Quê hương núi Đọi sông Châu

Những năm qua, mô hình tích tụ ruộng đất thực hiện sản xuất xen canh một vụ lúa, một vụ cá của anh Phạm Văn Nam, thôn Đọi Tam, xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên phát huy hiệu quả tốt. Trừ các khoản chi phí, tính riêng nguồn thu từ lúa đã đạt tới vài trăm triệu/vụ. Để đạt được kết quả trên, anh Nam và gia đình đã phải kiên trì vượt qua nhiều khó khăn, thất bại… Trò chuyện với phóng viên (P.V) Báo Hà Nam,  anh Phạm Văn Nam vui vẻ chia sẻ về quá trình tích tụ ruộng đất, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng với khát vọng làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương. 

Vừa qua, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định và Hồ sơ khoa học hiện vật đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia đợt 11 năm 2022 cho 2 hiện vật của Hà Nam là Trống đồng Tiên Nội I và Bia đá chùa Giầu.

Một xưởng nhỏ được đặt ngay tại nhà, không biển hiệu, nhưng trong đó bày chật cứng những tác phẩm gỗ nghệ thuật. Nhiều nhất là chế tác từ gỗ lũa được lựa chọn kỹ lưỡng. Đó là xưởng chế tác gỗ mỹ nghệ của bác Phạm Đức Hồng, Phường Quang Trung (TP Phủ Lý), nguyên Chủ nhiệm Khoa Chạm khắc gỗ, Trường Cao đẳng nghề công nghệ, kinh tế và chế biến lâm sản (phường Thanh Tuyền, TP Phủ Lý).

Về thăm quê hương cách mạng Lê Hồ (Kim Bảng) vào một ngày thu tháng Tám, cảm nhận sự đổi thay rõ nét ở một làng quê thuần nông xưa.

Về làng Ấp, qua tìm hiểu được biết, sau 2 năm gián đoạn không tổ chức hội làng vì đại dịch Covid -19, năm nay, kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh mùng 2/9 (1945-2022) làng lại tiếp tục mở hội. Tuy chưa đến năm tổ chức lễ rước lớn (rước Bằng có công với nước và Bằng công nhận “Làng văn hóa”) nhưng không khí lễ hội ở làng Ấp những ngày mùa thu tháng tám thật tươi vui và sôi động. Nhà nào cũng treo cờ Tổ quốc trước cổng. Nhà văn hóa nhộn nhịp người ra vào chuẩn bị cho đêm lễ hội… 

Nói về sự đổi thay của quê hương trong phong trào xây dựng NTM, NTM kiểu mẫu, bà Phạm Thị Lý, 83 tuổi, thôn Chè Kho Làng (xã Thanh Tâm, Thanh Liêm) vui vẻ cho biết: Trước kia cuộc sống của người dân khó khăn, vất vả. Đường làng, ngõ xóm nhỏ hẹp, lầy lội, tối tăm… Nay đã thay đổi nhiều rồi. Nhờ đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, đời sống của người nông dân được nâng lên, diện mạo làng quê không ngừng đổi mới. 

Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã Phủ Lý - trung tâm tỉnh lỵ Hà Nam (nay là TP Phủ Lý) vào thời điểm lịch sử Tháng Tám năm 1945 chỉ diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn, nhưng đó là kết quả của cả một quá trình lâu dài, kiên trì, bền bỉ xây dựng phong trào cách mạng, có sự chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng về tư tưởng, tổ chức và lực lượng của tổ chức Đảng các cấp trong tỉnh.

Thôn Lác Nội, xã Thanh Hương (Thanh Liêm) hiện có hơn 500 hộ dân, 1.670 nhân khẩu. Thời gian qua, thôn đã tích cực vận động nhân dân đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh buôn bán, làm nghề phụ,... khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa phương, khắc phục khó khăn để vươn lên xây dựng khu dân cư kiểu mẫu.

Sáng 5/8, Công an tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ phát động phong trào học tập gương dũng cảm, hy sinh trong thực hiện nhiệm vụ của 3 CBCS lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an TP. Hà Nội.

Với phương châm hoạt động hướng về cơ sở, sự vào cuộc, chỉ đạo sâu sát của cả hệ thống chính trị, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở xã Đại Cương (Kim Bảng) ngày càng phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Qua đó, góp phần ổn định an ninh chính trị, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, tiến bộ trong nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn phát triển bền vững.

Trên tuyến đường tỉnh (ĐT) 971 (từ TP Phủ Lý đi thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân), đoạn qua thôn Cát Lại, xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục có một khu mộ được xây dựng uy nghiêm, trang trọng là nơi an nghỉ của Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Chuông, người con ưu tú của quê hương Bình Lục (Hà Nam) anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Dẫn chúng tôi đi thăm những tuyến đường mới làm, đồng chí Phạm Thành Trình, Bí thư Chi bộ, Trưởng Thôn 5, xã Phù Vân (TP.Phủ Lý) bộc bạch: Trước đây có mơ cũng không thể hình dung ra đường làng, ngõ xóm lại rộng, đẹp, khang trang như bây giờ. Thật mừng là nhân dân ở các xóm ngõ đều đồng thuận ủng hộ chủ trương của thành phố, của xã, của thôn, tự nguyện hiến đất, dịch tường rào xây mở rộng đường ở làng hoa.

Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Hà Nam có 8 đại biểu trong số 450 đại biểu người có công (NCC) tiêu biểu toàn quốc được chọn tham dự Lễ kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022) và Tuyên dương Đại biểu NCC với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2022.

Để ghi nhớ công lao của đồng chí Nguyễn Hữu Tiến, năm 1994, công trình Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Hữu Tiến được khánh thành trên nền ngôi nhà cũ của gia đình trên quê hương Lũng Xuyên, Yên Bắc giàu truyền thống cách mạng.

Đình An Hòa (thôn An Hòa, xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm), một trong những ngôi đình đã được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp quốc gia, nổi trội với những giá trị lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật. Đây là địa chỉ đã và đang thu hút du khách xa gần tới tham quan, chiêm bái.

Đền Chánh xưa nằm trên địa bàn xã Phù Đạm, huyện Kim Bảng, nay thuộc Thôn 4 xã Phù Vân, TP Phủ Lý. Đền Chánh là một trong 10 cơ sở tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân xã Phù Vân. Ngoài là cơ sở tín ngưỡng, khác với những nơi khác, đền Chánh trong kháng chiến chống Mỹ còn là một trong các trận địa pháo phòng không của Phù Vân chia lửa cùng với Lam Hạ bảo vệ quốc lộ 1A - tuyến đường huyết mạch nối hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam.

Những ngày tháng Tư đi trên các con đường ở Lam Hạ thấy ngan ngát mùi hương hoa sấu, hoa ổi. Đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ những năm qua trên mảnh đất này, nhưng ổi, sấu vẫn còn khá nhiều ở trong vườn các gia đình, bên lối đi. Quê hương đã và đang đổi thay từng ngày, những khu đô thị, nhà cao tầng, biệt thự mọc lên ngày càng nhiều, nhưng người dân nơi đây chưa bao giờ quên những ngày tháng ác liệt trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chưa bao giờ quên những người con đã ngã xuống để giành lại bình yên cho mảnh đất này, vì độc lập tự do của dân tộc.

Tiền thân của TP Phủ Lý nay là xã Châu Cầu xưa. Xã Châu Cầu xưa gồm có 4 làng hợp thành: Bảo Thôn, Châu Cầu, Quy Lưu và Tân Khai. Tên các làng xưa không còn, giờ chỉ còn tên Châu Cầu và Quy Lưu được đặt cho 2 con đường trong thành phố. Các phố xưa giờ thuộc các phường Lương Khánh Thiện, Minh Khai, Hai Bà Trưng - đều là những phố chính nằm trong nội thành và sầm uất nhất của TP Phủ Lý hiện nay.

Xã Chân Lý, huyện Lý Nhân là địa phương có bề dày lịch sử và truyền thống đấu tranh cách mạng. Nơi đây có nhiều di tích lịch sử văn hóa, trong đó có những di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia như đền Bà Vũ, thôn Vũ Điện; Khu di tích đình Đồng Lư (Thượng, Trung, Hạ), thuộc thôn 8, 9 Đồng Lư... hàm chứa nhiều giá trị lịch sử, gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh và truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân địa phương.

Trống đồng Đông Sơn – biểu tượng vượt trội của nền văn hóa, văn minh Việt cổ. Hà Nam là một trong số các tỉnh đã phát hiện được nhiều trống đồng nhất, trong đó có Trống đồng Ngọc Lũ I đã được Nhà nước công nhận là Bảo vật quốc gia đặc biệt.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy