kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Phần I: Địa lý (Chương IV)

Phần I: Địa lý (Chương IV)

Khí hậu tỉnh Hà Nam phản ánh rõ rệt tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt. Số liệu khí hậu đo đạc được trong 13 năm gần đây nhất (1990 - 2001) mà Trung tâm Khí tượng - Thuỷ văn tỉnh Hà Nam cung cấp như sau:

CHƯƠNG IV: ĐỊA LÝ

I. KHÍ HẬU

Khí hậu tỉnh Hà Nam phản ánh rõ rệt tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt. Số liệu khí hậu đo đạc được trong 13 năm gần đây nhất (1990 - 2001) mà Trung tâm Khí tượng - Thuỷ văn tỉnh Hà Nam cung cấp như sau:

1. Nhiệt độ:

   - Nhiệt độ trung bình năm là 23,4oC

   - Tổng nhiệt độ hoạt động: 8500 - 8600oC/năm.

   - Trong năm thường có 8 - 9 tháng có nhiệt độ trung bình trên 20oC (trong đó 5 tháng có nhiệt độ trung bình trên 25oC) và chỉ có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 20oC, không có tháng nào nhiệt độ trung bình dưới 16oc.

Nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất có thể lên tới 37oC (tháng 6/1993, tháng 7 các năm 1996, 2001, 2002). Nhiệt độ cao nhất lên tới 39,6oC (tháng 6/1997). Trong mùa đông, nhiệt độ cao nhất cũng có thể lên trên 30oc (tháng 11 các năm 2001, 2002 là 31oC, tháng 11/2002 là 32oC).

2.Gió

Hai mùa chính trong năm (hạ, đông) với các hướng gió thịnh hành như sau:

- Mùa hạ: Gió Nam, Tây Nam và Đông Nam.

- Mùa đông: Gió Bắc, Đông và Đông Bắc.

3. Lượng mưa:

- Lượng mưa trung bình năm là 1.900mm.

- Năm có lượng mưa cao nhất lên tới 3.176mm (năm 1994).

- Năm có lượng mưa ít nhất cũng là 1265,3mm (năm 1998).

4. Độ ẩm trung bình năm

- Độ ẩm trung bình năm là 85%, không có tháng nào độ ẩm trung bình dưới 77%.

- Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất trong năm là tháng 3 với 90,5%.

- Tháng có độ ẩm thấp nhất trong năm là tháng 11 cũng tới 82,5%.

Do nằm trong miền khí hậu phía Bắc, nên khí hậu tỉnh Hà Nam cũng thể hiện rõ rệt tính chất của miền khí hậu này, dó là: khí hậu có sự phân hoá theo chế độ nhiệt với hai mùa tương phản nhau là mùa hạ và mùa đông, cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp tương đối ngắn là mùa xuân và mùa thu.

- Mùa hạ thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9.

- Mùa đông thường kéo dài từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 3 năm sau.

- Mùa xuân thường kéo dài từ giữa tháng 3 đến hết tháng 4.

- Mùa thu thường kéo dài từ tháng 10 đến giữa tháng 11.

Tuy nhiên, thời gian của các mùa không ổn định, có thể dài hay ngắn tuỳ từng năm do ảnh hưởng có tính quyết định của hoàn lưu khí quyển.

II. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH KHÍ HẬU

Khí hậu tỉnh Hà Nam đuợc quyết định bởi 3 nhân tố, thể hiện cụ thể như sau:

1. Bức xạ mặt trời:

Tại mỗi nơi trên bề mặt trái đất, bức xạ mặt trời là nhân tố cực kỳ quan trọng đối với khí hậu, bởi bức xạ mặt trời cung cấp nguồn nhiệt cho lớp không khí gần mặt đất. Nhiệt độ của lớp không khí này cao hay thấp là do lượng bức xạ nhận được của mặt trời nhiều hay ít quyết định. Lượng bức xạ mặt trời nhận được phụ thuộc chặt chẽ vào vĩ độ địa lý của mỗi nơi trên trái đất. Vị trí này quyết định tính chất địa đới được thể hiện qua bức xạ mặt trời.

Tỉnh Hà Nam với điểm cực Bắc ở xã Mộc Bắc (20,42oB) của huyện Duy Tiên và điểm cực Nam ở cầu Đoan Vĩ (20,42oB) huyện Thanh Liêm. Các điểm cực này đã xác định vị trí nội chí tuyến của tỉnh Hà Nam trong suốt năm có góc nhập xạ lớn, thời điểm góc nhập xạ thấp nhất vào ngày đông chí cũng xấp xỉ 47o. Trong thời gian từ tháng 5 - 8 góc nhập xạ lớn hơn 80o. Hai lần mặt trời lên thiên đỉnh là thời điểm góc nhập xạ lớn nhất (90o) vào ngày 12/6 và ngày 2/7 hàng năm.

Trong suốt năm, thời gian chiếu sáng của mặt trời trong ngày rất dài và không có sự chênh lệch nhiều giữa mùa hạ và mùa đông. Thời gian chiếu sáng dài và góc nhập xạ lớn quanh năm khiến Hà Nam giàu năng lượng mặt trời, ánh sáng và nhiệt lượng.

Bảng 1: Bức xạ tổng cộng hàng tháng tại Hà Nam

              (Thời kỳ 1990- 2002)

 

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

A

TB tháng

Tổng năm

Bức xạ

tổng cộng (Kcal/cm2)

 

5,2

 

5

 

6,1

 

8,7

 

14,2

 

14,3

 

15,4

 

14,1

 

12,5

 

10,8

 

8,7

 

7,8

 

10,23

 

122,8

(Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thuỷ văn tỉnh Hà Nam)

Số liệu thống kê cho thấy tổng bức xạ ở Hà Nam là 122,8 Kcal/cm2/năm, trong đó tháng thấp nhất là 5 Kcal/cm2 (tháng 2) và tháng cao nhất là 15,4 kcal/cm2 (tháng 7). Cùng với bức xạ tổng cộng, cán cân bức xạ tại Hà Nam quanh năm cũng cao, trung bình 70 - 80 Kcal/cm2/năm.

Bức xạ mặt trời ảnh hưởng trực tiếp chế độ nhiệt. Lượng bức xạ tổng cộng lớn và cán cân bức xạ quanh năm dương đã quyết định một đặc điểm nổi bật của khí hậu Hà Nam là tính chất nhiệt độ với nền nhiệt độ cao (nhiệt độ trung bình cả năm 23,4oC, trong đó có 5 tháng nhiệt độ trung bình trên 25oC).

Tuy nhiên, do vị trí địa lý của Hà Nam (mặc dù nằm trong vùng nội chí tuyến nhưng gần chí tuyến Bắc hơn là gần xích đạo) nên theo thời gian trong năm, chuyển động biểu kiến của mặt trời cũng tạo ra sự thay đổi tương đối rõ rệt theo mùa của bức xạ tổng cộng và cán cân bức xạ, góp phần cùng hoàn lưu khí quyển tạo nên hai mùa nóng và lạnh đối lập nhau.

2. Hoàn lưu khí quyển

Hoàn lưu khí quyển đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành khí hậu, đem lại những biến dạng sâu sắc trong quy luật địa đới phụ thuộc vào mặt trời. Ở khu vực nhiệt đới gió mùa như ở nước ta nói chung và Hà Nam nói riêng, hoàn lưu gió mùa là yếu tố chủ yếu chi phối các đặc điểm biến động khí hậu theo thời gian và không gian, đồng thời cũng quy định đặc điểm và chế độ thời tiết cụ thể ở từng địa phương. Thông qua sự tải nhiệt hoàn lưu mà chế độ nhiệt bức xạ ở từng địa phương vào từng thời điểm có thể bị xáo động tăng hay giảm một cách đáng kể. Những hiệu quả về sự tăng giảm độ ẩm, lượng mây và lượng mưa do hoàn lưu đem lại cũng dẫn tới những thay đổi điều kiện bức xạ mà kết quả lại tác động đến chế độ nhiệt bức xạ một cách gián tiếp. Hoàn lưu còn ảnh hưởng tới chế độ gió, đặc điểm chiếu sáng và các yếu tố hoặc các hiện tượng thời tiết khác. Tác động kết hợp của chế độ bức xạ nội chí tuyến và hoàn lưu gió mùa châu Á là nguyên nhân tạo thành một kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa độc đáo ở nước ta nói chung và ở Hà Nam nói riêng.

Hoàn lưu khí quyển ở Hà Nam là một bộ phận của hoàn lưu gió mùa miền Bắc nước ta, được hình thành do sự tác động kết hợp của ba cơ chế gió mùa châu Á: Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Tây Nam Á, trong đó gió mùa Đông Nam Á chi phối mạnh mẽ nhất. Trong suốt cả mùa đông lẫn mùa hạ, miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của nhiều trung tâm tác động khí quyển. Ngoài 2 trung tâm khí áp thường xuyên là áp thấp xích đạo và áp cao cận nhiệt đới Thái Bình Dương, cơ chế hoàn lưu gió mùa ở miền Bắc nước ta còn chịu tác động mạnh mẽ của các trung tâm khí áp khác hoạt động theo mùa: mùa đông là áp cao Xibia và áp thấp Alêuchiên và mùa hạ là áp thấp Ân Độ - Miến Điện.

Đặc điểm nổi bật của cơ chế hoàn lưu gió mùa ở Hà Nam nói riêng và miền Bắc nói chung là sự tương phản sâu sắc giữa mùa đông và mùa hạ về tính chất, phạm vi và cường độ hoạt động của các trung tâm khí áp, các khối khí thịnh hành và hệ thống thời tiết.

2.1. Hoàn lưu mùa hạ và các hình thế thời tiết tương ứng

Trong mùa hạ, miền Nam châu Á hình thành áp thấp rộng lớn có tâm ở Ấn Độ và Pakixtan với trị số khí áp 995 mb. Dải áp thấp xích đạo lúc đó tiến về phía Bắc bán cầu và gần như liên kết với áp thấp Nam Á. Áp cao cận nhiệt đới Thái Bình Dương được tăng cường mạnh và tiến về phía Tây Thái Bình Dương với trị số khí áp là 1.040 mb.

Sự đảo ngược điều kiện khí áp ở châu Á và giữa hai bán cầu vào mùa hạ dẫn đến sự đổi ngược hướng của các dòng không khí thổi tới châu Á so với mùa đông. Trong mùa hạ, các luồng không khí từ các vùng áp cao ngoài biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và từ Nam bán cầu bị hút vào vùng áp thấp Nam Á một cách mạnh mẽ, tạo nên gió mùa mùa hạ ở châu Á.

Từ tháng 5 đến tháng 9, miền Bắc nước ta nằm trong vùng ảnh hưởng chung của cơ chế hoàn lưu mùa hạ này. Nhưng thực ra, gió mùa mùa hạ được tạo ra từ nhiều luồng không khí khác nhau. Đầu mùa hạ, vào tháng 5 và đầu tháng 6, khi rãnh nội chí tuyến còn chưa tiến xa lên phía bắc, không khí nhiệt đới biển Bắc Ấn Độ Dương thịnh hành tạo nên gió mùa mùa hạ ở nước ta theo hướng Tây. Luồng không khí này có bản chất nóng ẩm (nhiệt độ - 25 – 27oC và độ ẩm tuyệt đối 20 mb) và có tầng dày tới 4 - 5 km. Trước khi tới lãnh thổ miền Bắc nước ta, khối không khí này vượt qua dãy Trường Sơn, do đó trở nên rất nóng và khô, tạo nên trạng thái thời tiết khô nóng đặc trưng ở Bắc Bộ nước ta. Do tác động của áp thấp Bắc Bộ, luồng gió Tây này phải đi vòng qua vịnh Bắc Bộ và đổi hướng thành gió Đông Nam nên tính chất khô nóng đã có phần giảm bớt.

Từ tháng 7, khi giải áp thấp nội chí tuyến tiến dần lên phía Bắc và hoà nhập với áp thấp châu Á thì không khí từ xích đạo ở áp cao Nam Thái Bình Dương vượt xích đạo thổi lên, lấn át không khí nhiệt đới biển Ấn Độ Dương. Thời kỳ này thịnh hành gió hướng Nam và Đông Nam. Do hình thành và đi qua biển nên khối khí xích đạo này rất ẩm và mát hơn khối khí biển Ấn Độ Dương, ở miền Bắc nước ta, khối khí này có nhiệt độ trung bình 27 - 29oC, không bao giờ vượt quá 35 – 37oC, độ ẩm tuyệt đối thường trên 20mb và độ ẩm tương đối đạt tới 85 - 90%. Khối khí này tạo nên các trận mưa lớn mùa hạ và các đợt mưa kéo dài ở miền Bắc nước ta do thường kèm theo dải hội tụ nhiệt đới hoặc nhiễu động của bão gây nên. Khối khí xích đạo này lan rộng khắp nước ta và Nam Trung Quốc trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. Suốt mùa hạ, xen giữa các đợt gió mùa Tây Nam, Nam và Đông Nam là gió tín phong từ lưỡi cao áp Tây Thái Bình Dương.

Không khí nhiệt đới biển từ Thái Bình Dương thổi vào cũng rất nóng và ẩm (nhiệt độ trung bình 27 - 29oC, độ ẩm tuyệt đối 20 mb và độ ẩm tương đối 85 - 90%). Do hoạt động trong cơ chế rìa cao áp nên khối khí này thường đem tới trạng thái thời tiết quang đãng và ổn định. Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu khi mới xâm nhập vào đất liền hoặc khi kết hợp với các nhiễu động kiểu hội tụ, nó vẫn có thể gây ra các trận mưa lớn trên miền Bắc nước ta. Khối khí này chiếm ưu thế vào đầu và cuối mùa hạ với tần suất 35 - 40%. Vào mùa hạ, miền Bắc nói chung và Hà Nam nói riêng còn chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới từ biển Đông và Thái Bình Dương. Thời kỳ bão hoạt động mạnh nhất vào các tháng 7, 8 và 9. Hà Nam nằm trong vùng đồng bằng thấp nên cũng bị ảnh hưởng bởi các trận bão này (chủ yếu là mưa lớn).

2.2. Hoàn lưu mùa đông và các hình thế thời tiết tương ứng

Trong mùa đông, lục địa châu Á rộng lớn bị lạnh nên tạo ra áp cao nhiệt tính Xibia. Áp cao này phát triển mạnh nhất vào tháng giêng khi trị số ở tâm đạt tới 1.040 mb bao trùm khu vực hồ Bai-can và chi phối phần lớn lục địa châu Á. Thời kỳ này áp cao cận nhiệt đới Thái Bình Dương thu hẹp phạm vi và lùi xa về phía đông đến quần đảo Ha-oai. Trị số khí áp khoảng 1.020 mb. Tại vùng Bắc Thái Bình Dương, giữa hai áp cao đó hình thành một áp thấp A-lêu-chiên với trị số khí áp 1.000 mb. Dải áp thấp nội chí tuyến di chuyển về phía nam theo chuyển động biểu kiến của mặt trời. Vào tháng giêng, áp thấp này nằm ở Nam bán cầu. Sự chênh lệch khí áp đã tạo nên các dòng không khí chuyển động từ các áp cao đến áp thấp. Theo đó, không khí lạnh từ gần địa cực xâm nhập vào vùng nhiệt đới, tràn vào nước ta tạo nên gió mùa mùa đông ở các tỉnh phía Bắc. Ngoài ra, miền Bắc nước ta còn chịu ảnh hưởng bởi gió tín phong Bắc bán cầu đưa các khối khí nhiệt đới từ biển Thái Bình Dương vào. Loại gió này thường hoạt động mạnh vào các thời kỳ suy yếu của gió mùa Đông Bắc. Như vậy, hoàn lưu mùa đông ở nước ta là sự kết hợp xen kẽ giữa gió tín phong Bắc bán cầu và gió mùa mùa đông.

Gió mùa Đông Bắc chi phối mạnh mẽ thời tiết miền Bắc nói chung và Hà Nam nói riêng trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (mạnh nhất là các tháng 12, 1 và 2). Trong mùa đông, không khí từ cao áp Xibia tràn vào nước ta qua lục địa Trung Quốc hoặc vòng qua biển Tây Thái Bình Dương. Tuỳ theo điều kiện cụ thể và tính chất của không khí cực đới này biến đổi nhiều hay ít: vào nửa đầu mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau) miền Bác nói chung và Hà Nam nói riêng chịu ảnh hưởng của không khí cực đới khô vì đi qua lục địa Trung Quốc. Đây là khối khí lạnh nhất và khô nhất ở miền Bắc nước ta trong mùa đông. Tính chất nhiệt ẩm của khối khí này thay đổi đáng kể theo thời gian. Tháng giêng là thời kỳ nhiệt độ và độ ẩm đều xuống thấp nhất.

Thời kỳ thịnh hành của khối không khí cực đới biến tính qua lục địa cũng là mùa khô ở tỉnh Hà Nam. Khi những đợt không khí lạnh cực đới biến tính khô tràn về, nhiệt độ không khí ở Hà Nam có thể giảm nhanh hàng chục độ trong vòng 24 giờ khiến cho biên độ nhiệt trong ngày có thể lên đến 15 - 20oC. Ban ngày trời quang đãng và nắng hanh, ban đêm lạnh giá do mặt đất bức xạ nhiệt mạnh. Vào nửa cuối mùa đông, tâm của áp cao Xibia lùi về phía đông, vì vậy để tới được phương nam, khối khí cực đới này phải đi vòng qua biển, tiếp xúc với bề mặt nước lạnh trong thời gian khá dài. So với không khí cực đới biến tính khô thì khối không khí biến tính qua biển ẩm hơn và độ ẩm tăng lên rõ rệt. Khi tràn vào lãnh thổ nước ta, không khí thường bão hoà (độ ẩm tuyệt đối thường là 9 - 11g/kg). Vào cuối mùa đông nhiệt độ trung bình của các khối không khí này có thể tăng thêm lên 3 - 5oC và độ ẩm tăng thêm lên 3 - 4 mb. Không khí cực đới biến tính ẩm tạo nên một kiểu thời tiết ẩm ướt, trời đầy mây, thường có mưa phùn và biên độ nhiệt trong ngày ít. Thời gian thịnh hành của khối khí này thường trùng với mùa mưa phùn đặc trưng vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nói chung và Hà Nam nói riêng.

Trong thời kỳ gió mùa cực đới ngừng hoạt động, gió tín phong hoạt động mạnh từ rìa tây nam và nam của Thái Bình Dương hoặc từ áp cao phụ nhiệt đới biển Đông đem lại không khí nhiệt đới biển thực thụ, hoặc không khí cực đới đã bị nhiệt đới hoá trên biên Đông. Các khối khí này ấm và ẩm hơn nhiều so với các khối khí cực đới. Khi gió tín phong thịnh hành tạo nên trạng thái thời tiết ấm, trời quang mây và nắng giữa mùa đông. Không khí nhiệt đới biển tuy có mặt trong suốt mùa đông, nhưng chỉ chiếm ưu thế trong những tháng đầu mùa và cuối mùa. Do chứa lượng ẩm cao và bắt nguồn từ biển, nên không khí nhiệt đới biển là nguồn cung cấp lượng mưa chủ yếu trong mùa đông ở miền Bắc nước ta. Nửa cuối mùa đông, không khí nhiệt đới biển rất ẩm khi tràn vào miền Bắc nước ta gặp phải miền đất lạnh nên dễ dàng ngưng kết, gây nên mưa phùn rả rích kéo dài, trời ấm và đầy mây. Ở Hà Nam, trạng thái thời tiết này thường diễn ra vào tháng 2 và tháng 3 hàng năm.

2.3. Tính chất mặt đệm

Đây là một trong ba nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến khí hậu. Khác nhau rõ rệt nhất là mặt đệm đất liền và mặt đệm nước. Theo lý thuyết, nếu lấy bức xạ mặt đất hấp thu là 100% thì có 43% đi thẳng vào không khí để làm nóng không khí, còn 5 - 7% truyền sâu xuống đất. Cũng trong số lượng 100% đó mặt nước thì chỉ có 0,4% truyền cho không khí, còn 99,6% truyền sâu xuống nước. Như vậy, mặt đệm rắn có thể nhường cho không khí ngay một lúc một lượng nhiệt lớn còn nước thì toả xuống các nước lớp sâu phần lớn nhiệt của nó và chỉ nhường cho không khí một lượng nhiệt rất nhỏ mà thôi. Cho nên trong thời kỳ nhật chiếu chiếm ưu thế, nghĩa là trong mùa hạ và trong mùa khác thì về ban ngày, không khí trên mặt đất thường nóng hơn rất nhiều so với không khí trên mặt nước. Ngược lại, trong thời kỳ phát xạ ban đêm và mùa đông, khi mặt đệm lạnh đi do phát xạ, bề mặt đất không còn lượng nhiệt dự trữ lớn nữa sẽ lạnh đi rất nhiều và làm cho không khí ở các lớp lân cận cũng lạnh đi. Mặt nước khi lạnh đi sẽ lấy nhiệt từ các lớp nước sâu hơn. Cho nên không khí trên mặt đất thường lạnh hơn không khí trên mặt nước. Sự chênh lệch đó đặc biệt lớn trong biến trình năm của nhiệt độ.

Ngoài ra, còn làm tăng lượng mưa và độ ẩm không khí. Trung bình biên độ ngày của nhiệt độ trong rừng thấp hơn ngoài đồng là 2oC.

Ảnh hưởng của mặt đệm đối với nhiệt độ không khí biểu hiện đặc biệt rõ rệt trong lớp không khí gần mặt đệm, dày độ 1 - 1,5m. Lên cao ảnh hưởng này giảm dần.

Ở tỉnh Hà Nam, diện tích có rừng bao phủ chiếm 4.661 ha / 84.171 ha diện tích toàn tỉnh tức là chiếm 5,53% diện tích lãnh thổ; đất trống đồi trọc chiếm 6.645 ha tức là 7,89% diện tích lãnh thổ; núi đá chiếm 2.890 ha tương đương 3,43% diện tích lãnh thổ. Do tác dụng của rừng và cộng với địa hình đồi núi mà nơi đây có loại tiểu khí hậu khác với vùng đồng ruộng, có nhiệt độ trung bình năm là 23oC và lượng mưa 2000mm/năm.

Nói tóm lại, tính chất mặt đệm ở Hà Nam góp phần tạo nên sự phân hoá khí hậu theo không gian và thời gian, làm cho khí hậu Hà Nam mang tính đa dạng mặc dù nó vẫn phản ánh rõ rệt đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền khí hậu phía Bắc.

III. CẤU TRÚC MÙA KHÍ HẬU

Như trên đã nói, hoàn lưu khí quyển với hai mùa gió khác nhau chi phối mạnh mẽ khí hậu của miền Bắc và tỉnh Hà Nam. Nhân tố phi địa đới này đã phá vỡ tính chất địa đới của khí hậu do bức xạ mặt trời tạo ra. Nếu bức xạ mặt trời của vùng nội chí tuyến tạo nên nền nhiệt độ cao quanh năm, thì hoàn lưu gió mùa mùa đông thông qua sự tải nhiệt hoàn lưu lại gây ra sự suy giảm nhiệt độ một cách khác thường ở miền Bắc (trong đó có tỉnh Hà Nam) so với các nơi khác cùng vĩ độ trên trái đất. Điều này tạo ra một mùa có nhiệt độ thấp rõ rệt mà ta gọi là mùa đông. Nó khiến cho hệ thống tự nhiên phức tạp và tác động không nhỏ tới đời sống và hoạt động của con người theo nhịp điệu hoạt động của hoàn lưu gió mùa. Hoàn lưu gió mùa còn làm cho chế độ ẩm trong năm bị phân hoá thành một mùa ẩm và một mùa khô tương ứng với độ ẩm của các khối khí đặc trưng theo mùa.

Như vậy, sự phân hoá mùa khí hậu ở Hà Nam được đặc trưng bởi sự phân hoá chế độ nhiệt. Đây là nhân tố quan trọng nhất, cơ bản nhất, quyết định đến tính nhịp điệu của các hiện tượng tự nhiên cũng như đời sống và sản xuất của con người tại Hà Nam. Sự phân hoá nhiệt độ tạo ra hai mùa nóng và lạnh tương phản nhau là đặc điểm rõ rệt của khí hậu miền Bắc nói chung và Hà Nam nói riêng. Giữa hai mùa nóng và lạnh là thời kỳ chuyển tiếp tương đối ngắn mà ta vẫn thường gọi là mùa xuân và mùa thu.

1.Mùa hạ. Mùa hạ ở Hà Nam thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9. Đây cũng là mùa mưa trong năm. Trạng thái đặc trưng của mùa này là nóng và ẩm (nhiệt độ trung bình là 28 - 29oC, độ ẩm tương đối 88%). Thỉnh thoảng trong mùa hạ lại có những đợt nắng nóng gay gắt. Tuỳ từng năm, mùa hạ có thể có số đợt nắng nóng nhiều hay ít (mùa hạ năm 2000 hầu như không có đợt nắng nóng kéo dài nào, nhưng năm 1998 có tới 3, 4 đợt). Tháng 6 đã có lần nóng tới 38oC, chưa từng có trong 40 năm trở lại đây.

Trong những ngày nắng nóng gay gắt, nhiệt độ có thể tới 35 - 36oC và cao hơn. Những đợt nắng nóng gay gắt này do hoạt động của hoàn lưu gió Tây khô nóng gây ra. Thông thường trong toàn mùa có 2/3 số ngày nóng và rất nóng (trong đó số ngày rất nóng chiếm khoảng 15 - 20%, còn lại 1/3 số ngày dịu mát hơn). Số ngày có mưa chiếm khoảng 50%, còn số ngày khô chiếm khoảng 20%, số ngày ẩm không mưa chiếm khoảng 30%.

Biến trình mùa của các loại hình thời tiết trong mùa hạ theo xu hướng tăng dần nhiệt độ và lượng mưa vào giữa mùa (tháng 7) sau đó ngược lại, nhiệt độ và lượng mưa giảm dần. Vào tháng 5, thời tiết nóng đã thể hiện rõ rệt qua nhiệt độ trung bình nhiều năm đo được là 26,7oC (so với tháng 4 chỉ 23,8oC). Tuy vậy, trong tháng 5 ít khi xuất hiện thời tiết nắng nóng gay gắt. Lượng mưa trong tháng 5 đã tăng lên rõ rệt so với tháng 4 (trung bình là 250mm so với 69,3mm). Số ngày nóng và rất nóng tăng dần từ tháng 5 đến tháng 6 và tháng 7 (60% rồi đến 70% và 80%), còn số ngày dịu mát ngày càng giảm đi. Trong tháng 7, số ngày rất nóng thường chiếm 25 - 30%. Số ngày có mưa và lượng mưa cũng tăng dần: Trung bình là 250mm (tháng 5), 265mm (tháng 6) và 297mm (tháng 7). Nếu vào đầu mùa hạ, số ngày khô thường chiếm 30 - 40% thì đến tháng 7 chỉ còn khoảng 15 - 20%; Nếu vào đầu mùa, thời tiết khô do ảnh hưởng của hoàn lưu gió Tây, thì vào giữa mùa, thời tiết khô do ảnh hưởng của đới tín phong; Bắc bán cầu. Sang tháng 8, nhiệt độ có phần giảm đi so với tháng 7 (trung bình là 28,3oC so với 29,1oC), nhưng số ngày mưa và lượng mưa lại tăng lên (trung bình là 319,5mm) do đây là thời kỳ mưa bão nhiều nhất trong năm. Sang tháng 9 nhiệt độ giảm đi càng rõ rệt hơn nữa (trung bình chỉ còn 26,9oC), số ngày nắng nóng chỉ còn 6 - 7% và thời tiết dịu mát đã có phần chiếm ưu thế rõ rệt. Số ngày mưa và lượng mưa giảm đáng kể (còn 270mm).

2. Mùa đông. Mùa đông ở Hà Nam kéo dài khoảng 3-4 tháng tùy từng năm và thường chỉ thể hiện rõ rệt trong 3 tháng (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau), nhưng có năm, mùa đông có thể đến sớm từ tháng 11 và có thể kéo dài đến tháng 3 năm sau. Đó là những năm mà áp cao Xibia hoạt động rất mạnh, đưa khối khí cực đới về phía nước ta dưới hình thức các đợt gió mùa mùa đông với tần suất cao và cường độ mạnh. Trạng thái thời tiết đặc trưng của mùa này là kiểu thời tiết nóng lạnh bất thường xen kẽ nhau khiến cho biên độ nhiệt giữa những ngày lạnh và nắng ấm có thể lên tới 15 - 20oC.

Biến trình mùa của các loại hình thời tiết mùa đông theo xu hướng lạnh dần và lượng mưa cũng giảm dần từ đầu mùa đến giữa mùa (tháng giêng năm sau), sau đó ngược lại thời tiết ấm dần và lượng mưa tăng dần.

Đầu mùa đông, số ngày nắng ấm chiếm phần chủ yếu (3/4), thỉnh thoảng mới có những đợt lạnh bất thường với cường độ yếu, chưa đủ để lấn át các khối khí nóng, số ngày lạnh không nhiều và hầu như rất hiếm có ngày rất lạnh. Nhưng đến giữa mùa, số ngày lạnh và rất lạnh tăng lên nhiều (chiếm khoảng 70 - 75%), trong đó số ngày rất lạnh chiếm khoảng 20 - 25%. Số liệu quan trắc nhiều năm cho thấy, nhiệt độ trung bình các tháng nửa đầu mùa đông được thể hiện như sau: Tháng 11 là 21,3oC, tháng 12 là 18,1oC và tháng giêng năm sau là 17,2oC. Nửa đầu mùa đông cũng là thời kỳ khô nhất trong năm với số ngày mưa rất ít, lượng mưa ít và có chiều hướng ngày càng giảm (tháng 11: 789,7mm; tháng 12: 26,95mm; tháng giêng: 29mm). Những ngày không có mưa là những ngày thời tiết lạnh và rất lạnh khi khối khí lạnh cận cực biến tính đi qua lục địa Trung Quốc tràn xuống miền Bắc nước ta. Đây là thời kỳ hanh khô nên rất dễ gây hạn hán và hoả hoạn.

Đến nửa cuối mùa đông, thời tiết ấm dần lên (nhiệt độ trung bình tháng 2 là 17,6oC, tháng 3 là 20,1oC) do góc nhập xạ tăng lên khi mặt trời chuyển động dần về phía Bắc bán cầu. Cùng lúc đó, số ngày có mưa tăng lên, số ngày khô giảm đi chỉ còn khoảng 20 - 25% và lượng mưa tăng rõ rệt với lượng mưa trung bình tháng 3 là 87,5mm so với tháng 1 là 29mm. Hình thái thời tiết ấm và có mưa phùn là khá phổ biến vào cuối mùa đông, phù hợp với thời kì khối khí cận cực biến tính đi qua vịnh Bắc Bộ xâm nhập vào vùng đồng bằng. Thời tiết này rất thuận lợi cho nông nghiệp, nhưng cũng tạo ra nguy cơ dịch bệnh phá hoại mùa màng.

3. Giai đoạn chuyển tiếp (mùa xuân và mùa thu)

Đây là giai đoạn giao tranh giữa hai hệ thống hoàn lưu mùa hạ và mùa đông. Tâm điểm của các giai đoạn chuyển tiếp này là tháng 4 và tháng 10. Đặc trưng của các giai đoạn này là sự biến động mạnh của thời tiết và độ biến thiên cao của các yếu tố khí hậu trung bình tháng. Trong giai đoạn chuyển mùa này, xuất hiện đủ loại hình thời tiết trong năm. Đây cũng là giai đoạn hoạt động mạnh nhất của đới tín phong xâm nhập vào lãnh thổ miền Bắc nước ta, khiến cho trạng thái thời tiết ấm (mùa xuân) và mát (mùa thu) rất phổ biến.

Trong mùa xuân, thời tiết có xu hướng ấm dần lên và lượng mưa cũng tăng lên, chuyển dần từ mùa khô sang mùa mưa. Ngược lại, trong mùa thu, thời tiết diễn biến theo xu hướng từ mùa nóng sang mùa lạnh với nhiệt độ giảm và lượng mưa cũng giảm, chuyển dần từ trạng thái thời tiết nóng ẩm sang trạng thái thời tiết lạnh và khô.

Tuỳ theo tình hình cụ thể về sự hoạt động và thời gian diễn ra sự tranh chấp của các hệ thống hoàn lưu khí quyển mà giai đoạn chuyển tiếp (mùa xuân và mùa thu) giữa hai mùa chính trong năm (mùa hạ và mùa đông) có thể dài hay ngắn. Tuy nhiên, những giai đoạn chuyển tiếp này thường không kéo dài quá 2 tháng, mà trung bình chỉ khoảng 1 tháng rưỡi.  

Như phần địa hình đã trình bày, tỉnh Hà Nam có địa thế thấp với đại bộ phận lãnh thổ là đồng bằng, chỉ ở rìa phía tây nam thuộc địa phận 2 huyện Thanh Liêm và Kim Bảng mới có núi, đồi nhưng là núi, đồi thấp với độ cao không đáng kể nên chưa đủ khả năng là nhân tố chi phối khí hậu toàn tỉnh mà chỉ có thể tạo nên một tiểu vùng khí hậu có phần khác biệt với vùng đồng bằng rộng lớn kế cận. Vì vậy nhân tố địa hình không tạo nên sự thay đổi về bán chất và nhịp điệu chung của các mùa khí hậu ở tỉnh Hà Nam.

IV.CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU

Khí hậu Hà Nam thể hiện tính chất chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt ở Việt Nam; mặt khác, nó cũng thể hiện tính chất của miền khí hậu phía Bắc với hai mùa nhiệt tương phản nhau rõ rệt; kèm theo là chế độ gió, mưa, độ ẩm, độ bốc hơi... cũng có sự phân hoá rõ rệt theo mùa. Dưới đây là sự thể hiện các yếu tố khí hậu của tỉnh Hà Nam.

1. Chế độ nhiệt

Như trên đã trình bày, do vị trí nội chí tuyến của tỉnh Hà Nam nên có bức xạ tổng cộng lớn và cân bằng bức xạ cao, khiến cho tỉnh Hà Nam có nền nhiệt độ cao với nhiệt độ trung bình mùa hạ 27oC và nhiệt độ trung bình mùa đông 18oC (xem số liệu trong phần đặc điểm khí hậu tỉnh Hà Nam và Bảng 2, Bảng 3 dưới đây).

 

Bảng 2. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại Hà Nam

(Thời kỳ 1990 – 2002)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Nhiệt độ TB (oC)

 

17,2

 

17,6

 

20,1

 

23,8

 

26,7

 

28,8

 

29,1

 

28,3

 

26,9

 

24,7

 

21,3

 

18,1

Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn tỉnh Hà Nam

 

Nhiệt độ trung bình năm tại Hà Nam (Thời kỳ 1990 – 2002)

 

Năm

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

TB

Nhiệt độ TB (oC)

 

23,6

 

23,9

 

23,1

 

23,4

 

23,7

 

23,3

 

23,0

 

23,8

 

24,3

 

23,5

 

23,4

 

23,4

 

23,8

 

23,4

Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn tỉnh Hà Nam

 

Vị trí nội chí tuyến quyết định nền nhiệt độ cao của tỉnh Hà Nam, làm cho gió mùa Đông Bắc trong mùa đông bị biến tính nhanh chóng, khiến cho các đợt lạnh trong mùa đông chỉ kéo dài vài ngày nếu không có sự bổ sung liên tục của gió mùa Đông Bắc.

Về lý thuyết, điều kiện địa đới của tỉnh Hà Nam trong mùa đông khi góc nhập xạ nhỏ nhất trong năm vẫn có thể duy trì nền nhiệt độ 18oC - 24oC, vượt ngưỡng gây cảm giác lạnh cho con người (17oC) và đó là nhiệt độ của thời tiết mát mẻ dễ chịu.

Chế độ nhiệt ở Hà Nam có sự phân hoá theo thời gian trong năm giữa mùa hạ và mùa đông. Mùa hạ với tháng nóng nhất thường là tháng 7 có nhiệt độ trung bình 29,1oC, xảy ra sau khi mặt trời lên thiên đỉnh lần thứ hai. Nhiệt độ cao tuyệt đối đo được là 39,6oC (tháng 7 năm 1997). Tháng lạnh nhất trong mùa đông thường là tháng 1 có nhiệt độ trung bình 17,2oC, xảy ra sau khi mặt trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam. Nhiệt độ thấp tuyệt đối đo được là 5oC. Biên độ nhiệt giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất trong năm tới 11,9oC. Biên độ nhiệt giữa nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất tới 34,6oC.

Sự phân hoá về chế độ nhiệt giữa hai mùa nóng và lạnh ở Hà Nam được giải thích là do sự kết hợp của hai nguyên nhân sau.

   - Thứ nhất, khối khí cận cực phương Bắc từ cao áp Xibia với gió mùa mùa đông đã phá vỡ tính chất địa đới của khí hậu Hà Nam, tạo ra các đợt lạnh lẽ ra không có ở vùng nội chí tuyến như Hà Nam. Tuỳ theo cường độ của gió mùa mùa đông mà nhiệt độ có thể xuống thấp nhiều hay ít (biên độ nhiệt trước và sau khi có gió mùa thường trung bình từ 10 - 15oC, có khi trên 15oC đối với các đợt lạnh giữa mùa đông). Tuỳ theo tần suất xuất hiện của gió mùa mùa đông mà các đợt lạnh có thể chỉ kéo dài trung bình 4 - 5 ngày mỗi đợt, nhưng cũng có khi kéo dài hơn 10 ngày, thậm chí hơn 15 ngày nếu tần suất xuất hiện liên tục.

   - Thứ hai, vị trí địa lý của tỉnh Hà Nam như trên đã trình bày là vị trí gần chí tuyến Bắc hơn là gần xích đạo, nên có chênh lệch khá lớn về góc nhập xạ (nhỏ nhất vào ngày đông chí với 47o và lớn nhất là hai lần mặt trời lên thiên đỉnh với 90oC). Điều này dẫn tới lượng bức xạ nhận được từ mặt trời cũng có sự chênh lệch đáng kể mà hệ quả là sự chênh lệch giữa mùa đông và mùa hạ. Hơn nữa, do có vị trí khá gần lục địa Trung Quốc nên Hà Nam chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông rất rõ rệt, góp phần tạo ra sự suy giảm nhiệt độ một cách mạnh mẽ.

Sự phân hoá về chế độ nhiệt theo thời gian cũng thể hiện giữa nhiệt độ ban ngày và ban đêm, rõ rệt nhất vào những tháng trời hanh khô (biên độ nhiệt có thể tới 12 - 14oC). Trong thời kỳ hanh khô, trời quang mây, ban đêm mặt đất bức xạ nhiệt rất mạnh khiến nhiệt độ không khí giảm nhanh, tạo nên biên độ nhiệt rất lớn giữa ngày và đêm. Ngược lại, vào thời kỳ có mưa phùn trời âm u, ít nắng thì biên độ nhiệt ngày đêm là không đáng kể.

Sự phân hoá về chế độ nhiệt ở Hà Nam còn thể hiện về không gian lãnh thổ. Ở vùng đồng bằng, nhiệt độ trong mùa hạ thường thấp hơn và nhiệt độ trong mùa đông thường cao hơn vùng núi thuộc các huyện Thanh Liêm và Kim Bảng. Trong các thung đá vôi, ban ngày mùa hạ có thể nóng trên 43 - 45oC. Lý giải điều này là do địa hình mang lại, đặc biệt với địa hình núi đá vôi hầu như rất ít cây cối thì sự hấp thu nhiệt và sự tỏa nhiệt đều diễn ra rất mạnh, khiến cho mùa hạ rất nóng và mùa đông lại rất lạnh so với vùng đồng bằng không có núi.

Biến trình năm của nhiệt độ ở Hà Nam cho thấy, vào mùa hạ, nhiệt độ trung bình các tháng chênh lệch nhau không đáng kể hoặc thường dưới 2oC. Ngược lại vào mùa đông, giữa các tháng đầu và cuối mùa so với tháng lạnh nhất vào giữa mùa thì nhiệt độ trung bình có thể chênh lệch trên 4oC.

2. Chế độ gió

Chế độ gió ở Hà Nam phân hoá rõ rệt giữa mùa hạ và mùa đông, phản ảnh rõ rệt nhân tố hoàn lưu khí quyển là căn bản, còn nhân tố địa hình là không đáng kể (vì núi, đồi thấp). Có thể thấy ở Hà Nam có một số hướng gió chủ yếu sau đây.

   - Gió Nam thịnh hành nhất vào đầu mùa hạ (chiếm 21,8%) và đứng đầu trong các hướng gió thổi trong tháng 5), tốc độ gió trung bình 3m/s phổ biến gần suốt năm. Nửa đầu mùa đông, tốc độ gió có phần giảm cùng với tần suất xuất hiện ít dần (thấp nhất trong năm là 0,8% vào tháng 12).

   - Gió Đông thịnh hành gần như suốt năm, tần suất xuất hiện cao nhất vào những tháng cuối mùa đông (tối đa là 31,7% vào tháng 2). Sang mùa hạ, tần suất giảm dần đến cuối năm. Tốc độ gió trung bình 2 - 3 m/s phổ biến suốt năm.

   - Gió Tây Nam thịnh hành vào giữa mùa hạ với đặc điểm khô, nóng. Tần suất cao nhất là 16,7% vào tháng 6, hầu như ít xuất hiện vào thời kỳ còn lại trong năm. Tốc độ gió trung bình đến 2 - 3m/s vào mùa hạ và 1- 2m/s vào thời kỳ còn lại trong năm.

   - Gió Tây Bắc thịnh hành vào nửa cuối mùa hạ và nửa đầu mùa đông. Tần suất cao nhất là 12,4% vào tháng 9. Tốc độ gió trung bình phổ biến suốt năm là 3m/s.

   - Gió Bắc - Tây Bắc giống như gió Tây Bắc, thịnh hành nhiều vào nửa cuối mùa hạ (tần suất cao nhất là 13,6% vào tháng 9) cũng là lúc tốc độ gió có thể lên tới 4m/s. Ngoài ra, còn xuất hiện vào mùa thu và đầu đông.

   - Gió Nam - Đông Nam thịnh hành nhất vào mùa xuân và đầu mùa hạ với tần suất cao nhất là 12,1% vào tháng 5, tốc độ gió cao nhất thường xảy ra vào nửa cuối mùa đông (4m/s) mặc dù tần suất xuất hiện thấp (2,4% - 2,8% trong các tháng 1 và 3).

   - Gió Đông Nam thịnh hành suốt năm, tần suất cao nhất với 15% là vào tháng 4. Tốc độ trung bình đến 2 - 3m/s phổ biến suốt năm.

   - Gió Bắc xuất hiện suốt năm, thịnh hành nhất vào nửa đầu mùa đông với tần suất cao nhất là 33,1% trong tháng 12. Tốc độ gió trung bình đến 2 - 3m/s. Vào giữa mùa hạ, tốc độ gió yếu nhất (1m/s vào tháng 6).

   - Gió Tây thịnh hành vào giữa mùa hạ với tần suất cao nhất là 10% trong tháng 7.

   - Tần suất lặng gió ở Hà Nam cũng khá cao. Mùa thu và nửa đầu mùa đông, tần suất lặng gió cao nhất trong năm (tối đa là 31,7% vào tháng 12). Tần suất lặng gió thấp nhất là 7,3% vào nửa đầu mùa hạ khi có nhiều hướng gió khác nhau (Nam, Đông Nam, Đông và Đông - Đông; Nam).

Như vậy, tuỳ theo từng mùa mà có những hướng gió thịnh hành sau:

   - Mùa hạ: Gió Nam với tần suất trung bình cả mùa là 12%, gió Tây Nam 9,8%, gió Bắc 9,6%, gió Đông Nam 8%, gió Đông 6,6% và gió Tây 5,3%.

   - Mùa đông: Gió Bắc với tần suất trung bình cả mùa là 19,2%, gió Đông 16,7%, gió Tây Bắc 6,05% và gió Đông - Đông Bắc 4,06%.

   - Mùa xuân (chỉ xét trong tháng 4): Gió Đông với tần suất 21,2%, gió Nam 20,4%, gió Đông Nam 15% và gió Nam - Đông Nam 10,8%.

   - Mùa thu (chỉ xét trong tháng 10): Gió Bắc với tần suất 28,2%, gió Đông và Bắc - Tây Bắc đều 9,7%, gió Bắc - Đông Bắc 8%.

3. Chế độ mưa

Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng và chịu ảnh hưởng của hệ thống hoàn lưu gió mùa nên lượng mưa ở Hà Nam nhiều, trung bình là 1.500 - 2.000mm (tính trung bình trong thời gian 1990 - 2002 là 1.834,7mm/năm).

Bảng số liệu lượng mưa trung bình hàng năm và các tháng trong năm dưới đây cho thấy rõ lượng mưa lớn ở Hà Nam (Bảng 4 và Bảng 5).

 

Bảng 4: Lượng mưa trung bình các tháng tại Hà Nam (Thời kỳ 1990 – 2002)

 

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Lượng mưa TB (mm)

29,03

25,16

87,55

67,27

249,24

264,21

297,38

319,49

270,35

184,02

78,96

36,95

 

Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn tỉnh Hà Nam

 

Bảng 5: Lượng mưa các năm tại Hà Nam

 

Năm

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

Lượng mưa TB (mm)

1949,2

1455,8

1721,3

1775,1

3175,5

1546,0

2192,2

2354,3

1265,0

1888,8

1503,4

2259,1

1758,6

 

Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn tỉnh Hà Nam

Cũng chính vì chịu ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa nên      chế độ mưa hàng năm ở Hà Nam phân hoá thành hai mùa rõ rệt.

Mùa mưa. Nếu theo quy định chung, mùa mưa bao gồm những tháng có lượng mưa trung bình trên 100mm thì mùa mưa ở Hà Nam thường kéo dài tới 6 tháng (từ tháng 5 - tháng 10) và chiếm khoảng 80 - 85% tổng lượng mưa cả năm. Đây là thời kỳ thịnh hành của khối khí xích đạo và nhiệt đới có độ ẩm cao, mang lại lượng mưa phong phú, các trị số lượng mưa ngày, số ngày mưa đạt cực trị thường vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9, tương ứng với thời kỳ thịnh hành của khối khí xích đạo và hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới cùng với bão. Lượng mưa trung bình tháng trong các tháng này thường đạt 300 - 400mm, cá biệt có thể tới 709,9 mm (tháng 7/1997), 765,4mm (tháng 9/1973). Đây cũng là thời kỳ phát triển mạnh của dông nhiệt (nhất là vùng núi thuộc huyện Kim Bảng và Thanh Liêm) do nhiệt độ và độ ẩm rất cao kích thích sự phát triển của các dòng đối lưu.

Mùa ít mưa. về mùa này, mưa ở Hà Nam thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và chỉ chiếm 15 - 20% tổng lượng mưa cả năm. Thời kỳ này tương ứng với mùa đông (khi khối khí cận cực biến tính phương Bắc tràn vào nước ta) cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp là mùa xuân và mùa thu (khi có sự giao tranh giữa các hệ thống hoàn lưu mùa hạ và mùa đông, đồng thời là thời kỳ gió tín phong chiếm ưu thế).

Mùa ít mưa có thể chia làm 3 giai đoạn:

   - Giai đoạn mưa ít nhất trong năm ứng với giai đoạn thịnh hành của khối khí cận cực khô khan, diễn ra vào nửa đầu mùa đông từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Lượng mưa trung bình của các tháng trong giai đoạn này ít hơn 50mm/tháng, cá biệt có những trị số rất nhỏ (2,1mm-tháng 12/1996, 1,5mm- tháng 12/2000). Mưa trong giai đoạn này thường là mưa nhỏ và không kéo dài.

   - Giai đoạn mưa phùn diễn ra vào nửa cuối mùa đông (tháng 2 - 3), khi khối khí cận cực biến tính đi qua vịnh Bắc Bộ nên rất ẩm. Tuy nhiên, do nhiệt độ thấp nên không có khả năng ngưng kết mạnh để tạo ra các trận mưa rào như mùa hạ mà chỉ ở dạng mưa phùn với lượng mưa không lớn nhưng lại kéo dài (vì độ ẩm không khí luôn trong tình trạng bão hoà), khiến cho số ngày có mưa và lượng mưa tăng lên rõ rệt so với giai đoạn đầu mùa đông. Số ngày mưa trong các tháng này có thể tới 10 - 12 ngày/tháng và lượng mưa có trường hợp tới hơn 100mm/tháng: 135,1mm (tháng 3/2001), 154,8mm (tháng 3/1994), thậm chí tới 239,3 mm (tháng 3/1990).

   - Giai đoạn chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hạ và ngược lại là giai đoạn chuyển mùa (mùa xuân và mùa thu) với đặc điểm là mùa xuân thì lượng mưa tăng lên để chuyển dần sang mùa hạ (mưa nhiều), còn mùa thu thì lượng mưa giảm rõ rệt đó chuyển dần sang mùa đông (ít mưa).

Tuy chế độ mưa ở Hà Nam chia ra hai mùa rõ rệt, nhưng lại rất phức tạp và thất thường do sự hoạt động của hoàn lưu gió mùa mạnh hay yếu tuỳ từng năm và do những nhân tố đột xuất như bão... gây ra. Đã có năm lượng mưa rất lớn (3.176mm - năm 1994) nhưng có năm lượng mưa lại ít hơn mức trung bình khá nhiều (1265,3mm - năm 1998). Ngay trong các tháng của mùa mưa có thể có tháng mưa rất lớn (765,4mm - tháng 9/1973), nhưng cũng có khi rất nhỏ (65,3mm - tháng 7/1998). Trong mùa mưa khi đột xuất có bão thì lượng mưa rất lớn tập trung chỉ trong vài ngày (455,3mm trong 3 ngày liên tục của tháng 9/1978), thậm chí riêng ngày 22/9/1978 lượng mưa tới 333,2mm.

Thời điểm bắt đầu và kết thúc mùa mưa cũng thay đổi tuỳ theo từng năm. Theo số liệu của Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thuỷ văn tỉnh Hà Nam cung cấp thì trong giai đoạn 1990 - 2002, có những năm mùa mưa đến sớm từ tháng 4 như năm 1997 (lượng mưa 187,9mm), năm 1999 (lượng mưa 121,6mm) và năm 2002 (lượng mưa 101,6mm). Những năm 1997, 2002, mùa mưa kéo dài tới 7 tháng (tháng 4 - tháng 10). Thậm chí có những năm ngay tháng 3 đã có lượng mưa trên 100mm như năm 1990 (lượng mưa 239,3mm), năm 1994 (lượng mưa 154,8mm), năm 1996 (lượng mưa 132,1mm) và năm 2001 (lượng mưa 135,1mm). Có năm, mùa mưa kéo dài tới 8 tháng như năm 1999 (từ tháng 4 đến tháng 11). Những năm mùa mưa kết thúc muộn thì có thể đến tháng 11 mà lượng mưa vẫn trên 100mm như năm 1990 (lượng mưa 100,2mm), năm 1996 (466,0mm) và năm 1999 (163,5mm). Tuy nhiên, cũng có những năm mùa mưa chỉ kéo dài 5 tháng (tháng 5 - tháng 9) như các năm 1991, 1992, 1993, 1995, 1996. Có những năm chế độ mưa rất đặc biệt như các năm 1990, 1994, 1996, 2001. Ngay trong tháng 3 các năm này như trên đã trình bày đã có lượng mưa lớn, nhưng đến tháng 4 lượng mưa lại rất ít (42,6mm - tháng 4/1990; 49,5mm - tháng 4/1994; 79mm- tháng 4/1996 và thậm chí chỉ 24,5mm - tháng 4/2001), thậm chí đến tháng 5/1990 lượng mưa mới chỉ có 76,3mm và mùa mưa năm đó chỉ thật sự bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 11.

Trong điều kiện dồi dào ánh sáng và nhiệt độ, cân bằng nhiệt ẩm cao rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và sự phát triển của thực vật tự nhiên. Tuy nhiên, chế độ mưa ở Hà Nam chia ra hai mùa rõ rệt (mùa mưa lớn và mùa ít mưa) đồng thời có sự phức tạp và thất thường về thời gian bắt đầu và kết thúc mùa mưa, về sự phân bố lượng mưa theo thời gian và tổng lượng mưa hàng năm là hậu quả của sự phức tạp và thất thường của hệ thống hoàn lưu khí quyển và cơ chế nhiễu động gây mưa kèm theo. Điều đó gây nên những khó khăn không tránh khỏi trong đời sống và sản xuất.

4. Chế độ bốc hơi

Do Hà Nam nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng với địa thế thấp, gió nhiều suốt năm và nhiệt độ nhìn chung là cao nên lượng bốc hơi ở Hà Nam là khá cao: trung bình là 845,6mm/năm, chiếm khoảng 40 - 45% tổng lượng mưa cả năm. (Xem số liệu bốc hơi ở Bảng 6).

Lượng bốc hơi trung bình các tháng tại Hà Nam (thời kỳ 1990 – 2002)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Cả năm

Lượng bốc hơi

(mm)

59,1

44,0

43,2

52,8

84,3

90,3

102,0

74,2

68,5

78,3

76,0

72,9

845,6

Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn tỉnh Hà Nam

Bảng 6 cho thấy chế độ bốc hơi có hai cực trị như sau:

   - Thời kỳ nóng nhất vào giữa mùa hạ (tháng 7) cũng là lúc trị số bốc hơi cực đại (trung bình là 102mm tính trong thời kỳ 1990 - 2002, thậm chí lên tới 122,7mm vào tháng 7/1998).

Trong suốt mùa hạ, lượng bốc hơi trung bình là 450 - 500mm, xấp xỉ 30% lượng mưa cả năm.

   - Thời kỳ cuối mùa đông có mưa phùn nhiều (tháng 2 hoặc tháng 3) cũng là lúc trị số bốc hơi cực tiểu (trung bình là 43,2mm trong thời kỳ 1990 - 2002, thậm chí xuống tới 32,6mm vào tháng 3/2000).

Trong suốt mùa đông, lượng bốc hơi trung bình khoảng 350mm, xấp xỉ 20% lượng mưa cả năm.

Như vậy, biến trình năm của chế độ bốc hơi diễn ra như sau:

Từ tháng 1 - tháng 3, trị số bốc hơi có chiều hướng giảm dần do hiện tượng mưa phùn tăng lên vào nửa cuối mùa đông, sau đó trị số bốc hơi tăng liên tục và cực đại vào tháng 7, sang tháng 8 và tháng 9 trị số bốc hơi giảm nhanh vì có mưa và bão nhiều, sau đó tăng lên chút ít vào thời kỳ hanh khô có tính chất chuyển mùa (vào tháng 10) rồi lại từ từ giảm dần đến năm sau.

5. Chế độ ẩm

Độ ẩm tuyệt đối của không khí ở Hà Nam có biến trình tương ứng với biến trình nhiệt độ không khí theo thời gian trong năm. Vào giữa mùa đông, là thời kỳ độ ẩm không khí tuyệt đối xuống thấp nhất (10 - 13mb). Từ nửa sau mùa đông, độ ẩm tuyệt đối tăng dần và cực đại vào giữa mùa hạ (30 - 40 mb), gấp ba - bốn lần độ ẩm tuyệt đối của không khí vào mùa khô. Sau đó, độ ẩm tuyệt đối của không khí lại giảm dần đến giữa mùa đông. Độ ẩm tương đối của không khí ở Hà Nam có trị số trung bình năm khoảng 85%. Trị số trung bình độ ẩm tương đối các tháng trong thời kỳ 1990 - 2002 cho thấy không có tháng nào trị số nhỏ hơn 77% (xem số liệu ở Bảng 7 và Bảng 8).

Độ ẩm trung bình các tháng tại Hà Nam (Thời kỳ 1990 – 2002)

 

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Độ ẩm tương đối (%)

86,1

87,5

90,5

89,9

87,2

83,8

83,9

88,4

87,9

83,7

82,5

82,9

Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn tỉnh Hà Nam

 

Độ ẩm trung bình các năm tại Hà Nam (Thời kỳ 1990 – 2002)

Năm

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

TB

Độ ẩm tương đối (%)

86,5

86,5

 

84,6

88,1

86,1

85,1

86,2

84,7

86,1

86,5

87,3

86,7

85

Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn tỉnh Hà Nam

 

Biến trình năm của độ ẩm tương đối ở Hà Nam tương tự như các vùng khác ở đồng bằng sông Hồng với hai cực đại và hai cực tiểu.

Hai cực đại là:

    - Cực đại 1. Vào cuối mùa đông khi có mưa phùn nhiều là thời gian độ ẩm tương đối của không khí thường đạt trị số > 90%. Mặc dù độ ẩm tuyệt đối không lớn nhưng do nhiệt độ thấp nên không khí luôn trong tình trạng bão hoà hơi nước, gây mưa phùn kéo dài.

    - Cực đại 2. Rơi vào tháng 8 hoặc tháng 9 với trị số trung bình nhiều năm đạt xấp xỉ 90% là thời kỳ hay chịu ảnh hưởng của bão.

Hai cực tiểu là:

- Cực tiểu 1. Thường rơi vào các tháng đầu mùa đông là thời kỳ lạnh và khô. Trị số trung bình nhiều năm khoảng 83%. Trị số thấp nhất những năm gần đây là 31% vào tháng 11 năm 2000.

-       Cực tiểu 2. Thường rơi vào thời kỳ đầu mùa hạ khi hoàn lưu gió Tây biến tính trở nên khô nóng (gió Lào hoạt động mạnh). Trị số trung bình nhiều năm là 83,5%, trị số thấp nhất những năm gần đây là 51% vào tháng 5/2001. Tuy phân biệt hai cực đại và hai cực tiểu của độ ẩm tương đối nhưng theo số liệu quan trắc, sự chênh lệch giữa các trị số cực đại và cực tiểu giữa các tháng trong năm là không nhiều: 90,5% tháng 3 và 82,9% tháng 12, chênh lệch chỉ 7,6% nên cũng có thể nói rằng độ ẩm tương đối của không khí tại Hà Nam là cao quanh năm và khá ổn định. Điều này bảo đảm cho sự phát triển tốt của thực vật tự nhiên và cây trồng trong suốt năm.

6. Chế độ nắng

Chế độ nắng liên quan mật thiết với chế độ bức xạ mặt trời và lượng mây (xem số liệu giờ nắng ở Bảng 9 và Bảng 10).

Số giờ nắng trung bình các tháng tại Hà Nam

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Số giờ nắng (giờ)

70,7

51,7

42,6

79,1

148,1

161,4

130,1

165,1

140,1

156,0

131,7

100,8

Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn tỉnh Hà Nam

Biến trình năm của chế độ nắng diễn ra như sau:

Từ tháng 1 đến tháng 3, số giờ nắng giảm do bức xạ mặt trời còn thấp, trời u ám, có mưa phùn và nhiều mây nên đó là thời kỳ có số giờ nắng ít nhất trong năm (trị số thấp nhất là 6,9 giờ vào tháng 3/1996). Đến tháng 4, mặt trời đã chuyển về Bắc bán cầu nên bức xạ đã tăng lên rõ rệt khiến trời ấm lên, tình trạng mưa phùn và trời u ám hầu như đã chấm dứt nên số giờ nắng tăng mạnh (trung bình tháng 3: 42,6 giờ thì tháng 4 tăng lên tới: 79,1 giờ). Sang tháng 5, số giờ nắng tăng mạnh khi mặt trời lên thiên đỉnh tại Hà Nam (148,1 giờ). Từ đây, số giờ nắng tăng liên tục đến tháng 8 (165,1 giờ). Sang tháng 10 số giờ nắng vẫn cao (156,0 giờ). Đến tháng 11, số giờ nắng giảm đi rõ rệt do có gió mùa Đông Bắc và sang tháng 12 tiếp tục giảm mạnh cho đến tháng 3 năm sau.

 

Tổng số giờ nắng các năm tại Hà Nam (thời kỳ 1990 – 2002)

Năm

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

TB

Số giờ nắng

1497

1631

1342

1758

1721

1228

1367

1314

1619

1372

1459

1421

1300

1463

Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn tỉnh Hà Nam

 

Bảng số liệu cho thấy số giờ nắng trung bình cả năm tại Hà Nam 1463 giờ. Năm có trị số cao nhất là 1758 giờ (năm 1993) và năm có trị số thấp nhất là 1228 giờ (năm 1995).

7. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt

Do những đặc điểm về hoàn cảnh địa lý (vị trí địa lý nằm trong đồng bằng sông Hồng, địa thế thấp, cách biển không xa, ngoài đồng bằng là chính còn có vùng đồi núi phía Tây... ) nên tỉnh Hà Nam có một số hiện tượng thời tiết đặc biệt đáng chú ý sau:

7.1. Dông

Hiện tượng dông ở Hà Nam không hiếm, trung bình mỗi năm có khoảng 46,5 ngày có dông (xem số liệu ở Bảng 11).

Các hiện tượng thời tiết đặc biệt tại Hà Nam (Thời kỳ 1990 – 2002)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Cả năm

Mưa phùn (ngày)

5

8,2

11,1

5,4

0,2

0

0

0

0

0,1

0,4

1,4

31,8

Sương mù (ngày)

3,3

2

2,6

1

0,5

0,1

0

0

0,1

0,6

2

3,5

15,7

Dông (ngày)

2

5

1,8

4,5

6,9

6,5

7,2

9,1

6,5

2,5

0,5

0,03

51,53

Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn tỉnh Hà Nam

Vào mùa hạ, dông rất phổ biến: từ tháng 5 - tháng 9, trung bình mỗi tháng có 7,2 ngày có dông. Những tháng còn lại trong năm, hiện tượng dông ít hẳn rõ rệt: trung bình chỉ còn 1,47 ngày có dông. Bảng số liệu cho thấy biến trình năm của hiện tượng dông như sau:

Từ tháng 1 đến tháng 3, dông ít xảy ra vì thời tiết còn lạnh. Sang tháng 4, hiện tượng này tăng lên rõ rệt (4,5 ngày) vì trời hầu như hết lạnh. Từ đây, hiện tượng này tăng mạnh và rất phổ biến trong những tháng mùa hạ (trị số cực đại xảy ra vào tháng 8: trung bình là 9,1 ngày có dông). Sang tháng 9, hiện tượng này giảm đi nhưng vẫn còn khá phổ biến (6,5 ngày). Từ tháng 10 đến cuối năm, hiện tượng này giảm mạnh vì gió mùa mùa đông ảnh hưởng mạnh khiến trời lạnh, hiện tượng dông hiếm xảy ra (Trị số cực tiểu là tháng 12: trung bình chỉ có 0.03 ngày có dông).

Trong cơn dông, nhiều trường hợp tốc độ gió có thể mạnh hơn tốc độ gió trong bão, gây đổ nhà cửa, cây cối, phá hoại mùa màng mặc dù chỉ xảy ra trong thời gian rất ngắn.

7.2. Bão

Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng và cách biển không xa, nên trong mùa bão, Hà Nam chịu ảnh hưởng đáng kể. Hàng năm các cơn bão đổ bộ vào miền Bắc nước ta chủ yếu tập trung vào các tháng mùa hạ (7, 8 , 9) (xem số liệu về bão ở Bảng 12).

 

Số cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến miền Bắc Việt Nam

Năm

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

Số cơn

2

2

3

2

4

2

3

1

2

1

0

1

2

Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn tỉnh Hà Nam

 

 

Theo bảng số liệu trên, tính trung bình trong thời kỳ 1990 - 2002, mỗi năm miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 cơn bão, năm nhiều nhất là năm 1994 có 4 cơn bão, năm ít nhất là năm 2000 không có một cơn bão nào. Bão là sự kết hợp của gió xoáy thổi với tốc độ cao (có thể đạt tới 28 - 30m/s) kèm theo lượng mưa rất lớn nên gây ra rất nhiều tác hại cho đời sống và sản xuất. Tại Hà Nam, lượng mưa trong trận bão tháng 9/1978 như sau: trong 7 ngày lượng mưa tới 512 mm, riêng ngày 22/9/1978, lượng mưa tới 333,2 mm. Do mưa lớn nên gây ngập úng, làm thiệt hại mùa màng nhiều khi rất nghiêm trọng; chẳng hạn, trong đợt bão 1997, toàn tỉnh Hà Nam mất trắng 1.195ha lúa, 975 ha rau màu (huyện có diện tích mất trắng nhiều nhất là Thanh Liêm với 483 ha). Số tiền điện chi phí cho tiêu úng rất lớn (ước khoảng 2.825.412.000 đồng).

7.3. Mưa phùn

Hiện tượng này thường diễn ra mạnh vào cuối mùa đông (tháng 2 - 3). Khi gió mùa thổi qua vịnh Bắc Bộ rồi xâm nhập vào vùng đồng bằng sông Hồng (trong đó có Hà Nam - xem số liệu mưa phùn ở Bảng 11).

Bảng số liệu cho thấy: Tính trung bình mỗi năm ở Hà Nam có 31,8 ngày có mưa phùn. Con số này lớn hơn rất nhiều so với các tỉnh miền núi phía Bắc (trừ vùng ven biển Quảng Ninh).

Biến trình năm của hiện tượng mưa phùn tại Hà Nam diễn ra như sau:

Từ tháng 1 – 3, hiện tượng mưa phùn ngày càng tăng. Đó là thời kỳ mưa phùn phổ biến nhất trong năm. Tháng 3 là tháng có trị số tối cao (11,1 ngày). Đến tháng 4, hiện tượng này đã giảm hẳn, chỉ còn 5,4 ngày) và tháng 5 rất ít xảy ra (chỉ còn 0,2 ngày). Mưa phùn chấm dứt trong thời kỳ từ tháng 6 đến tháng 9 rồi lại bắt đầu xuất hiện vào tháng 10 và tăng dần đến tháng 12.

7.4. Sương mù

Sương mù là hiện tượng ngưng kết hơi nước diễn ra ở lớp không khí gần mặt đất vào mùa đông và thời kỳ chuyển mùa (xuân, thu), gây giảm tầm nhìn nên ảnh hưởng đến các hoạt động giao thông và quân sự (xem số liệu sương mù ở Bảng 11).

Bảng số liệu cho thấy, trung bình mỗi năm ở Hà Nam có 15,7 ngày có sương mù. Con số này còn thấp hơn nhiều so với các tỉnh miền núi (thị xã Lạng Sơn 30 ngày, các huyện Thất Khê, Đình Lập 55 ngày).

Biến trình năm của hiện tượng sương mù ở Hà Nam diễn ra như sau:

   - Từ tháng 1 đến tháng 8, số ngày có sương mù theo chiều hướng giảm dần, riêng tháng 7 và 8 không xảy ra. Tháng 9 sương mù bắt đầu xuất hiện và theo chiều hướng tăng dần và đến tháng 12 thì cực đại (3,5 ngày có sương mù). Như vậy, thời gian giữa mùa đông là lúc sương mù diễn ra mạnh nhất. Hiện tượng sương mù ở Hà Nam thường là sương mù bức xạ, xuất hiện vào ban đêm khi bức xạ mặt đất mạnh khiến cho lớp không khí gần mặt đất bị mấ nhiệt và sinh ra hiện tượng này. Buổi sáng, khi mặt trời lên thì sương mù cũng tan dần rồi mất hẳn. Trong các vùng trũng giữa núi thuộc các huyện Thanh Liêm và Kim Bảng, hiện tượng sương mù có thể kéo dài đến gần trưa mới mất hẳn.

V. PHÂN VÙNG KHÍ HẬU

Căn cứ vào sự phân hoá theo không gian của các yếu tố khí hậu cơ bản (nhiệt độ, lượng mưa), có thể chia Hà Nam ra hai tiểu vùng khí hậu với những đặc điểm có phần khác nhau, đó là:

1. Tiểu vùng khí hậu đồng bằng chiếm 85 - 90% diện tích lãnh thổ tỉnh Hà Nam và nằm về phía đông của tỉnh, với đặc điểm là: nhiệt độ trung bình năm không quá 23oC và lượng mưa không quá 2000mm.

2. Tiểu vùng khí hậu miền núi chiếm 10 - 15% diện tích lãnh thổ tỉnh Hà Nam và nằm ở phía tây của tỉnh, với đặc điểm khí hậu là: nhiệt độ trung bình năm trên 20oC và lượng mưa trên 2000mm.

Ranh giới của hai tiểu vùng khí hậu này gần như trùng với ranh giới của vùng đồi núi phía tây với vùng đồng bằng phía đông tỉnh Hà Nam.

(Còn nữa)

Phòng Điện tử

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy