậu trai mới lớn. Người ta nói mùa hạ là mùa của những ước mơ, những đam mê và khát khao dâng hiến.

Nghề báo là nghề gắn với những chuyến đi cơ sở để lấy thông tin, số liệu phục vụ cho bài viết. Gần 30 năm làm nghề với biết bao chuyến đi cơ sở, nhưng chuyến đi để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất đó lần được gặp gỡ và trò chuyện với bác Nguyễn Hữu Úc, Chủ tịch Hội chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đầy huyện Thanh Liêm.

Dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn, với những thay đổi mạnh mẽ cả thể chất và tinh thần do sự phát triển của các hoóc môn. Thông thường, tuổi dậy thì ở bé gái từ 8 - 13 tuổi và bé trai thì thường muộn hơn, khoảng từ 9 - 14 tuổi. Đây được xem là giai đoạn “khủng hoảng” ở trẻ, rất cần sự quan tâm, định hướng của cha mẹ thông qua những cuộc trò chuyện cởi mở trên tinh thần: thấu hiểu, chia sẻ, đồng hành và dẫn dắt.

Nói đến mùa hạ là nói đến nắng lửa mưa giông, là nói đến mùa hoa phượng vĩ đỏ rợp một góc trời, là nói đến sắc bằng lăng tím biếc trên từng con phố, là nói đến hoa tường vi cánh hồng mỏng manh bên cổng nhà... Nhưng mùa hạ không chỉ có nắng lửa, mưa giông; không chỉ có các loài hoa mải mê đua sắc; mùa hạ còn là mùa của nhiều loại trái chín ngọt lành.

Có một thực tế hiện nay là trẻ rất lười làm việc nhà để phụ giúp bố mẹ. Và câu hỏi mà nhiều phụ huynh đang thực sự quan tâm và băn khoăn đó là “Làm thế nào để con có ý thức tự giác làm việc nhà?” hay “Có nên trả tiền khi con làm việc nhà hay không?”.

Cuối tháng 5, lúa xuân sớm đã bắt đầu cho thu hoạch. Nhìn từng chuyến xe chở những bao lúa căng đầy từ đồng về nhà các bà, các cô cười nói: Làm ruộng giờ nhàn thật. Ngày xưa, mùa về gánh lúa mòn vai…

Tây Bắc với những dãy núi điệp trùng, những cánh rừng ngút ngàn, những con đường đèo quanh co, những ngôi nhà sàn khi dưới thung lũng, khi cheo leo trên vách núi. Ở đó vào mùa xuân có một loài hoa nở trắng cả núi rừng, tạo cho nơi đây một vẻ đẹp lộng lẫy và kỳ vĩ không đâu có được-hoa ban. Hoa ban làm cho núi rừng Tây Bắc trở nên nên thơ, trữ tình. Hoa ban là loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Nhắc đến Tây Bắc là người ta nhắc đến hoa ban. Hay nhắc đến hoa ban là người ta nghĩ đến núi rừng Tây Bắc. 

Cách đây vừa tròn 20 năm, dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2004), cha tôi khi ấy 79 tuổi, là một trong những Chiến sỹ Điện Biên được mời trở lại thăm chiến trường xưa. Thật tiếc, đến thời điểm đăng ký tham gia đoàn thì cha tôi yếu, không đi được. Trong sự tiếc nuối, một lần nữa cha tường tận kể cho tôi nghe chuyện 9 năm trường kỳ kháng chiến, mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đấy cũng là lần cuối cùng tôi được nghe cha kể chuyện Điện Biên!

Kỳ nghỉ hè đáng mong đợi của học sinh đang đến gần, đây cũng là khoảng thời gian các bậc phụ huynh tìm kiếm các lớp học phụ đạo, khóa học kỹ năng hè cho con em. Nắm bắt được nhu cầu này của phụ huynh, nhiều đối tượng lừa đảo đã lợi dụng mạng xã hội, mạo danh những hoạt động ngoại khóa như “Học kỳ Quân đội”, “Trại hè Công an nhân dân”, “Trại hè hướng nghiệp hàng không”… để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, gây hoang mang, lo lắng trong xã hội.

Tháng Tư, khi những hàng cây bên đường ào ạt thay lá, bao chồi non vươn mình bật dậy lớn nhanh, lúa chiêm xuân trên các cánh đồng đang mướt xanh thì con gái ... cũng là lúc mùa hoa loa kèn bắt đầu rộ. Giữa rực rỡ sắc mầu của muôn loài hoa dễ dàng nhận ra sắc trắng mới mẻ, tinh khôi đầy thu hút của những bông hoa loa kèn dịu dàng, thanh khiết.

Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm Bà mẹ đón tôi trong gió đêm: -Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm Của những cọng rơm xơ xác gầy gò Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no Riêng cái ấm nồng nàn như lửa Cái mộc mạc lên hương của lúa Đâu dễ chia cho tất cả mọi người Bình lục - một đêm lỡ đường

Mộc mạc và bình dị, gắn bó và thân thương – tháng ba sang hoa gạo nở đỏ một góc trời quê yên bình và tĩnh lặng. Năm nào cũng vậy, khi cái rét cuối mùa đông không còn quá buốt giá, những ánh nắng ấm áp của mùa xuân bắt đầu làm bừng sáng không gian chính là lúc mùa hoa gạo trở về đầy tươi mới và ngập tràn sức sống.

Những ngôi nhà mái gianh, những mành tre, liếp tre, rào tre... nét đặt trưng của làng quê xưa tưởng chỉ còn trong ký ức của lớp người trung niên và người cao tuổi, chợt ngỡ ngàng được “gặp lại” nơi cửa Phật linh thiêng khi đến một số chùa cầu an, vãng cảnh.

Nhiều năm qua, năm nào cũng vậy, vào sáng sớm ngày mùng một Tết Nguyên đán, ngõ phố tôi ở lại vang lên tiếng rao ngân dài: “Ai mua muối đi...; Ai mua muối nào...”. Nghe tiếng rao, nhiều nhà lúc ấy mới mở cửa ngó ra ới gọi: Muối ơi, muối ơi... Để lấy may đầu năm, nhà mua năm nghìn, nhà mua mười nghìn.

Những hộp sôcôla hình trái tim đã trở thành biểu tượng của Ngày lễ tình nhân (Valentine) đối với nhiều cặp đôi trên thế giới. Nhưng truyền thống này đến từ đâu? Trong khi nguồn gốc của Ngày lễ tình nhân có từ thời La Mã, việc tặng quà bằng kẹo chỉ mới ra đời gần đây.

Tết này, tôi xa quê tròn nửa thế kỷ. Trong những tháng năm ấy, đời lính lênh đênh như con đò qua bao “ngũ đầu giang”, “lục đầu giang” biết mấy thăng trầm thế sự. Bao nhiêu cái Tết ở những miền quê khác nhau, trên những dòng sông khác nhau, nhưng Tết chỉ thật sự là Tết khi ở quê mình - nơi có dòng sông Châu mát xanh, cánh buồm náo nức và câu dân ca dặt dìu trong sương chiều. Như quen như lạ là tấm áo choàng mỏng mảnh khi hoàng hôn rớt xuống ngọn tre làng. Và dòng sông lấp loáng, sóng sánh. Và se sắt gió luồn trong những giậu cúc tần vừa kịp tung lên những búi tơ hồng vàng sậm. Khi ấy Tết của lũ trẻ chân đất, tóc râu ngô đã cận kề.

Thiên nhiên dường như luôn có sự lựa chọn phù hợp nhất. Với miền Nam nắng ấm quanh năm, Tết là mùa của hoa mai vàng tươi rực rỡ đua chen với nắng. Miền Bắc, Tết là mùa lạnh, nên có lẽ thế mà tự nhiên đã ưu ái ban tặng hoa đào. Màu sắc hồng tươi rực rỡ của hoa đào như làm cho đất trời u ám mùa đông bừng lên sắc mới, mang đến cảm giác hào hứng, phấn khởi của thời điểm đầu Xuân năm mới.

Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, nhất là ở khu vực thành thị, trẻ em thường chịu áp lực lớn từ việc học hành. Chính vì vậy, nhiều phụ huynh lo lắng con vất vả, không có nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nên không dám giao việc nhà hằng ngày cho con cái. Điều này đã khiến nhiều đứa trẻ khi lớn lên thiếu tính tự lập, có tâm lý ỷ lại và thậm chí là tỏ thái độ khó chịu, chống đối khi bố mẹ giao làm việc nhà.

“Đầu làng có cái giếng khơi/ Bốn mùa trong mát cứ vơi lại đầy/ Quanh năm đồng ruộng cấy cầy/ Nắng mưa in dấu những ngày ấu thơ” - bài thơ “Giếng làng” của nhà thơ Đặng Vương Hưng.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy