Văn học - Nghệ thuật

Sáng 4/12, cấp ủy, chính quyền, Ban công tác Mặt trận và nhân dân thôn Đào, xã Liêm Tiết, thành  phố Phủ Lý đã tổ chức lễ hoàn sắc phong và việc làng tại đình làng thôn.

Sáng 1/12, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị nghe báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức 3 lễ hội năm 2023: Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, Lễ Phát lương Đức Thánh Trần đền Trần Thương, Lễ hội chùa Tam Chúc.

Sáng 30/11, tại Trung tâm lễ hội Tây Thiên, UBND tỉnh tổ chức Lễ phát động trồng cây năm 2023 vì mục tiêu “Phát triển du lịch và bảo vệ môi trường”. Sự kiện năm nay thêm phần đặc biệt vì sự có mặt của các thí sinh đại diện cho 71 quốc gia tham dự vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu du lịch thế giới. Qua đó, góp phần quảng bá truyền thống văn hóa, hình ảnh đất và người Vĩnh Phúc giàu đẹp, thân thiện đến bạn bè quốc tế.

Thực hiện chương trình phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình (VH,TT,DL&GĐ) trên địa bàn thành phố Phủ Lý giai đoạn 2022 – 2025 và Kế hoạch về việc khảo sát, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động VH,TT,DL&GĐ tại các đơn vị xây dựng nông thôn mới nâng cao năm 2022, sáng 30/11, tại Nhà văn hóa xã Tiên Tân, Sở VH,TT&DL đã tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tuyên truyền văn hóa và gia đình năm 2022.

Sáng 29/11, chính quyền, Ban khánh tiết và nhân dân làng Phú Viên (nay là tổ dân phố số 7, số 8 phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý) đã long trọng tổ chức lễ Đại kỳ phước đình Phú Viên và khánh thành trùng tu 2 ngôi tả vu, hữu vu đình.

Sáng 28/11, tại Khách sạn Mường Thanh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2022, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 Cụm thi đua các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.

Sau nhiều năm triển khai thực hiện, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn huyện Thanh Liêm thực sự trở thành hoạt động có sức lan tỏa sâu rộng, gắn kết với các phong trào thi đua khác. Việc quan tâm, chú trọng thực hiện các tiêu chí đã và đang góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân cả về vật chất lẫn tinh thần, từ đó, khơi dậy và phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Từ ngày 1/12 tới, bộ phim tài liệu “Việt Nam-Tổ quốc nhìn từ biển” do Hãng phim Tài liệu và Điện ảnh Nhân Dân sản xuất sẽ chính thức phát sóng rộng rãi trên hầu hết các kênh, đài truyền hình trong cả nước. Bộ phim được công chiếu vào đúng dịp 40 năm ra đời Công ước về Luật Biển của Liên hiệp quốc và 10 năm Luật Biển Việt Nam.

Cùng với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, những năm qua, phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao (TDTT) được Đảng bộ, chính quyền xã Xuân Khê (Lý Nhân) đặc biệt coi trọng. Bằng việc đa dạng hóa nội dung, hình thức luyện tập; duy trì tổ chức tốt các hoạt động giao lưu, thi đấu, hội thi… phong trào ngày càng thu hút được đông đảo người dân tham gia.

Sáng 20/11, thôn 1, xã Bối Cầu (huyện Bình Lục) tổ chức khánh thành Nhà văn hóa thôn và ra mắt không gian văn hóa đọc cộng đồng. Dự buổi lễ có các đồng chí: Trần Thanh Lâm, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Thị Thanh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo huyện Bình Lục và các nhà tài trợ xây dựng các công trình văn hóa của thôn.

Thông tin trên được Ban tổ chức cho biết tại cuộc họp báo diễn ra ngày 8/11. Vòng chung kết cuộc thi có chủ đề “Mang thế giới đến Việt Nam” sẽ là cuộc đua tài của 71 người đẹp các nước đi qua 5 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La và Vĩnh Phúc.

Ngày hội chèo với 27 vở diễn của 16 đơn vị nghệ thuật chèo chuyên nghiệp diễn ra tại tỉnh Hà Nam đã khép lại. Với 14 ngày, hai buổi sáng - tối, sân khấu đỏ đèn đã mang đến một không gian văn hóa sôi động, nơi các nghệ sĩ, diễn viên, các thành phần sáng tạo được thể hiện mình, được “cháy” với đam mê nghề và làm nức lòng người hâm mộ chèo Hà Nam. Liên hoan thành công tốt đẹp, đã có nhiều nghệ sĩ, diễn viên và vở diễn được vinh danh, nhưng vẫn còn đó những trăn trở về nghề, về việc giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống của nghệ thuật chèo trong đời sống hiện nay.

Với giá trị văn hóa tốt đẹp, tính thẩm mỹ cao, nghệ thuật truyền thống không chỉ góp phần phát triển kinh tế, mà còn là “lá chắn” bảo vệ mỗi người trước sự tấn công của văn hóa phẩm độc hại. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển của xã hội, không gian thưởng thức văn hóa nghệ thuật truyền thống cũng đã có nhiều thay đổi. Điều đó, đồng nghĩa với việc, những tiêu chuẩn thưởng thức nghệ  thuật cũng sẽ cao hơn, khắt khe hơn và rõ tính đặc thù hơn. Vậy, làm thế nào để nghệ thuật truyền thống “sống khỏe” và đến gần hơn với công chúng, thỏa mãn được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng? Đó chính là trăn trở của những người làm nghệ thuật và cũng là nội dung cuộc trò chuyện giữa phóng viên (P.V) Báo Hà Nam với ông Ngô Thanh Tuân, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL).

Nghệ thuật thị giác là những sáng tạo mà chúng ta có thể thấy, là các yếu tố làm nên thế giới sự nhìn của một cộng đồng văn hóa, chẳng hạn như: gốm sứ, vẽ, hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, làm phim và kiến trúc... Nhìn vào chặng đường 25 năm xây dựng và trưởng thành, có thể thấy, nghệ thuật thị giác Hà Nam cũng gặt hái được khá nhiều thành công; chủ yếu trong lĩnh vực mỹ thuật và nhiếp ảnh. Hòa cùng dòng chảy nghệ thuật thị giác trong nước, nghệ thuật thị giác Hà Nam giống như ngọn gió lành khiêm nhường và đa sắc. Sự kiện ra mắt vựng tập Nghệ thuật thị giác Hà Nam ngày 7/9 vừa qua đã thêm một lần nữa khẳng định bước trưởng thành của nghệ thuật thị giác Hà Nam.

"Tám triều vua Lý" là bộ tiểu thuyết lịch sử gồm 4 tập, do NXB Phụ nữ Việt Nam tái bản và phát hành, gồm: Thiền sư dựng nước, Con ngựa nhà Phật, Bình Bắc dẹp Nam, Con đường định mệnh.

Liên hoan Chèo toàn quốc 2022 đã đi qua 27 vở diễn của 16 đoàn nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. Hà Nam là đơn vị đăng cai đã làm tốt vai trò tổ chức của mình, góp phần quan trọng làm nên thành công của Liên hoan. Một trong những ấn tượng đẹp nhất của Liên hoan chính là công tác khán giả trong mỗi buổi diễn. Họ là những người đã gây ấn tượng mạnh mẽ đối với những người làm nghệ thuật truyền thống sau nhiều năm cố gắng gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc của Chèo trước  rất nhiều khó khăn.

Tối 28/10,  tại Nhà văn hóa trung tâm tỉnh Hà Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) đã phối hợp với UBND tỉnh Hà Nam tổ chức bế mạc Liên hoan Chèo toàn quốc -  2022.

Sáng 26/10/2022, Lễ ra mắt Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khóa V, nhiệm kỳ 2021-2026 đã được tổ chức tại Hà Nội. Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Ở TP Phủ Lý, có một con đường mang tên Bạch Trà. Có lẽ, nhiều người không biết về cuộc đời và sự nghiệp của Nghệ sỹ Nhân dân (NSND) Bạch Trà, vì nhiều lẽ, trong đó có lý do sân khấu tuồng hiện không còn phát triển rực rỡ như trước đây. Nhưng trong lịch sử sân khấu Việt Nam, bà là người có nhiều đóng góp cho tuồng, chèo cổ.

Chèo là một di sản văn hóa phi vật thể của người dân Việt Nam. Chèo mang trong mình nhiều giá trị về nghệ thuật, lịch sử và hiện thực. Chèo đã và đang đóng góp có trách nhiệm vào đời sống văn hóa nghệ thuật nước nhà, trở thành món ăn tinh thần của nhân dân. Chính vì thế, để bảo tồn, lưu truyền và phát huy những giá trị đó, Liên hoan Chèo toàn quốc được định kỳ ba năm tổ chức một lần. Đây là hoạt động để Cục Nghệ thuật biểu diễn đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động nghệ thuật chèo, đồng thời xây dựng định hướng phát triển cho các đơn vị nghệ thuật chèo trên toàn quốc trong tương lai.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy