Phần I: Địa lý (Chương XXIII)

Hà Nam có mật độ di tích đậm đặc, hầu như làng quê nào cũng có đình, chùa, đền, miếu, từ đường... Theo thống kê của Sở Văn hóa Thông tin Hà Nam năm 2000, trên địa bàn Hà Nam còn lưu giữ khoảng trên dưới 1.300 di tích lịch sử - văn hoá gồm đủ các loại hình.

Chương XXIII

DI TÍCH DANH THẮNG

Hà Nam có mật độ di tích đậm đặc, hầu như làng quê nào cũng có đình, chùa, đền, miếu, từ đường... Theo thống kê của Sở Văn hóa Thông tin Hà Nam năm 2000, trên địa bàn Hà Nam còn lưu giữ khoảng trên dưới 1.300 di tích lịch sử - văn hoá gồm đủ các loại hình: di tích khảo cổ, lịch sử, văn hóa, kiến trúc - nghệ thuật và các danh lam thắng cảnh. Số liệu thống kê cụ thể là:

-   Thị xã Phủ Lý: 20

-   Huyện Bình Lục: 298

-   Huyện Duy Tiên: 248

-   Huyện Kim Bảng: 176

-   Huyện Lý Nhân: 317

-   Huyện Thanh Liêm: 210

Trong số trên một nghìn di tích đó, có nhiều di tích đã được xếp hạng di tích văn hoá - lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật cấp tỉnh và cấp quốc gia. Ngay từ năm 1962, Hà Nam đã có 3 di tích được Nhà nước xếp hạng, bảo vệ là chùa Đọi Sơn (huyện Duy Tiên), đình Văn Xá (huyện Lý Nhân) và danh thắng Kẽm Trống (huyện Thanh Liêm). Năm 1996, UBND tỉnh Nam Hà ra Quyết định công nhận, bảo vệ 10 di tích thuộc khu vực Hà Nam. Trong những năm từ 1997 đến 9/2002, Sở Văn hóa Thông tin đã lập nhiều hồ sơ khoa học đề nghị Nhà nước công nhận di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia. Số lượng được công nhận bình quân mỗi năm có từ 4 - 5 di tích, đưa tổng số di tích của tỉnh được công nhận di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh và cấp quốc gia lên 68 di tích. Con số cụ thể như sau:

DANH MỤC DI TÍCH XẾP HẠNG QUỐC GIA

stt

(1)

Tên di tích

(2)

Số QĐ. Ngày, tháng, năm

xếp hạng

(3)

Thôn, xã, huyện

khi xếp hạng

(4)

Địa chỉ hiện nay

(5)

Loại hình

xếp hạng di tích

(6)

01

Đình Triều Hội

28/VH-QĐ,

18/01/1988

Triều Hội - Bồ Đề - Bình Lục

Không thay đổi

Lịch sử Cách mạng

02

Đình Công Đồng

168/VH-QĐ,

02/3/1990

An Thái - An Mỹ - Bình Lục

Di tích lịch sử

03

Từ đường Nguyễn Khuyến

2037/VH-

QĐ,

30/12/1991

Vị Hạ - Trung Lương - Bình Lục

-

Di tích lịch sử

04

Đình, Chùa Cổ Viễn

152/QĐ-BT,

25/01/1994

Cổ Viễn - Hưng Công - Bình Lục

-

Di tích lịch sử - KTNT

05

Đình Mai Động

921/QĐ-BT,

20/7/1994

Mai Động- Trung Lương- Bình Lục

-

Di tích lịch sử - KTNT

06

Đình Văn Phú

05/QĐ-BT,

15/01/1995

Văn Phú - Mỹ Thọ - Bình Lục

-

KTNT

07

Từ đường Lương Quận Công Trần Như Lân

65/QĐ-BT,

16/01/1995

Ngọc Lũ - Bình Lục

-

Di tích lịch sử

08

Đình Yên Đổ

1543/QĐ- VH, 18/6/1997

Yên Đổ - An Đổ - Bình Lục

-

Di tích lịch sử - KTNT

09

Đình Vị Hạ

3951/QĐ-

BVHTT,

20/12/1997

Vị Hạ - Trung Lương - Bình Lục

-

KTNT

10

Đình Mỹ Đôi

95/1998/QĐ-

BVHTT,

24/01/1998

Mỹ Đôi - An Mỹ - Bình Lục

-

Di tích lịch sử

11

Đình Đinh

05/1999/QĐ-

BVHTT,

12/02/1999

Thôn Đinh - Đinh Xá - Bình Lục

-

Di tích lịch sử - KTNT

12

Đình, Chùa Đạo Truyền

53/1999/QĐ-

BVHTT,

02/8/1999

Đạo Truyền - Đồn Xá - Bình Lục

-

Di tích lịch sử - KTNT

13

Đình An Bài

03/2000/QĐ-

BVHTT,

01/02/2000

An Bài - Đồng Du - Bình Lục

-

Di tích lịch sử - KTNT

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

14

Đình An Dương

13/2000/QĐ- BVHTT,

28/7/2000

An Dương - Mỹ Thọ - Bình Lục

-

Di tích lịch sử - KTNT

15

Đình Tiên Lý

08/2001/QĐ- BVHTT,

13/03/2001

Tiên Lý - Đồn Xá - Bình Lục

-

Di tích lịch sử - KTNT

16

Đình Bùi

52/2001/QĐ- BVHTT,

28/12/2001

Thôn Bùi - Trịnh Xá - Bình Lục

-

Di tích lịch sử - KTNT

17

Đình Văn Xá

313/VH-VP,

28/4/1962

Thôn Văn Xá - Đức Lý - Lý Nhân

-

Di tích lịch sử - KTNT

18

Đền Trần Thương

100/QĐ-VH, năm 1986

Trần Thương - Nhân Đạo - Lý Nhân

-

Di tích lịch sử

19

Đền Bà Vũ

281/QĐ-BT,

24/3/1993

Vũ Điện - Chân Lý - Lý Nhân

-

Di tích lịch sử

20

Đình Vĩnh Trụ

281/QĐ-BT,

24/03/1993

TT Vĩnh Trụ - Lý Nhân

-

Di tích lịch sử - KTNT

21

Khu di tích Đình Đồng Lư (Thượng, Trung, Hạ)

1207/QĐ-BT, 11/9/1993

Đồng Lư - Chân Lý - Lý Nhân

-

Di tích lịch sử - KTNT

22

Đình, Chùa Cao Đà

2997/QĐ- VH, 05/11/1996

Cao Đà - Nhân Mỹ - Lý Nhân

-

Di tích lịch sử - KTNT

23

Đình, Chùa Tế Xuyên

2997/QĐ-

VH,

05/11/1996

Tế Xuyên - Đức Lý - Lý Nhân

-

Di tích lịch sử KTNT

24

Đình Vạn Thọ

05/1999/QĐ-

BVHTT,

12/02/1999

Vạn Thọ - Nhân Bình - Lý Nhân

-

Di tích lịch sử - KTNT

25

Đình Thọ Chương

3211/QĐ- BVHTT,

12/02/1994

Thọ Chương - Đạo Lý - Lý Nhân

-

Di tích lịch sử - KTNT

26

Đình Mạc Hạ

08/2001/QĐ- BVHTT,

13/3/2001

Mạc Hạ - Công Lý - Lý Nhân

-

Di tích lịch sử - KTNT

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

27

Đình Ngò

52/2001/QĐ- BVHTT, 28/12/2001

Thôn Ngò - Đức Lý - Lý Nhân

-

Di tích lịch sử - KTNT

28

Thắng cảnh Kẽm Trống

313/VH -VP, 28/4/1962

Thanh Hải - Thanh Liêm

Không thay đổi

Danh lam thắng cảnh

29

Đình, Chùa Châu

226/QĐ-BT,

05/02/1994

TT Kiện Khê - Thanh Liêm

-

Lịch sử - Thắng cảnh

30

Đình Đống Cầu

2379/QĐ-BT,

05/9/1994

Đống Cầu - Liêm Túc - Thanh Liêm

-

Di tích lịch sử - KTNT

31

Đình An Xá

1460/QĐ-

VH,

28/6/1996

An Xá - Thanh Tuyền - Thanh Liêm

-

Di tích lịch sử - KTNT

32

Đình An Hoà

985/QĐ-VH,

07/5/1997

An Hoà - Thanh Hoà- Thanh Liêm

-

Di tích lịch sử - KTNT

33

Đình Chảy

95/1998/QĐ-

BVHTT,

24/01/1998

Thôn Chảy- Liêm Thuận - Thanh Liêm

-

Di tích lịch sử - KTNT

34

Đình, Đền Hoà Ngãi

16/2000/QĐ- BVHTT, 21/8/2000

Hoà Ngãi - Thanh Hà - Thanh Liêm

-

Di tích lịch sử - KTNT

35

Đền Lăng

02/1999/QĐ-

BVHTT,

26/11/1999

Thôn Cõi - Liêm Cần - Thanh Liêm

-

Di tích lịch sử

36

Đình Cẩm Du

24/2001/QĐ- BVHTT,

20/4/2001

Cẩm Du - Thanh Lưu - Thanh Liêm

-

Di tích lịch sử - KTNT

37

Đình Nguyễn Trung

51/2001/QĐ-

BVHTT,

27/12/2001

Nguyễn Trung - Liêm Phong - Thanh Liêm

-

Di tích lịch sử - KTNT

38

Đình Phương Thượng

3959/QĐ-

VH,

02/12/1992

Phương Thượng Lê Hồ - Kim Bảng

-

Di tích lịch sử - KTNT

39

Đình Thượng

57/QĐ-

VHTT,

18/01/1993

Thanh Nộn - Thanh Sơn - Kim Bảng

-

Di tích lịch sử - KTNT

40

Đền Trúc và Ngũ Động Thi Sơn

152/QĐ-BT, 25/01/1994

Quyển Sơn - Thi Sơn - Kim Bảng

-

Lịch sử- Thắng cảnh

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

41

Chùa Bà Đanh & Núi Ngọc

921/QĐ-VH,

26/7/1994

Đanh Xá - Ngọc Sơn - Kim Bảng

-

Lịch sử - Thắng cảnh

42

Đền Ba Dân

310/QĐ-BT,

13/02/1996

Tân Sơn - Kim Bảng

-

Di tích lịch sử

43

Chùa Quế Lâm

310/QĐ-BT,

13/02/1996

TT Quế - Kim Bảng

-

Di tích lịch sử - KTNT

44

Đình Phương Lâm

95/1998/QĐ-

BVHTT,

24/01/1998

Phương Lâm - Đồng Hoá - Kim Bảng

Không thay đổi

Di tích lịch sử- KTNT

45

Đình Nhật Tân (Lưu Xá)

24/2001/QĐ- BVHTT,

20/4/2001

Nhật Tân - Kim Bảng

-

Di tích lịch sử - KTNT

46

Đình Tường Thụy

28/QĐ-VH,

18/01/1988

Tường Thụy - Trác Văn - Duy Tiên

-

Di tích lịch sử - KTNT

47

Đình Lũng Xuyên

28/QĐ-VH,

18/01/1988

Lũng Xuyên - Yên Bắc - Duy Tiên

-

Di tích lịch sử

48

Chùa Bạch Liên

420/QĐ-VH,

09/4/1992

Tường Thụy - Trác Văn - Duy Tiên

-

Di tích lịch sử - KTNT

49

Chùa Đọi Sơn

313/VH-VP,

28/4/1962

Đọi Sơn - Duy Tiên

-

Di tích lịch sử - KTNT

50

Chùa Khánh Long

57/QĐ-VH,

18/01/1993

Châu Giang - Duy Tiên

-

Di tích lịch sử - KTNT

51

Đình Khả Duy

281/QĐ-BT,

24/3/1993

Khả Duy - Mộc Bắc - Duy Tiên

-

Di tích lịch sử

52

Đình đá An Mông

921/QĐ-BT,

18/01/1988

An Mông - Tiên Phong – Duy Tiên

-

Di tích lịch sử - KTNT

53

Đình Ngô Xá

310/QĐ-BT,

13/02/1996

Ngô Xá - Tiên Nội - Duy Tiên

-

Di tích lịch sử - KTNT

54

Đình Ngọc Động

310/QĐ-BT,

13/02/1996

Ngọc Động- Hoàng Đông - Duy Tiên

-

Di tích lịch sử - KTNT

55

Đền Lảnh Giang

2997/QĐ- VH, 05/11/1996

Mộc Nam - Duy Tiên

-

Di tích lịch sử - KTNT

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

56

Đền Yên Từ

03/2000/QĐ-

BVHTT,

01/01/2000

Yên Từ - Mộc Bắc - Duy Tiên

-

Di tích lịch sử - KTNT

57

Đình

Thịnh Châu Hạ

05/1999/QĐ-

BVHTT,

12/02/1999

Thịnh Châu Hạ- Châu Sơn- Kim Bảng

Châu Sơn - TX Phủ Lý

Di tích lịch sử - KTNT

58

Đình Chiềng

Năm 2002

Trần Đồng - Đinh Xá - Bình Lục

Không thay đổi

Di tích lịch sử - KTNT

 

DANH MỤC DI TÍCH XẾP HẠNG CẤP TỈNH

Stt

(1)

Tên di tích

(2)

Số QĐ. Ngày, tháng, năm xếp hạng (3)

Thôn, xã, huyện khi xếp hạng

(4)

Địa chỉ hiện nay

(5)

Loại hình DT

(6)

Ghi

chú

(7)

01

Đình Tiêu Hạ

2180/QĐ-

UB,

10/12/1996

Tiêu Hạ - Tiêu Động - Bình Lục

Không thay đổi

Di tích lịch sử cách mạng

UBND

tỉnh

Nam

Hà (cũ) công nhận

02

Đình,

Chùa Đồng Du trung

2180/QĐ-

UB,

10/12/1996

Đồng Du - Bình Lục

-

Di tích lịch sử cách mạng

-

03

Đình

Yên Trạch

04/QĐ-UB,

02/01/1996

Yên Trạch - Bắc Lý - Lý Nhân

-

Di tích lịch sử

-

04

Chùa Quang Ốc

2180/QĐ-

UB,

10/12/1996

Quang Ốc - Bắc Lý - Lý Nhân

 

Di tích cách mạng

-

05

Đình, Đền, Chùa Nội Rối

2180/QĐ-

UB,

10/12/1996

Nội Rối - Bắc Lý - Lý Nhân

-

Di tích lịch sử cách mạng

-

06

Đình Nội - Chùa Phúc Khánh

2180/QĐ- UB, 10/12/1996

Nội Kiếu - Đức Lý - Lý Nhân

-

Di tích cách mạng Kháng chiến

-

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

 

07

Đình Đoan Vỹ

04/QĐ-UB,

02/01/1996

Đoan Vỹ - Thanh Hải - Thanh Liêm

-

Di tích lịch sử cách mạng

-

08

Chùa thôn Tháp

1295/QĐ-

UB,

26/8/1996

TT Kiện Khê - Thanh Liêm

-

Di tích lịch sử - KTNT

-

09

Chùa Lác Nội

2180/QĐ-

UB,

10/12/1996

Lác Nội - Thanh Hương - Thanh Liêm

 

Di tích cách mạng kháng chiến

-

10

Đình Gừa

2180/QĐ-

UB,

10/12/1996

Thôn Gừa - Liêm Thuận - Thanh Liêm

-

Di tích lịch sử - KTNT

-

Thống kê cụ thể từng huyện như sau:


 

                                              Cấp QG                                         Cấp Tỉnh

1.  Bình Lục:                      17                                2

2.  Lý Nhân:                       11                                4

3.  Thanh Liêm:                  10                                4

4.  Kim Bảng:                     08                            _____

5.  Duy Tiên:                      11                              10

6.  TX Phủ Lý:                   01

                                             ­____

58

Phần viết dưới đây sẽ giới thiệu một số di tích tiêu biểu của Hà Nam theo các loại sau:

1.  Di tích khảo cổ và các cổ vật.

2.  Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.

3.  Di tích kiến trúc nghệ thuật.

4.  Danh lam thắng cảnh.

I.     DI CHỈ KHẢO CỔ VÀ CÁC cổ VẬT

Trong bảng phân loại trên, chúng ta không thấy có loại di tích khảo cổ nhưng nói đến di tích Hà Nam, sẽ thật là thiếu sót nếu không nói đến các ngôi mộ cổ và các cổ vật nổi tiếng được cả nước và toàn thế giới biết đến.

1. Các ngôi mộ cổ

Di tích khảo cổ thường là những địa điểm, di chỉ cư trú, mộ táng, các hang động của người nguyên thuỷ thời tiền sử thuộc các thời đại đồ đá cũ, đồ đá giữa, đồ đá mới, đồ đồng vào thời kỳ xã hội loài người chưa có văn tự. Các di chỉ khảo cổ phần lớn nằm trong lòng đất, nhưng cũng có các di chỉ khảo cổ ở trên mặt đất như các hang động cư trú, nơi thờ cúng của người nguyên thuỷ... Trên đất Hà Nam di tích khảo cổ học phát hiện được chưa nhiều, chủ yếu là mộ táng.

Dưới đây là một số ngôi mộ cổ tiêu biểu cho di tích khảo cổ học có niên đại sớm ở Hà Nam

-   Hang Chuông được khảo sát vào tháng 4 năm 2001, do cán bộ Viện Khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Hà Nam tiến hành. Hang thuộc địa phận thôn Thanh Bồng (xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm). Trong lòng hang đã thu được một công cụ chặt thô hình mai rùa, kích thước nhỏ, có những vết ghè đẽo ở rìa cạnh, đồng thời còn thu được một số hạch đá và mảnh tước. Sơ bộ nhận định các di vật mang đặc trưng của văn hóa Hòa Bình, sơ kì thời đại đá mới, cách ngày nay trên 10 nghìn năm.

-   Hang Gióng Lở thuộc núi Chùa, thôn Bồng Lạng. Hang rộng 5 mét, dài 25 mét, cửa quay về hướng tây. Trong lòng hang đã thu được nhiều vỏ ốc núi có dấu vết đập vỏ để lấy ruột. Năm 1986, ông Nguyễn Ngọc Yến, người thôn Bồng Lạng khi đào hố ở cánh đồng màu trước hang đã phát hiện được dưới độ sâu hơn 1 mét một chiếc cuốc đá. Cuốc được làm bằng sa thạch, hạt mịn, màu sáng nhạt phủ một lớp patin. Chiều dài từ đốc cuốc đến lưỡi cuốc là 25,2cm, chiều rộng vai là 8,1 cm, giữa thân là 7,9cm, lưỡi là 6,8cm; phần đốc để tra cán dài 3,6cm, rộng 3,3cm, dày 1,8cm. Lưỡi cuốc dày không đều, ở thân đo được 3cm. Đợt điều tra vào tháng 4 năm 2001 cũng tại cánh đồng này, cán bộ Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Hà Nam đã đào một hố thám sát 1m X 1m gần vị trí phát hiện chiếc cuốc trên đã tìm thấy 1 chiếc cuốc tương tự về mọi mặt (chỉ có kích thước là nhỏ hơn) cùng 1 bàn nghiền, 1 chày nghiền. Di vật ở đây mang đặc điểm rõ nét của văn hóa hậu kì thời đại đồ đá mới đầu thời đại đồ đồng.

-   Mộ Lạt Sơn: (sông Bùi, thôn Lạt Sơn, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng). Mộ thuyền, quan tài bằng gỗ, loại bé, niên đại xác định cuối thế kỷ III đầu thế kỷ II (trước CN), khai quật tháng 4/1977. Hiện vật gồm răng người (4 răng hàm, 1 răng nanh), đồ gỗ (cày chìa vôi), đồ đồng (mảnh đáy đồ đựng, một đôi quai), đồ gốm (bát gốm bị mất đáy và vỡ làm 3 mảnh và một số mảnh vỡ khác của một loại gốm thô).

-    Khu mộ cổ Yên Từ (thôn Yên Từ, xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên) gồm nhiều ngôi mộ được khai quật vào nhiều thời điểm khác nhau. Tháng 8 năm 1980 khai quật được 2 ngôi mộ cổ hình thuyền nằm trong ao, quan tài bằng gỗ, hai nửa thân cây khoét rỗng hình lòng máng úp khít lại với nhau, niên đại của ngôi mộ này được xác định là năm 375 trước CN. Năm 1986 khai quật được 10 ngôi mộ trong ao, quan tài gỗ, có xu hướng chữ nhật hóa, niên đại từ thời Tây Hán năm 136 trước CN, đến Hai Bà Trưng năm 40- 43...  Mộ cổ Thịnh Châu Hạ được phát hiện và khai quật vào tháng 4 năm 1987 ở Thịnh Châu Hạ, Châu Sơn, Kim Bảng (nay thuộc thị xã Phủ Lý). Quan tài bằng hai nửa cây gỗ khoét vũm lòng máng, trong quan tài có nhiều hiện vật, niên đại được xác định là thế kỉ I sau CN.

-    Mộ táng cổ Đọi Sơn được phát hiện vào những năm 1980 do người dân tự di chuyển xương cốt tới một chỗ khác. Đến tháng 5 năm 1984, tiến hành nghiên cứu thì thấy có 11 ngôi mộ, có 3 ngôi quan tài thuyền bằng gỗ, 2 ngôi đất kè đá, 4 ngôi áo quan bằng nan tre (mộ giát giường) và 2 ngôi chưa xác định được cấu trúc. Niên đại được xác định là TK I sau CN.

-    Mộ thời Lê Đọi Sơn gồm có 2 ngôi được phát hiện vào năm 1983 và tháng 5 năm 1984, quan tài được làm bằng 6 tấm gỗ có niên đại Lê Trung Hưng- Tây Sơn.

Ngoài các ngôi mộ cổ, còn có một số phát hiện khảo cổ học như hang Gióng Lở (thôn Bồng Lạng, xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm) được xác định là nơi cư trú của con người vào cuối thời đại đồ đá mới - đầu thời đại đồ đồng, hay là dấu tích ngôi nhà sàn trước CN (xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên).

2.  Những trống đồng phát hiện trên đất Hà Nam

Tính đến nay, trên đất Hà Nam đã phát hiện được 19 chiếc trống đồng. Hà Nam là tỉnh có số lượng trống đồng phát hiện được nhiều nhất ở khu vực đồng bằng Bắc bộ. Trong đó, huyện Bình Lục phát hiện được 5 chiếc, đặc biệt là trống đồng Ngọc Lũ có niên đại cổ nhất và đẹp nhất trong cả nước. Trống đồng Ngọc Lũ I được phát hiện khoảng năm 1893 - 1894, do người dân thôn Ngọc Lũ phát hiện được khi đang đào đất ở bãi cát bồi đê Trần Thủy trên đất xã Như Trác, huyện Nam Xang (nay là huyện Lý Nhân). Theo ý kiến của nhiều học giả trong và ngoài nước, trống đồng Ngọc Lũ được coi là một trong những chiếc trống có kích thước lớn, hoa văn phong phú. Niên đại của trống được xác định là vào khoảng thế kỷ V - IV trước CN. Hiện trống được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Ngoài chiếc trống đồng Ngọc Lũ I, tại Ngọc Lũ còn phát hiện thêm 2 chiếc trống đồng nữa. Chiếc trống thứ tư được phát hiện tại Bình Lục là trống Vũ Bị (phát hiện ở thôn Vũ Bị, nay là thôn Đại Vũ) vào năm 1969. Chiếc trống thứ 5 gọi là trống An Lão được phát hiện ở núi Nguyệt Hằng thuộc xã An Lão (huyện Bình Lục) vào năm 1985. Ngoài ra, cách đây hơn 100 năm, Tổng đốc Nam Định là Vũ Văn Bảo đã tặng cho thôn Yên Tập (xã Phú Đa, huyện Bình Lục) 1 chiếc trống đồng. Như vậy, tổng số trống đồng ở Bình Lục là 6 chiếc.

Duy Tiên là huyện phát hiện được nhiều trống đồng nhất trong toàn tỉnh, chiếm 9 trong tổng số 18 chiếc được phát hiện ở Hà Nam.

Kim Bảng phát hiện được 4 chiếc trống đồng ở các thời kì khác nhau, đó là trống đồng Bút Sơn I và trống đồng Bút Sơn II, trống Tượng Lĩnh và trống Kim Bảng.

3.   Một số cổ vật khác

-    Bia Ma Nhai (bia khắc vào vách đá) thôn Lạt Sơn (xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng). Đây là 3 tấm bia được khắc trực tiếp lên một khối đá tự nhiên nặng khoảng vài tấn nổi lên trên mặt đất. Ba bia cùng nằm trên một mặt phẳng, có kích thước khác nhau, cùng hướng vào vách đá. Cả ba tấm bia đều có hình chữ nhật, chữ bị mờ nhiều. Bia thứ nhất là bia Thượng điện ở chùa Thập địa động tiên Thánh Chân được khắc năm 1671, triều Dương Đức, đời vua Lê Gia Tông. Bia thứ hai cũng là bia ghi nhớ công đức được soạn năm 1672 vào triều Dương Đức, vua Lê Gia Tông. Bia thứ ba là bia về lệ của họ Dương cầu Thánh hội Tiên kính Phật chầu trời được soạn vào năm 1672 triều Dương Đức vua Lê Gia Tông. Nội dung cả ba tấm bia đều là ghi lại sự hảo tâm công đức xây dựng chùa của các dòng họ, của thiện nam tín nữ trên đất Hà Nam và khách thập phương.

-    Quyển sách đồng: Đây là một quyển sách bằng đồng do người dân xã Bắc Lý (huyện Lý Nhân) phát hiện ra. Sách được làm bằng đồng lá màu đen dài 45cm, rộng 18,5cm, dày 5cm, gồm 2 lá đồng có kích thước bằng nhau. Trên cả bốn mặt của 2 lá đồng là những dòng chữ Hán khắc chìm, tổng cộng có 527 chữ. Nội dung của quyển sách đồng này là bài ký (soạn năm Hồng Đức thứ 3, 1472) về việc vua Lê Thánh Tông cho xây dựng Cầu Không (bắc qua sông Long Xuyên, nối dòng sông Hồng với sông Châu), việc dựng cầu trên đền, và việc phong cho thần đền là Thượng đẳng linh thần vì công âm phù của thần mà nhà vua đại thắng trong trận đánh Chiêm Thành năm Canh Dần (1470). Sau cùng là các tạo lệ thờ cúng. Quyển sách đồng này cho biết một kiểu kiến trúc độc đáo: thượng gia hạ kiều từng tồn tại trên đất Hà Nam, một mảnh đất xưa kia nổi tiếng với các cây cầu trong câu phương ngôn: Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài. Ngày nay, đền Cầu Không đã không còn nữa, cây cầu cũng đã được dựng bằng bê tông cốt thép, tuy nhiên kiểu kiến trúc của nó còn thấy được ở chiếc cầu ở xã Hải Anh (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) được xây dựng vào thời vua Lê Tương Dực (1509 - 1516). Tương truyền, cũng trên dòng sông Long Xuyên, cách đây 200 năm, đã từng có một cây cầu Thượng gia hạ kiều, thuộc địa phận thôn Phú Khê (xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân). Còn có thể thấy dấu tích của kiểu kiến trúc cầu này ở huyện Bình Lục, căn cứ vào tấm bia “Vị thị kiều bi” (bia cầu chợ Vị) làm năm Chính Hòa thứ 22 (1701) đặt trước đình Vị Hạ (xã Trung Lương, huyện Bình Lục) ghi lại việc sửa chữa cầu “Thượng gia hạ trì” 5 gian bắc qua con sông Thanh Giang sang chợ Vị bên cạnh đình. Sông xưa, nay chỉ còn dấu tích là một con ngòi, tất nhiên cầu “Thượng gia hạ kiều” cũng không còn nữa. Ngoài kiểu cầu này, trên đất Hà Nam xưa còn có nhiều cây cầu cổ bằng đá như cầu đá chợ Nghĩa (xã Đồn Xá, huyện Bình Lục), cầu Triều Quan, cầu Chùa, cầu Đình ở thôn Thanh Nghĩa (huyện Bình Lục) nhưng nay tất cả đều không còn.

II.  DI TÍCH LỊCH sử - KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT

Trong 68 di tích được xếp hạng, có 39 di tích được xếp vào các loại di tích cách mạng, di tích cách mạng kháng chiến và di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật. Căn cứ vào giá trị lịch sử nổi trội, những di tích này được xếp chung vào cùng một nhóm và sẽ giới thiệu một số di tích tiêu biểu.

1.    Đình Triều Hội (thôn Triều Hội, xã Bồ Đề, huyện Bình Lục)

Đình Triều Hội là nơi thờ hai vị thành hoàng làng: Một vị là Cao Mang tôn thần là tướng tài nhà Trần và một vị là Trần Xuân Vinh đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ được bổ làm quan dưới triều vua Lê Thánh Tông. Thần phả của hai vị thần nay đã thất lạc, song dân làng vẫn truyền tụng câu chuyện kì lạ về vị Tiến sĩ Trần Xuân Vinh đời Lê. Truyền thuyết kể lại rằng, sau khi đỗ tiến sĩ, tiến sĩ cùng cha mẹ về thăm quê bằng đường sông Châu, nhưng thuyền của ông và cha mẹ ông đều bị lật, cả nhà bị chết đuối, xác ông trôi vào Bãi Nhót. Dân lập một ngôi miếu nhỏ để thờ ông. Ngôi miếu rất linh thiêng nên dân làng đã xin chân nhang về lập đình thờ ông làm thành hoàng. Như vậy, theo truyền thuyết và theo suy luận logic thì vị thần Cao Mang đời Trần chắc đã được thờ từ trước, sau khi có miếu thờ vị tiến sĩ triều Lê thì lập đình cùng phối tự hai vị thần này.

Đình Triều Hội còn được xếp hạng di tích lịch sử vì nơi đây đã diễn ra cuộc biểu tình tuần hành thị uy của nông dân trong vùng vào ngày 20/10/1930. Cuộc tuần hành này nhằm phát động quần chúng đấu tranh đòi bãi bỏ hội đồng cải lương, đòi giảm sưu thuế, ủng hộ Xôviết Nghệ Tĩnh và cuộc đấu tranh của nông dân Tiền Hải (Thái Bình). Xã Bồ Đề được chọn làm địa điểm mít tinh đỏ vì Tỉnh ủy Hà Nam nhận định, nơi đây chẳng những phong trào vững mà còn là nơi tiếp giáp 3 huyện Bình Lục, Lý Nhân, Mỹ Lộc để tập trung phát huy thanh thế. Thời gian của cuộc biểu tình được ấn định vào ngày 20/10 vì đó là phiên chính của 3 chợ: Bồ Đề, Thành Thị và An Ninh. Đúng 7 giờ sáng, tiếng trống ở đình Triều Hội vang lên, cờ đỏ búa liềm tung bay, những người tham gia biểu tình đóng giả người đi chợ bắt đầu đứng vào hàng ngũ. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Hà Nam, đoàn biểu tình đi đến những điểm quy định như Điếm Tổng, chợ Đồn (xã An Ninh), Ba Hàng (xã Thành Thị), vừa đi vừa diễn thuyết, phát truyền đơn kêu gọi mọi người vùng dậy đấu tranh chống đế quốc phong kiến, chống khủng bố đàn áp, ủng hộ Xô - viết Nghệ Tĩnh. Đoàn biểu tình ngày một đông, xuất phát từ chợ Bồ Đề khoảng 300 người đến chợ Vọc (xã Vũ Bản) đã lên tới hàng nghìn người. Trước khí thế cách mạng ngùn ngụt của cuộc biểu tình, bọn địa chủ, cường hào, tay sai của thực dân Pháp rất hoảng sợ. Đến 12 giờ trưa, các đồng chí lãnh đạo quyết định mít tinh tại chợ Vọc rồi giải tán. Cuộc biểu tình thắng lợi hoàn toàn. Thắng lợi của cuộc biểu tình có ảnh hưởng quan trọng tới phong trào đấu tranh chính trị trong tỉnh và trong cả nước. Sự kiện này đã được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong thư báo cáo với Quốc tế nông dân ngày 5 tháng 11 năm 1931, coi là một chứng minh về tinh thần và khả năng cách mạng của nông dân Việt Nam.

Đình Triều Hội có kiến trúc kiểu chữ tam: tiền đường năm gian, cung đệ nhị năm gian và chính tẩm ba gian. Ngôi đình đã được tu bổ nhiều lần và trên thượng lương có ghi một lần tu sửa vào niên hiệu Thiệu Trị thứ 6. Tiền đường năm gian lợp bằng ngói nam, bờ nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt. Bộ khung cửa đình bằng gỗ lim, nền nhà lát bằng gạch chỉ soi ống tơ, bộ cửa làm theo kiểu bức bàn, trên song dưới lùa. Cung đệ nhị đã được sửa chữa nhiều lần, chạm khắc chỉ còn lại trên các câu đầu, xà nách, bốn kẻ với các mô tip hoa văn cách điệu đơn giản. Chính tẩm 3 gian thiết kế bằng gỗ lim như tòa tiền đường, tuy chạm khắc ở đây không cầu kì bằng.

2.       Đình Lũng Xuyên (thôn Lũng Xuyên, xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên)

Từ thị xã Phủ Lý, theo quốc lộ 1A, đến thị trấn Đồng Văn rẽ tay phải theo đường 38 về thị trấn Hòa Mạc 7km, rẽ tay phải theo đường liên xã 1,5 km thì tới đình Lũng Xuyên.

Đình Lũng Xuyên thờ vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Theo truyền thuyết của người dân địa phương, con sông Châu chảy qua địa phận Lũng Xuyên là con đường thủy mà Lý Thường Kiệt cùng các binh sĩ của ông thường qua lại khi đóng quân ở vùng Thịnh Châu Hạ (xã Châu Sơn, Kim Bảng) nay thuộc thị xã Phủ Lý và thôn An Xá (xã Thanh Tuyền, huyện Thanh Liêm). Trong các lần tuần binh qua đây, ông và quân sĩ đã có lần nghỉ lại. Xung quanh làng Lũng Xuyên thấy có nhiều gò đống, tương truyền đây là nơi để neo đậu thuyền chiến và để đồ dùng của đạo quân do Lý Thường Kiệt chỉ huy. Nhân dân địa phương cho rằng, Lý Thường Kiệt đã từ Thăng Long, theo sông Hồng, vào sông Châu (có nghỉ lại Lũng Xuyên), rồi ra sông Đáy. Hiện nay, tại đình vẫn còn nhiều bài văn tế ca ngợi công lao, nhân đức của Thái úy, ở hậu cung còn có hàng chữ khắc trên xà ngang của vì kèo thứ nhất giáp với tiền đường: “Phạt Tống bình Chiêm, an dân muôn thuở” chính là để ngợi ca công lao to lớn của ông đối với đất nước.

Đình Lũng Xuyên là nơi thành lập tổ chức Việt Nam Cách mệnh Thanh niên và Hội nghị đại biểu Đảng bộ, thành lập Tỉnh uỷ lâm thời Hà Nam. Cũng tại nơi đây, đêm 19 tháng 8 năm 1945, lực lượng chính của đội quân cách mạng giành chính quyền của huyện đã tập trung để chờ lệnh xuất phát. Sáng sớm ngày 20 tháng 8 năm 1945, tại sân đình Lũng Xuyên 3 tiểu đội vũ trang của huyện đã làm lễ tuyên thệ trước lá cờ Tổ quốc, sau đó tiến quân theo kế hoạch đã định.

Đình được xây dựng trên mảnh đất rộng, cao ráo, thoáng đãng. Đình quay hướng nam, được kiến trúc theo lối chữ đinh, tiền đường 5 gian, hậu cung 3 gian. Tòa tiền đường dài 17m20, rộng 8m80, mái cong, lợp ngói nam. Hai hàng cột trong tòa tiền đường được làm kiểu búp đòng, đặt chân trên tảng đá xanh hình vuông, trên mặt đá tảng nổi gương tròn tương xứng với đường kính của chân cột. Bộ hoành còn giữ được một số hoành tròn đường kính 12cm, các lần trùng tu sau này bổ sung nhiều hoành vuông có cạnh 12cm.

Hậu cung 3 gian bắt mái với gian giữa của tòa tiền đường. Cửa giữa của hậu cung có mảng chạm lưỡng long mã chầu mặt hổ phù. Dưới bức chạm là bức đại tự khắc 4 chữ Hán lớn: “Sơn xuyên chung tú” (sáng đẹp cùng sông núi). Ra vào hậu cung chủ yếu qua 2 cửa nách, cửa giữa thường xuyên đóng, chỉ mở khi có đại lễ.

Ở sân đình còn có hệ thống cột đồng trụ, gồm có đế trụ đắp theo kiểu thắt cổ bồng, thân cột được đắp gờ nổi ở bốn cạnh, phía trên là đèn lồng và trên cùng là trục đỡ hai quả dành dành lớn. Tiếp đến là tả môn và hữu môn đăng đối, mỗi cửa có 4 mái cong với đầu đao, ngói ống. Trong sân là hai dãy tảo xá, mỗi dãy 3 gian dùng để đón khách trong các kì lễ hội. Tổng thể công trình là một thể thống nhất từ bố cục đến nghệ thuật chạm khắc, làm vẻ cổ kính thâm nghiêm.

3.     Đình đá Tiên Phong (thôn An Mông, xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên)

Từ thị xã Phủ Lý, theo quốc lộ 1A đến thị trấn Đồng Văn, rẽ phải theo đường 38 đi 7km về thị trấn Hòa Mạc, rẽ theo đường 60B đi 6 km về Điệp Sơn rồi theo đường liên xã 3km là tới đình.

Đình thờ Nguyệt Nga công chúa, nữ tướng của Hai Bà Trưng. Bà tên thật là Nguyễn Thị Nga, quê ở làng An Mông (còn có tên là làng Móng nay thuộc xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên). Do bà không chịu làm tì thiếp cho Tô Định tham tàn bạo ngược nên bố mẹ bà đã bị giết hại. Nợ nước cộng với thù nhà khiến bà chiêu mộ binh sĩ, lấy mảnh đất quê hương làm căn cứ địa chiến đấu. Hiện nay ở An Mông còn có cánh đồng gọi là Đồng Binh nằm trong bãi sậy, tương truyền là nơi căn cứ địa khi xưa của bà. Năm 40, bà cùng vài nghìn nghĩa quân tình nguyện đi theo Hai Bà Trưng chống lại ách đô hộ của quan lại nhà Hán. Sau khi giành được chính quyền, Hai Bà Trưng phong cho bà là Nguyệt Nga công chúa, cử làm quan tại phủ Lý Nhân. Bà về quê, mở tiệc ăn mừng, lập sinh từ ở bên sông để sau này làm nơi hương khói thờ phụng. Mảnh đất lập sinh từ ấy đến nay vẫn còn ở khu bãi bồi ven sông Châu. Bà còn dạy dân trồng dâu chăn tằm dệt vải nên người dân nơi đây tôn bà là bà tổ của nghề dâu tằm. Từ nhiều đời nay, trong lễ hội thờ bà cũng như khi tế tằm, dân thường khấn câu:

Cầu cho hòa cốc phong đăng

Cây dâu cũng tốt, con tằm cũng tươi

Khi Hai Bà Trưng thất thủ phải gieo mình xuống sông Hát, bà rút chạy về quê và tự vẫn trên ngã ba sông Móng. Nhân dân lập đền thờ bà, các triều đại đều sắc phong là Nguyệt Nga phu nhân tôn thần. Trong đình Tiên Phong còn đôi câu đối:

Hùng khái thoa quần Tô bắc khứ

Anh thư kiếm mã Việt Nam an

(Nghĩa là: Lớp nữ nhi có khí khái anh hùng đuổi giặc Tô Định về phương Bắc

Người con gái tài ba với thanh gươm yên ngựa giữ yên bờ cõi nước Nam).

Theo truyền thuyết, đình đá An Mông được xây dựng lâu đời ở bãi bồi cạnh bờ sông, chính khu sinh từ của bà Nguyệt Nga. Nhưng sau do sông lở nên phải dời vào vị trí như hiện nay. Đình An Mông được sửa chữa lại nhiều lần, đến triều Nguyễn thì tòa tiền đường được xây lại bằng đá còn tòa đệ nhị và chính tẩm đều được làm bằng gỗ, mái lợp ngói nam. Đình hiện nay có 3 tòa được kiến trúc theo kiểu chữ công: tiền đường 5 gian, tòa đệ nhị 2 gian, chính tẩm 3 gian. Độc đáo nhất là tòa tiền đường bằng đá được làm theo lối chồng rường, mê cốn, có 12 chiếc đại trụ (cột cái). Mặc dù cột cái được làm bằng đá, song vẫn được làm theo dáng búp đòng, ở giữa phình to, hai đầu thu nhỏ lại. Hệ thống cột cái, cột quân, cột hiên của đình Đá có tới 30 chiếc lớn nhỏ đều được chạm khắc kì công thể hiện sự công phu cũng như nghệ thuật chạm khắc tinh vi của cha ông.

Đình Tiên Phong còn giữ được nhiều đồ thờ tự có giá trị như: sập thờ, ngai thờ, kiệu bát cống, một số bức đại tự và nhiều kiếm thờ.

Khai hội Chùa Long Đọi Sơn (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên).

4.     Chùa Long Đọi Sơn (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên)

Từ thị xã Phủ Lý, theo quốc lộ 1A đến thị trấn Đồng Văn, rẽ phải theo đường 38 về thị trấn Hoà Mạc, tiếp tục đi thẳng về xã Đọi Sơn khoảng 8km là đến di tích.

Ngôi chùa được xây dựng trên đỉnh núi, trong khuôn viên 2 ha vườn rừng. Chùa quay về hướng nam, đúng như câu tục ngữ: Đầu gối núi Đọi, chân dọi Tuần Vường, phát tích đế vương, lưu truyền vạn đại. Các công trình ở đây là chùa và tháp.

Chùa Long Đọi Sơn (tên chữ là Diên Linh tự). Chùa do Lý Thánh Tông và Vương phi Ỷ Lan chủ trì xây dựng từ năm 1054 (do tể tướng Dương Gia Đạo và thiền sư Đàm Cứu Chỉ đến trụ trì và tham gia xây dựng). Lý Nhân Tông tiếp tục xây dựng phát triển và xây tháp Sùng Thiện Diên Linh từ năm 1118 đến năm 1121.

Chùa Long Đọi Sơn đứng vững hơn ba trăm năm. Đầu thế kỉ XV, khi giặc Minh xâm lược nước ta, chùa và tháp đã bị phá hủy hoàn toàn. Riêng bia Sùng Thiện Diên Linh vì không phá nổi, chúng đã lật đổ xuống bên cạnh núi. Khi lên thăm cảnh chùa, vua Lê Thánh Tông có bài thơ cho khắc ngay sau tấm bia Sùng Thiện Diên Linh, trong đó có những câu tố cáo tội ác của giặc:

Hoang đường vua Lý bia còn đó

Tàn bạo quân Minh tháp khác xưa....

Cuối thế kỉ XVI, vào năm 1591 đời Mạc Mậu Hợp, nhân dân địa phương “dựng lại bia đổ, bắc lại xà nhà và những chỗ tường hư hỏng, làm cửa xây tường khiến cho sau hơn 500 năm, một nơi thắng cảnh trong chốn tùng lâm lại được mới mẻ” (bài văn khắc mặt sau bia Sùng Thiện Diên Linh). Vào năm Tự Đức thứ 13 (1860), chùa Đọi Sơn có sửa sang thượng điện, tiền đường, nhà tổ, siêu hương, gác chuông, nghi môn. Đến năm 1864, chùa lại tiếp tục sửa hành lang, đúc tượng Di Lặc, đúc khánh đồng và đục khánh đá do Sư tổ đời thứ 5 là Thích Chiếu Trường chủ trì xây dựng hoàn chỉnh 125 gian, từ đó trở thành trường Bắc Kỳ Phật giáo. Ngôi chùa lúc này được dựng theo kiểu nội công ngoại quốc. Tại tam bảo, thượng điện có rất nhiều tượng Phật.

Ngay ngõ vào là hai dãy Thập điện Diêm Vương. Ngoài ra, chùa còn có nhà tổ, nhà khách, tăng phòng... tất cả có 125 gian.

Ngay cổng chính, trước tòa tam bảo là nhà bia để tấm bia Sùng Thiện Diên Linh nổi tiếng. Khi xây xong chùa và tháp, nhà vua sai Thượng thư bộ Hình Nguyễn Công Bật soạn văn bia. Văn bia nguyên có tên là Đại Việt quốc Lý đương gia đệ tứ Sùng Thiện Diên Linh tháp bi. Văn bia được viết xong ngày 6 tháng 7 năm Tân Sửu (1121). Nội dung bài văn bia chủ yếu ca ngợi công lao tài trí của Lý Nhân Tông trong việc xây dựng, kiến thiết và đánh giặc giữ nước.

Mặt sau tấm bia ghi việc tu sửa chùa vào thời vua thứ 5 nhà Mạc (1591), ghi việc Thái hậu Ỷ Lan cúng vào chùa 72 mẫu ruộng làm ruộng đèn nhang năm 1121, và khắc bài thơ của Lý Thánh Tông làm vào năm Quang Thuận thứ 8 (1467), nhân dịp nhà vua đi bái yết sơn lăng lên thăm chùa.

Sau nhà bia là tòa tam bảo, rồi đến chùa chính gồm 6 gian. Phía sau chùa chính là sân, vườn hoa, hai bên sân là hai hành lang, mỗi bên đặt 9 pho tượng La Hán.

Sau cùng là hậu điện. Bên phải chùa, cạnh vườn hoa là nhà thờ tổ, nhà giảng đường và nhà khách. Phía sau nhà thờ tổ là gian nhà trai, thiền tổ và sau cùng là nhà bếp.

Đi theo lối cổng phụ, sẽ đến nơi trước kia có ngọn tháp chùa Đọi. Cây tháp là một công trình được xây dựng công phu. Tháp gồm “13 tầng chọc trời, mở 40 cửa hứng gió”, ở tất cả các cửa vách đều chạm rồng. Đây là loại tháp vuông 4 mặt. Ngoài tầng đế và hai tầng trên không có cửa, còn lại 10 tầng mở cửa cả 4 phía. Tháp Sùng Thiện Diên Linh là tháp mộ, tầng trên “đặt hộp vàng xá lị, tỏa tường quang cho đời thịnh sau này”. Tầng đế hợp với tầng đầu tiên thành nơi thờ Phật, trong đó có đặt tượng Đà Bảo Như Lai. Trên các xà của tháp có treo chuông đồng. Đây là loại chuông nhỏ, có khả năng là những bộ đinh đang, khi gió thổi va vào nhau tạo thành những âm thanh réo rắt. Tầng dưới chân tháp trước đây có “tám vị tướng khôi ngô đứng chống kiếm trang nghiêm chia đều ở bốn cửa” (nay chỉ còn lại 6 pho tượng), trên nóc có “tiên khách bưng mâm, hứng móc ngọc cho bầu trời tạnh ráo”. Cả cây tháp như là một ngọn bút, một tượng đài cao, bao gồm nhiều hình tượng và được thể hiện bằng nhiều phong cách khác nhau. Bên cạnh đó, ở rải rác trong các thành phần kiến trúc còn có nhiều tượng trang trí như tượng chim thần đầu người mình chim đặt trên các con sơn, tượng giống như ở các cửa cuốn, các đố dọc. Ngay cả những viên gạch dùng để ghép tường cũng có trang trí hình những vũ nữ đang múa.

Các di vật của chùa Long Đọi còn giữ được như tấm bia Sùng Thiện Diên Linh, 6 pho tượng Kim Cương, tượng Kinavi, tượng Phật Di Lặc, khánh đồng, là những hiện vật cách đây gần một thiên niên kỉ, rất quý báu đối với việc nghiên cứu văn hóa nước ta.

5.    Đền Trần Thương (thôn Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân)

Từ thị xã Phủ Lý, theo đường 62, đi 14 km đến thị trấn Vĩnh Trụ, tiếp tục đi thẳng 2 km về phía Cầu Không, đến cổng làng Tróc rẽ trái là tới đền Trần Thương.

Đền Trần Thương, như tên gọi đã chỉ rõ, Trần Thương là kho của nhà Trần, được xây dựng trên một khu đất rộng, nằm biệt lập ở phía đầu làng, trên nền cũ kho lương thực đời Trần trong công cuộc chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ hai. Đền được xây dựng trên thế đất “hình nhân bái tướng”, ở giữa là gò nổi tựa mai con rùa, hai bên tạo thành hai tay ngai, xung quanh là những hồ nước được trồng sen. Ngoài cùng là tam quan ngoại. Cửa chính cao hai tầng, tầng dưới được cuốn hình vòm, xung quanh có trang trí hoa văn, tầng trên là gác chuông tám mái. Bên trong gác chuông có treo một quả chuông lớn. Hai cổng phụ của tam quan có đôi ngựa được đắp nổi phía dưới, phía trên là hoa sen. Bức tường ngoài cùng của tam quan là đôi voi chầu cùng hoa sen, hoa cúc và đôi cột có đèn lồng và đôi nghê chầu phía trên. Qua tam quan là con đường chính lát gạch đỏ rộng rãi đi vào sân đền. Trước cột đồng trụ là hai cái giếng hai bên được kè đá xanh. Qua hàng cột đồng trụ bề thế là một bức bình phong, chính giữa là chữ thọ, xung quanh là cảnh rồng chầu, phượng múa. Tiếp theo là công trình chính. Ngôi đền được thiết kế theo kiểu chữ quốc: tòa tiền đường 5 gian, tiếp đến là hai dãy nhà khách chạy dọc, giữa là cái giếng mà nhân dân gọi là hố khẩu, tiếp đến là tòa đệ nhị 5 gian, sau cùng là hậu cung 3 gian. Phía trước gian giữa của tòa tiền đường có dựng một tòa cổ lâu 2 tầng, giữa mái trên và mái dưới là bức đại tự “Phong vân trường hộ”, ở giữa đặt một đỉnh hương bằng đá có đôi nghê chầu. Tòa tiền đường được kiến trúc theo lối chồng rường, hai đầu xây bít đốc dật cấp, mái lợp ngói nam, mắt trước là dãy cửa bức bàn. Phía trên gian giữa có treo bức đại tự “Văn đức võ công”. Nối với hai gian đầu hồi của tòa tiền đường là hai dãy nhà khách chạy dọc nhìn ra giếng rùa, mỗi dãy 3 gian tạo thành hành lang nối từ tòa tiền đường vào tòa đệ nhị. Tòa đệ nhị 5 gian xây bằng gạch cao hơn tòa tiền đường và nhà khách, lợp ngói ống cung đình đời Nguyễn, bờ nóc hai đầu hồi đắp hai con rồng lớn, phần giữa mái trên và mái dưới là các ô có đắp chữ Hán. Phần hậu cung 3 gian được nối từ tường của tòa đệ nhị xuôi về sau, lợp ngói ống, bộ cửa bức bàn gồm 3 cửa được sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Đền Trần Thương còn giữ lại được nhiều đồ thờ tự có giá trị như hương án, sập thờ bằng đá, ngai thờ, khám thờ và tượng Hưng Đạo Đại Vương.

Đền Trần Thương thờ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và song thân của Người. Là một vị anh hùng dân tộc đã hiển thánh, trong tâm thức người dân, ông là Đức Thánh Cha. Trần Hưng Đạo được thờ ở nhiều nơi ở Hà Nam mà đền Trần Thương là ngôi đền quy mô, bề thế nhất, có thể so sánh vị trí của nó với những nơi thờ tự Ngài lớn nhất trong cả nước. Đó là Bảo Lộc, phủ Thiên Trường, Kiếp Bạc...

Theo các cụ cao tuổi ở các thôn Đội Xuyên, Hoàng Xá, Khu Mật kể lại thì xưa kia, nơi đây chỉ là một bãi sậy um tùm có rải rác một ít gò cao xen kẽ có dân cư ở thưa thớt nhưng có vị trí giao thông hết sức thuận lợi: có thể vào sông Châu, ra sông Hồng ngược lên Thăng Long hoặc xuôi ra biển. Do đó, Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương đặt ở đây một kho lương thực với một đội quân thường xuyên canh gác để phục vụ cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông lần thứ hai (1285). Sau khi chiến thắng trở về, ngài cắm sinh phần, lấy dân ở đây làm tạo lệ, từ đó làng có tên là Trần Thương. Sử sách không ghi chép về kho lương thực của nhà Trần ở đây nhưng truyền thuyết dân gian cùng với những dấu tích đậm đặc quanh khu vực đền Trần Thương như mảnh gốm, sứ màu đen, men nâu, vàng ngà của bát đĩa vỡ có phong cách trang trí của nghệ thuật gốm đời Trần, nhiều vỏ chóc hoa than... đã củng cố thêm giả thuyết này. Trong các đồ thờ tự của đền, ngoài những đồ gốm sứ như lục bình, bát hương, bát đĩa, chén đôn, đồ đá như rùa, nghê, bát hương, đền còn giữ lại chiếc kiếm bạc có vỏ được làm bằng đồi mồi rất quý, chỉ được đưa ra thờ vào những ngày lễ hội.

6.      Đền Vũ Điện, còn gọi là miếu vợ chàng Trương (thôn Vũ Điện, xã Chân Lý, huyện Lý Nhân)

Đền Vũ Điện nằm ngay sát ven bờ sông Hồng ở phía bắc xã Chân Lý. Từ thị xã Phủ Lý theo đường 62 về thị trấn Vĩnh Trụ, đi tiếp ra Cầu Không, rẽ trái lên Vũ Điện theo đường Phú Trạm là đến di tích.

Đền thờ bà Vũ Thị Thiết, người con gái phủ Nam Xang đã sớm được chép vào Sách Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Chuyện kể rằng, ở trang Vũ Điện, phủ Nam Xang có một người phụ nữ tên là Vũ Thị Thiết vợ chàng Trương là người cùng làng. Mới lấy nhau được ít lâu thì chàng Trương phải ra trận dẹp giặc. Nàng sinh được một con trai tên là Đản. Để dỗ con, tối đến, nàng chỉ lên cái bóng trên vách và bảo với con đó là bố. Khi Trương Sinh trở về, đứa bé không chịu nhận bố, nói rằng có một ông bố khác tối mới đến chơi. Trương sinh ngờ vợ có tư tình với ai thì lửa giận bốc lên ngùn ngụt, mắng nhiếc vợ thậm tệ, không để vợ giãi bày. Nàng Vũ ôm mối oan không thể tỏ bày ra sông tự vẫn. Tối đến, thấy con chỉ cái bóng trên vách bảo đó là bố, Trương sinh mới biết mình nhầm, hối không kịp nữa. Chàng lập đền giải oan cho vợ ở bến sông, nơi nàng vừa tự tận. Dân làng thương tiếc người con gái nhân hậu của quê hương cũng lập đền thờ nàng. Ngôi đền rất linh thiêng. Tương truyền, đền bà Vũ đã từng âm phù cho đại quân của vua Lê Thánh Tông thắng trận. Khi đại quân khải hoàn, nhà vua xuống chiếu cho quan dân địa phương Vũ Điện sửa lại ngôi đền khang trang hơn. Thuyền bè qua lại vùng sông nước này thường đến lễ ở đền bà Vũ xin phù hộ cho thuận buồm xuôi gió.

Theo truyền thuyết của người dân địa phương thì ngôi đền này được xây dựng từ thế kỉ XV, ngay sau cái chết oan uổng của bà Vũ. Ban đầu chỉ là ngôi miếu nhỏ nứa lá tranh tre do dân địa phương dựng nên. Sau khi có chiếu của vua Lê Thánh Tông, ngôi miếu mới được sửa lại thành một ngôi đền bề thế, khang trang. Ban đầu, ngôi đền được xây dựng ngoài bãi ven sông Hồng, trên một bãi đất rộng mấy chục mẫu, dân cư sống thành làng. Sau vì nước lũ xói mòn, bãi bị lở nên đền phải dời vào vị trí như hiện nay. Đền áp sát vào khu vực đê bối ven sông Hồng. Bốn cột đồng trụ xây ngay trên mặt đê, mặt quay ra sông theo hướng Bắc, cao vượt tầm những cây cổ thụ xung quanh. Sân đền nằm dưới chân đê bối, phải qua 6 bậc mới xuống được. Giữa hai cột đồng trụ là cổng chính, hai bên là hai cổng phụ tấm mái cửa vòm. Đền được kiến trúc theo kiểu chữ tam khép kín, đằng trước là 7 gian tiền đường với hệ thống vì kèo biến thể giá chiêng chồng rường con nhị. Công trình này trốn cột, các xà đều gác lên tường. Hai đầu hồi bít đốc, mái lợp ngói nam. Ba gian giữa có hệ thống cửa gỗ lim bức bàn, phần trên cửa là chấn song con tiện. Khu trung đường làm cao lên hẳn theo kiểu chồng diêm gồm hai tầng mái, mỗi lớp 4 mái có đao góc uốn cong, mái được lợp bằng ngói vẩy. Mặt trước ba gian chính tẩm là hệ thống cửa bức bàn. Công trình được khép kín bởi hai dãy nhà 3 gian nối khu chính tẩm với khu trung đường, dãy nhà 3 gian ở phía tây khu trung đường và bức tường xây phía đông khu trung đường nối với tòa tiền đường. Ngôi đền chắc chắn đã trải qua nhiều lần trùng tu, hiện nay đền mang phong cách kiến trúc của thế kỉ XIX. Đền còn giữ lại được một số hiện vật quý như chiếc khánh thời Lê Trung Hưng được đúc vào năm Kỷ Mão niên hiệu Chính Hòa năm thứ 20 (1699), quả chuông đồng đúc vào thời Tây Sơn, năm Cảnh Thịnh thứ 9 (1801) và pho tượng đồng tạc bà Vũ không rõ niên đại.

7.    Đình An Hòa (xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm)

Từ thị xã Phủ Lý, xuôi phía Nam đi 3 km tới dốc Đọ, rẽ tay trái 2 km vào đường liên xã, đến thôn An Hòa rẽ phải 300 m là đến di tích.

Đình An Hòa thờ hoàng tử Linh Lang và phò mã Kiều Đức Mậu thời Lý. Tương truyền, trên đường đi đánh giặc phương nam, Linh Lang đã dừng lại vùng An Hòa để chiêu mộ binh sĩ. Trong số trai tráng tình nguyện đi theo, Kiều Đức Mậu được phong làm tướng. Theo người dân địa phương, khu đất hình con rùa ở đây chính là nơi mà trước đây hoàng tử Linh Lang đã đóng quân, lập đồn và huấn luyện quân sĩ. Vì vậy, khi hoàng tử Linh Lang mất, nhân dân đã chọn nơi đây để lập đền thờ. Vị thần được thờ cùng Linh Lang là Kiều Đức Mậu. Ông là người ở vùng núi phía tây huyện Thanh Liêm. Sau khi cùng Linh Lang đánh thắng giặc phương nam, ông được vua Lý Thái Tông chọn làm phò mã. Bởi mến cảnh vùng này nên ông cho lập cung ở đây, lại cung cấp tiền của để chiêu dân lập ấp tại vùng này. Do vậy, nhân dân ở đây vẫn thờ ông làm ông tổ có công lập nên làng xã. Tại đây còn có riêng một ban thờ các tổ lập làng xây dựng quê hương.

Đình An Hoà được xây dựng trên khu đất rộng, mặt trước đình có hồ rộng, hệ thống cột đồng trụ, tường bao. Tòa tiền đường là một công trình mái cong, 4 mái trải rộng nhưng do những trang trí ở hệ thống đao góc nên vẫn nhẹ nhàng, thanh thoát. Mái được lợp ngói mũi hài, nhà được làm theo lối chồng rường bẩy kẻ. Bộ khung công trình được làm theo lối tứ trụ, có 8 cột cái và cột quân. Các cột cái được làm theo lối búp đòng, chân cột được đặt trên tảng đá vuông xanh có chạm nổi gương tròn để đỡ chân cột. Hệ thống bẩy có bẩy tiền, bẩy hậu và 12 bẩy phụ. Hệ thống đòn bẩy hòa nhập với kẻ góc thành một tổng thể tự nhiên thể hiện kỹ thuật lành nghề của nghệ nhân dân gian.

8.     Đền Lăng, còn gọi là đền Ninh Thái: Ninh Thái linh từ (xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm).

Từ thị xã Phủ Lý xuôi theo đường 21 khoảng 7 km, đến phố Động, rẽ tay phải theo đường rải đá liên huyện 1 km về đến thôn Cõi, tiếp tục rẽ tay phải 1 km sẽ tới đền Lăng.

Đền Lăng thờ vua Đinh, vua Lê và Tam vị đại vương. Theo ngọc phả, truyền thuyết địa phương cùng nội dung khắc trên bài vị thờ tại chính tẩm thì vị vua thứ nhất được thờ ở đây là Đinh Tiên Hoàng có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Liêm Cần là nơi mà vua Đinh đã lập căn cứ tuyển quân cũng là nơi huấn luyện quân sĩ. Theo nhân dân địa phương, vị trí đền thờ hiện nay chính là nơi đóng quân khi xưa của vua Đinh.

Đền Lăng còn là nơi thờ Lê Đại Hành và hai con của ông là Lê Trung Tông và Lê Ngọa Triều. Tương truyền, Lê Hoàn quê gốc ở Tràng An (Ninh Bình) nhưng đời ông nội của ông là Lê Lộc đã dời đến Liêm Cần, ở đây còn dấu tích một khu đất bằng phẳng mà nhân dân địa phương kể đó là dấu nền nhà cũ của Lê Lộc. Nơi đây còn có núi Cõi, tương truyền có địa danh Mã Dấu là nơi ông nội Lê Hoàn được hổ đưa vào an táng, khi hổ nhận ra mình giết nhầm bố nuôi.

Núi Cõi theo tương truyền, còn có đàn thề mà Lê Hoàn lập ra tế trời đất, thề cùng nghĩa quân phù Đinh, đồng tâm trừ mối loạn, thu giang sơn về một mối. Trên mảnh đất Bảo Thái (xã Liêm Cần) này còn có mộ tổ họ Lê, nơi tương truyền từng có sinh từ xưa kia của Lê Hoàn.

Ngoài hai nhân vật lịch sử trên, Tam vị Đại vương cũng được phối tự ở đây. Ba vị đại vương đó là hai vợ chồng ông Nguyễn Minh, tương truyền quê ở Bảo Thái, là tướng tài của Lê Hoàn, ra sức phù Đinh dẹp loạn, và vị thứ ba là vị thần Thiên Cương đã báo mộng cho ông nên phù Đinh, trừ loạn nước.

Đền Lăng hiện nay còn lại tòa tiền đường cung đệ nhị và chính tẩm được trùng tu vào đời Nguyễn. Tòa tiền đường làm theo kiểu mái cong chồng diêm. Phía trong tòa tiền đường là đệ nhị cung và chính tẩm. Hai cung này chung trong một tòa bốn gian rộng, thiết kế theo phong cách thượng rường hạ kẻ. Hệ thống cột chính gồm 10 chiếc làm bằng gỗ lim theo kiểu búp đòng, đầu cột thon ngậm xà, chân cột thu nhỏ để hợp với hệ thống chân tảng. Cửa cung cấm được thiết kế ngạch ngưỡng theo lối cổ, vừa cắt mòi, vừa soi chỉ. Tòa tiền đường, cung đệ nhị và cung chính tẩm đều được lợp bằng ngói nam cùng với hệ thống đao góc, đấu trụ, bờ dải, bờ nóc khiến đền Lăng tuy không còn đầy đủ như xưa, nhưng vẫn còn giữ được vẻ cổ kính của một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật.

Nhiều đồ thờ tự có giá trị còn được lưu giữ tại đây như chiếc ngai thờ thời Hậu Lê được chạm trổ công phu, bốn chiếc long đình có từ thế kỷ XIX trong có bài vị long ngai thờ vua Đinh, 3 cha con vua Lê Đại Hành. Những hiện vật này về mặt nghệ thuật thể hiện sự giao thời của hai thời Hậu Lê và Nguyễn. Ngoài ra ở đây còn có đôi hạc thờ thời Hậu Lê, đôi tượng người nô lệ, chiếc sập thờ và hòm sắc thời Nguyễn... Kiến trúc cũng như đồ thờ tự nơi đây tạo nên vẻ đẹp của một di tích lịch sử - văn hóa.

9.     Đình, chùa Cổ Viễn (thuộc xã Hưng Công, huyện Bình Lục).

Từ Hà Nội theo quốc lộ 1A đến thị xã Phủ Lý, theo đường 64 qua Đinh Xá, Đồng Du, qua An Bài sẽ đến Cổ Viễn (19 km).

Đình Cổ Viễn thờ một nhân vật thời Hùng Vương là Nguyễn Hoằng quê ở Hải Dương. Khi bố mẹ qua đời, ông đi chu du thiên hạ và được gặp Tản Viên Sơn Thánh, ông được Tản Viên tiến cử với vua Hùng Duệ Vương.

Nguyễn Hoằng thường hộ giá nhà vua chu du, qua vùng Cổ Viễn thấy nhân dân thuần hậu, phong cảnh hữu tình liền dừng lại lập hành cung. Dân vùng Cổ Viễn đã theo ông đánh Thục và lập công. Sau vua Hùng nhường ngôi cho Thục, ông về Cổ Viễn để dưỡng già. Khi ông qua đời, dân Cổ Viễn lập đình để thờ phụng ông.

Chùa và phủ Cổ Viễn thờ Phật và Phạn công chúa, (tương truyền là con vua Lý Thánh Tông và Ỷ Lan phu nhân. Trên đường vua đi đánh Chiêm Thành, công chúa đã xin ở lại vùng Cổ Viễn để giúp dân lập trang trại, cày cấy, khai sông lấy nước... Sau đó, công chúa về kinh. Khi bà mất, dân Cổ Viễn đã lập phủ để tưởng nhớ công ơn).

Đình Cổ Viễn được thiết kế theo kiểu nội chữ đinh, ngoại chữ quốc, bao gồm tòa tiền đường, chính tẩm và 2 dãy hành lang. Tiền đường làm theo kiểu mái cong, chồng rường, với chiều dài 17m, chiều rộng 8m, đường kính cột 40cm. Đình Cổ Viễn được trùng tu vào năm Tự Đức thứ 23 (1869) nhưng vẫn còn giữ được nhiều nét phong cách thế kỉ XVII, XVIII. Đình Cổ Viễn có nhiều mảng chạm khắc công phu, nhiều đồ thờ có giá trị.

Chùa Cổ Viễn được xây dựng theo lối chữ đinh, bái đường 6 gian, tam bảo 3 gian, phía sau là nhà tổ 5 gian. Chùa được thiết kế theo lối chồng rường, bẩy kẻ, chạm trổ công phu, còn giữ lại được nhiều pho tượng đẹp.

Phía tây chùa là phủ Cổ Viễn. Phủ được làm theo lối tiền đao, hậu đốc, mái lợp ngói nam hài hòa với bờ nóc, bờ dải đầu kìm uốn cong. Đình, chùa, phủ Cổ Viễn từng là cơ sở của các phong trào cách mạng nhiều thời kì.

10.    Từ đường Nguyễn Khuyến

Ngôi từ đường này nguyên là một phần trong khu nhà cũ mà nhà thơ Nguyễn Khuyến đã sống. Di tích trước đây thuộc làng Vị Hạ (tục gọi là làng Và) xã Yên Đổ (nay là xã Trung Lương), huyện Bình Lục. Từ Hà Nội theo quốc lộ 1 về thị xã Phủ Lý, rẽ theo đường 21, đến cây số 14 rẽ tay trái 1km là đến di tích.

Ngoài cùng là một cái cổng gạch cổ, trên cùng là 3 chữ “Môn tử môn” (cửa ra vào của các học trò). Hai bên cổng là hai câu đối đắp nổi. Bậc thềm được xây ba cấp. Lối ra vào là một khuôn hình chữ nhật, có các con sơn và những đấu trụ đắp bằng vữa. Khu tế đường có 7 gian đại tế, nay chỉ còn dấu tích. Qua một sân gạch rộng thì đến dãy nhà thứ hai. Trong sân, về phía giáp tường, có một số bồn xây gạch để trồng hoa và cây cảnh. Khu nhà thứ hai hiện nay là từ đường Nguyễn Khuyến. Ngôi nhà gồm 3 gian, 4 hàng cột, đường kính cột là 0,25m, được đặt trên một hệ thống vì kèo giá chiêng, chồng rường. Hai đầu hồi và phía tường sau được xây bằng gạch, còn đằng trước là hệ thống bức bàn bằng gỗ, mỗi gian có 4 cánh cửa. Nhờ hệ thống bẩy mà đằng trước, đằng sau, mái hiên đua ra, che nắng, che mưa cho hệ thống cửa. Toàn bộ khung gỗ phía trong nhà chạm khắc không cầu kì. Ngoài một số hình lá lật và một vài chữ triện đơn giản, kĩ thuật ở đây chủ yếu là ghép mộng ngang bằng sổ thẳng. Hai đầu hồi được xây lên quá mái ngói thành 3 lớp cao dần về phía mái, lớp nọ nối với lớp kia tạo thành những góc vuông. Trên nóc dùng loại gạch mỏng xây cài thành hoa chanh, chạy suốt phía hai đầu hồi.

Trong từ đường, tấm ảnh của nhà thơ Nguyễn Khuyến đầu đội khăn lượt, mặc áo dài, tay cầm chén hạt mít được đặt trang trọng. Tại từ đường, hiện còn đôi câu đối của tổng đốc Ninh Thái làm năm Nhâm Thân (1872) và một cuốn thư mà Tiến sĩ Dương Khuê làm năm Tân Mùi (1871) mừng Nguyễn Khuyến đỗ đầu 3 khoa. Gian bên phải từ đường còn kê một chiếc sập gụ, một hiện vật rất gắn bó với cuộc đời của nhà thơ trong những năm tháng cuối cùng.

III.      DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT

Trong 68 di tích được xếp hạng của Hà Nam, có 25 di tích thuộc loại kiến trúc nghệ thuật. Dưới đây là một số di tích tiêu biểu.

1.   Đình Văn (thôn Văn Xá, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân)

Từ thị xã Phủ Lý, theo quốc lộ 62, đi 14 km tới thị trấn Vĩnh Trụ đi tiếp về Cầu Không 4 km, rẽ trái 200 m là đến đình Văn Xá.

Đình thờ nhị vị thủy tế Long vương cùng song thân. Thần phả, sắc phong và truyền thuyết kể rằng, vào đời vua Lý Thái Tổ, ở Văn Xá, huyện Thanh Liêm có ông Cao Phúc kết hôn với bà Từ Thị Lang ở Văn Xá, huyện Nam Xang. Hai ông bà tuổi cao mà vẫn chưa có con. Một hôm, hai ông bà vớt được hai quả trứng trắng ngoài sông bèn đem về, 100 ngày sau nở ra 2 con rắn trắng, một con dưới bụng có chữ Câu Mang anh, một con có chữ Câu Mang em. Hai ông bà để nuôi và thương yêu như con đẻ. Một năm, ở Thanh Liêm, trời làm dịch bệnh, hai ông Câu Mang làm mưa to gió lớn tẩy trừ dịch bệnh cho dân rồi làm ra một cái giếng sâu và đi mất. Tương truyền, cái giếng này ở Văn Xá (Nam Xang) có mạch thông sang Văn Xá (Thanh Liêm). Dân Văn Xá (Thanh Liêm) lập miếu thờ. Cũng năm đó lũ to làm đê vỡ, hai ngài Bạch Xà từ giếng ra, đầu gối bên này, đuôi chạm bên kia, nằm chắn khúc đê vỡ để ngăn dòng nước chảy, sau hai ngài lại ra sông đi mất. Quan sở tại tâu lên triều đình, nhà vua phong cho hai ngài là Nhị vị Thủy tế long vương, thân phụ là Văn Phúc đại vương, thân mẫu là Từ bà Văn Lang công chúa. Năm sau ở Nam Xang lại có dịch bệnh. Từ bà hóa thành con nghê tới làm phép chữa bệnh cho dân. Dân Nam Xang lập miếu thờ. Đến đời vua Lê Thái Tổ, sứ quan đi trừ đảng cướp ở Nam Xang. Khi qua Cầu Không, có nghỉ một đêm tại miếu làng Văn Xá. Đang đêm có một tiên nữ báo mộng là sẽ giúp sứ quân tiễu trừ đảng cướp. Sau khi dẹp yên đảng cướp, sứ quân tâu lên triều sửa sang thành đình làng, lại phong là Thượng đẳng phúc thần. Từ đó trở đi, dân thôn Văn Xá, Văn Lâm kết tình tương thân tương ái.

Đình Văn Xá được xây trên khu đất rộng, gồm hai tòa 8 gian, tiền đường 5 gian, hậu cung 3 gian được kiến trúc theo kiểu chữ nhị. Tòa tiền đường được làm theo phong cách thời Hậu Lê, mái đình cong, thấp lợp bằng ngói mũi hài loại lớn nặng từ 9 - 11 kg. Hậu cung mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn theo kiểu chồng rường, các cột cái đều đặt trên hệ thống tảng đá xanh, có chạm hoa văn tròn đều theo chu vi chân cột. Tại đình còn giữ được nhiều đồ thờ tự có giá trị như ngai thờ hai vị thần rắn, hương án cổ, cỗ kiệu được làm vào thời Hậu Lê, sập thờ, ngai thờ, bia ghi lại sự tích thần và 30 đạo sắc phong của các đời.

2.  Đền Lảnh Giang hay Lảnh Giang linh từ (thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên)

Từ thị trấn Đồng Văn, theo quốc lộ 38, đi 8 km đến ngã ba thị trấn Hòa Mạc, rẽ trái đi 5 km đến bến đò Yên Lệnh, ngược bờ đê sông Hồng 3 km là tới đền Lảnh Giang.

Đền thờ Tam vị danh thần đời Hùng Vương thứ 18 và Tiên Dung. Tam vị danh thần là 3 con rắn, con của nàng Quý người trang Hoa Giám (nay là xã Yên Lạc) có công giúp vua Hùng Duệ Vương chống lại Thục Phán, được phong là Nhạc Phủ Ngư thượng đẳng thần, sau được gia phong là Trấn Tây An Tam Kỳ Linh ứng thái thượng đẳng thần. Trên mảnh đất này còn lưu truyền câu chuyện quen thuộc về Tiên Dung và Chử Đổng Tử trong kho tàng truyện kể dân gian Việt Nam.

Ngôi đền được xây dựng từ bao giờ, đến nay chưa có tài liệu khẳng định. Căn cứ vào chữ Hán khắc trên cây nóc ở tòa đệ nhị thì đền Lảnh Giang được trùng tu lần cuối vào niên hiệu Bảo Đại năm thứ 18 (1944). Trải qua nhiều lần tu sửa, đến nay đền Lảnh Giang có quy mô bề thế. Tam quan của đền được xây theo kiểu chồng diêm tám mái, các đầu đao cong vút thanh thoát hình rồng đắp nổi, đan xen mặt nguyệt, lá lật cách điệu mềm mại. Phía trước tam quan là hồ bán nguyệt, giữa hồ có ngọn bảo tháp được nối với cửa đền bằng chiếc cầu cong tạc hình lưỡng long hướng địa. Đền Lảnh Giang được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc gồm 3 tòa, 14 gian, hai bên có nhà khách, lầu thờ, 4 bên có tường gạch bao quanh. Trong đền có nhiều đồ thờ giá trị như tượng Tiên Dung công chúa, khám long đình, khám đặt tượng thờ 3 vị tướng thời Hùng Vương được chạm khắc công phu theo phong cách thời Lê. Ngoài ra đền còn giữ được hai kiệu bát cống long đình, một sập thờ và nhiều hoành phi, câu đối, nhang án.

Đền Lảnh Giang còn là trung tâm của cơ sở cách mạng trên đất Mộc Nam. Ngày 20/8/1945, nhân dân tập trung ở sân đền kéo về huyện lỵ tham gia cướp chính quyền. Tháng 10/1946, chi bộ đầu tiên của tổng Mộc Hoàn và Ủy ban hành chính kháng chiến khu Mộc Hoàn được thành lập ở đây. Đền Lảnh Giang là cơ sở tin cậy để các cán bộ, đảng viên huyện về nằm vùng hoạt động, theo dõi tình hình địch, lãnh đạo tổ chức chính quyền cách mạng kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

3.    Đình Thọ Chương thuộc thôn Thọ Chương (xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân).

Từ Nam Định đi theo đường 63, lên Vĩnh Trụ 25 km, tiếp tục rẽ phải 4 km về Cầu Không, rẽ trái 3 km sẽ đến di tích.

Đình Thọ Chương thờ một nhân vật lịch sử thời Hùng Vương thứ 6 là ông Lang Nữu. Truyền thuyết kể rằng, ông là người châu Ái, chạy loạn đến đất làng Vũ Xá (nay là thôn Thọ Chương xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân). Ông đã cùng phối hợp với Phù Đổng Thiên Vương dẹp giặc Ân. Sau chiến thắng, ông được Hùng Vương phong là Giám sát đại tướng quân, cho dân Vũ Xá miễn trừ phu phen tạp dịch, về già, ông trở về quê cũ ở châu Ái nghỉ ngơi. Sau khi ông mất (ngày 20 tháng 7 âm lịch), dân làng Vũ Xá lập đền thờ tại nơi xưa kia ông lập hành cung, ông được thờ làm thành hoàng ở đây, được nhiều sắc phong của các triều đại.

Đình Thọ Chương gồm có hai tòa làm theo kiểu chữ đinh, quay về hướng đông nam, mặt tiền quang đãng, có hồ nước, đường đi xung quanh. Tòa tiền đường gồm 5 gian rộng, chiều dài 20,8m, chiều rộng 12m với bộ mái đồ sộ cong về 4 góc, hài hòa với hệ thống đại bờ, bờ dải, kìm nóc, đầu đao. Mái đình Thọ Chương lợp bằng ngói nam đều đặn, phẳng phiu. Trong lớp ngói cổ, có cả loại ngói mũi hài, đầu mũi tạo hình móng rồng cao tới 5 phân là loại ngói từ thời Lê còn lại. Đình được dựng bởi nhiều cột gỗ lim to chắc, làm theo kiểu búp đòng. Đình được làm theo lối chồng rường, bẩy kẻ theo phong cách cổ truyền. Tòa đệ nhị gồm 3 gian lớn dài 10,1m; rộng 9,6m với 4 hàng cột, bộ khung tương xứng với tòa tiền đường. Đình Thọ Chương có nhiều đồ thờ đẹp có giá trị nghệ thuật cao.

Trong kháng chiến chống Pháp, đình Thọ Chương là nơi quy tụ quần chúng vào nông hội để tuyên truyền đường lối cách mạng, vạch mặt bọn thực dân phong kiến đồng thời tổ chức các hoạt động chống sưu cao thuế nặng, chống hủ tục phong kiến lạc hậu.

Đình Thọ Chương được xây dựng từ thế kỉ XVI, XVII. Công trình đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn còn bảo tồn kiến trúc cổ, có những giá trị nghệ thuật độc đáo.

4.  Đình Chảy thuộc thôn Chảy (xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm).

Từ thị xã Phủ Lý đi theo quốc lộ 1 đến Quán Gỏi (5km) rồi rẽ trái về Non (thuộc xã Thanh Lưu) 4km, tiếp tục theo đường liên thôn 2km sẽ đến đình Chảy.

Đình thờ 5 vị thần là Thiên Quan, Lôi Công (tương truyền là vị tướng thời Tiền Lý) và 3 anh em tương truyền ở thời Lê Trang Tôn là Lê Bát, Lê Lục và Lê Bạc. Theo thần tích, ba anh em họ Lê (quê mẹ ở thôn Cổ Lễ xưa kia, nay là thôn Chảy) đã cùng đại tướng quân Nguyễn Kim phù Lê Trang Tôn lên ngôi vua, đặt nền móng trung hưng nhà Lê. Do loạn lạc, gia đình các ông phải về quê ngoại ẩn tránh. Sau khi các ông mất, dân thôn Chảy đã lập đền thờ ba ông nơi nhà cũ và phối tự cùng hai vị thần mà làng đã thờ từ trước là Thiên Quan và Lôi Công. Hàng năm vào ngày mất của ba ông (là các ngày mùng 6 tháng giêng, ngày mùng 5 tháng 5, ngày 7 tháng 7), dân làng lại tổ chức tế lễ trịnh trọng để ghi sâu công đức.

Đình Chảy có hai tòa chính, đó là tiền đường và hậu cung làm theo kiểu chữ đinh. Tiền đường gồm 5 gian, dài 20,35m, rộng 10 m, làm theo lối tứ trụ truyền thống. Cột cái có đường kính 0,6 m, cao 4,3 m, làm bằng gỗ lim được chọn lựa công phu. Cột quân thấp và nhỏ hơn. Cột được đặt trên hệ thống chân tảng chạm hoa sen thời Lê. Các hàng câu đầu, xà lòng, xà nách, kẻ góc đều được chạm trổ công phu, thiết kế hài hòa. Tòa đệ nhị cũng được làm theo lối chồng rường bẩy kẻ và giao mái với tiền đường. Xà, ván bưng, trụ, đấu, bẩy, kẻ được chạm trổ công phu, mang tính nghệ thuật cao.

Đình Chảy được xây dựng vào thời Hậu Lê. Theo bia Vĩnh Thịnh thứ 2 (1706) thì tướng công Lê Tung (thế kỷ XVI) đã lo việc xây dựng đình. Đình được tu sửa vào đời Nguyễn Tự Đức nhưng vẫn giữ cấu trúc xưa.

Đình Chảy là một địa điểm gắn bó với các phong trào cách mạng thời kì 1936 - 1939 rồi 1940 - 1945, thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

5.  Chùa Bạch Liên (còn gọi là chùa Tường Thụy) thuộc làng Tường Thụy (xã Trác Văn, huyện Duy Tiên).

Từ Hà Nội, theo quốc lộ 1A đến Đồng Văn, theo đường 60A đến Hòa Mạc, qua cầu, rẽ tay phải theo đường sông Châu khoảng 3km, đến chợ Tường Thụy rẽ trái đi 1km là đến di tích.

Chùa Bạch Liên thờ Phật theo phái Đại Thừa. Hệ thống Phật pháp ở đây khá đầy đủ: tượng Tam thế, tượng Thích Ca sơ sinh, các pho Bồ tát, đức ông... Chùa còn thờ hai anh em Nguyễn Thiện và Nguyễn Vực, hai nhân vật thời Hùng Vương, quê mẹ ở Thái Nguyên. Đến ở vùng Tường Thụy, khi đi tắm sông, bà mẹ bị giao long quấn mà sinh ra hai ông (ông ngoại hai ông khi đến vùng này đã làm thủ từ ở chùa Bạch Liên). Hai ông có công dẹp giặc Ân cùng với Thánh Gióng. Hai ông còn có công phát chẩn cứu trợ dân lành. Khi hai ông mất, dân Tường Thụy lập đền thờ hai ông ở ngay khu nội tự phía đông nam cửa chùa, là nơi nhà cũ mà gia đình ông ngoại đã ở để trông chùa. Hiện nay đền không còn nhưng đồ thờ vẫn còn.

Chùa Bạch Liên gồm 7 tòa, 31 gian. Ngoài tiền đường, tam bảo còn có nhà tổ, hai dãy hành lang đông tây, hai tòa phủ làm theo lối chữ đinh ở phía đông chùa. Tiền đường 5 gian, dài 14,70m, rộng 7,5m, làm theo kiểu chồng rường, trốn đấu, tiền bẩy, hậu xà gối tường. Tòa tam bảo 4 gian, dài 10m, rộng 6,4m làm kiểu chữ đinh. Năm gian nhà tổ dài 12m, rộng 6,9m, tường xây, lợp ngói nam. Nhà tổ cũng được làm theo lối chồng rường, hạ bẩy, hàng bẩy được chạm trổ công phu. Ngoài ra, chùa Bạch Liên còn có hệ thống tháp mộ được xây dựng công phu, có hệ thống tường hoa bao ôm tam bảo, có cột đồng trụ, nhà bia làm theo kiểu chồng diêm, mái cong, ngói ống, con kiên uyển chuyển, cân xứng. Nằm trên mảnh đất Trác Văn là cái nôi cách mạng của Duy Tiên, chùa Bạch Liên cũng góp phần vào thành tích cách mạng của quê hương.

6.   Đình chùa Tế Xuyên (còn gọi là chùa Cả, chùa Bảo Khánh) thuộc thôn Tế Xuyên (xã Đức Lý, huyện Lý Nhân).

Từ thị xã Phủ Lý, theo đường 62 về thị trấn Vĩnh Trụ (14km), theo đường 62 đi khoảng 3km đến ngã ba thuộc địa phận thôn Bảng (xã Đức Lý) thì rẽ trái theo đường liên xã khoảng 1,5km, rồi rẽ phải theo đường liên thôn 500m là tới di tích.

Đình Tế Xuyên thờ hai vợ chồng Văn Lang phu nhân Trần Thị Khiết và Đông Hải đại vương Đoàn Thượng thời Lý. Tế Xuyên là nơi bà Trần Thị Khiết sinh ra và là nơi Đoàn Thượng từng đóng quân đồn trú và phát tiền bạc, ban ruộng đất cho dân. Đình Tế Xuyên còn thờ Linh Lang đại vương và Đông Hải đại vương Nguyễn Phục. Linh Lang đại vương là vị thủy thần, con của cung phi vua Lý Thái Tông và thuồng luồng hồ Tây. Sau khi giúp vua dẹp giặc, ông hóa thành thuồng luồng mà trườn xuống sông. Khi một số cư dân vùng Dâm Đàm (hồ Tây) di cư vào đây, họ mang bài vị của Linh Lang đại vương và phối tự cùng vợ chồng Đoàn Thượng. Còn Nguyễn Phục tương truyền là tướng dưới thời Hậu Lê. Trong một cuộc hành quân đi đánh Chiêm Thành, ông được giao nhiệm vụ đốc lương (chuyển vận lương thực). Gặp bão, thuyền lương đến chậm, ông bị xử trảm theo quân pháp (năm 1470). Khi hiểu rõ sự tình, vua Lê cho lập đền thờ, các triều đại đều sắc phong và tôn Nguyễn Phục là Đông Hải đại vương. Vào đời Thiệu Trị có người ở Thanh Hóa đi buôn bè đến Tế Xuyên cư ngụ và lập đền thờ Nguyễn Phục, sau dâng sớ xin phối tự ông cùng với các vị trên.

Đình Tế Xuyên gồm 3 tòa 15 gian, làm theo lối chữ tam. Tòa tiền đường 7 gian, dài 21m, rộng 9m, lợp ngói nam, cong đều về 4 góc. Liền với tòa tiền đường là tòa đệ nhị gồm 5 gian, dài 15m, rộng 7m, mái cong, lợp ngói nam cùng với hệ thống bờ, kìm nóc, đao góc hài hòa, cân đối. Tòa đệ tam gồm 3 gian, dài 9m, rộng 6,5m, thiết kế mái phẳng, lợp ngói nam, hai bên hồi có hệ thống bờ bảng. Đình Tế Xuyên mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn.

Chùa Tế Xuyên thờ các vị sư trụ trì và vợ Trịnh Sâm. Chùa được xây dựng từ thời Lý, nhưng do phu nhân chúa Trịnh Sâm quyên tiền tu sửa cho nên cũng được thờ ở đây.

Chùa Tế Xuyên gồm 3 tòa xây dựng kiểu tiền chữ nhị, hậu chữ đinh, có hệ thống tường bao phía trước, hai dãy tăng phòng hai bên, nhà tổ phía sau, tạo thành lối nội công, ngoại quốc. Tòa bái đường 5 gian, hai chái làm theo kiểu chồng rường, lợp ngói nam cùng với đầu đao cong vút và các đại bờ, bờ cánh mềm mại và các con kìm làm kiểu triện tàu lá giắt. Tòa đệ nhị 5 gian, thiết kế ngoài chồng diêm, trong xây cuốn. Tòa chữ đinh có 8 gian, 5 gian ngang thiết kế theo lối chồng rường với ba hàng cột lim, các cấu kiện giằng giữ được chạm trổ cách điệu mang tính nghệ thuật cao.

Đại đình và chùa Tế Xuyên còn giữ được nhiều đồ thờ tự đẹp như khám thờ, cỗ ngai, nhang án và kiệu bát cống, rất nhiều tượng Phật bằng gỗ, tòa Cửu Long, quả chuông đồng, và đặc biệt là 1.700 bản kinh bằng gỗ đời Nguyễn, kích thước 0,3m X 0,4m. Tất cả những đồ thờ tự và các mảng chạm khắc đã làm nên giá trị văn hóa của chùa Bạch Liên.

7.   Đình Ngô thuộc xã Tiên Nội (trước đây là xã Ngô Xá, tổng Tiên Xá), huyện Duy Tiên.

Từ Hà Nội theo quốc lộ 1A tới thị trấn Đồng Văn, sau đó rẽ trái theo đường 60 khoảng 2km thì rẽ phải, đi tiếp 2,5km theo đường liên xã, qua trụ sở Ủy ban nhân dân xã Tiên Nội, gặp trục đường liên thôn nối từ quốc lộ 1, tiếp tục rẽ trái 1,5km là tới di tích.

Đình Ngô Xá thờ bà Phạm Thị Hồng người Bắc Hà, có công khai khẩn đất đai lập làng Ngô Xá vào thời thuộc Đường. Do giặc Nam Chiếu đến vây bức phủ thành Bắc Hà, chồng bà là Ngô Công Thành cùng nhiều tướng lĩnh không chống cự nổi quân giặc nên đã chết. Bà cùng hai bên nội ngoại gồm 7 gia đình chạy loạn đến phía nam huyện Duy Tân, phủ Lỵ Nhân để sinh sống. Xưa kia, vùng này còn hoang vu, bà đã tổ chức công việc phát quang lau sậy, san lấp đầm ao, sình lầy, dựng lều cư trú. Sau đó, bà cùng mọi người khai khẩn đất đai, dựng nhà cửa, lập làng xóm, tổ chức đào giếng, lấy nước ăn, đào sông khai mương máng để lấy nước vào thau chua, rửa mặn cánh đồng, phục vụ cho việc gieo cấy hàng năm. Sau này, khi có nhiều người từ nơi khác kéo đến sinh sống, bà Hồng đã đặt tên cho trang ấp mình ở là Ngô Xá để tưởng nhớ đến họ Ngô của chồng mình.

Đình còn thờ hai anh em sinh đôi Hà Tuấn, Hà Hồng, hai vị tướng thời Trần. Bố mẹ hai ông là người ở vùng Hương Tích, sau khi sinh hai ông, đã dời đến ở vùng Duy Tiên. Theo truyền thuyết, hai ông có công trong việc giải vây cho vua Trần Nhân Tông khỏi sự bao vây của quân Nguyên. Khi ông Tuấn mất, nhà vua nhớ công ơn ông đã cho dân Ngô Xá lập đền thờ. Về sau, ông Hà Hồng lại theo vua Trần Nhân Tông tới tu tại chùa Yên Tử. Khi ông mất, vua cho 300 quan tiền đồng; để sửa sang lại đền miếu, viết thần hiệu, cho dân làng mãi mãi phụng thờ.

Đình Ngô Xá gồm có hai tòa nhà làm theo kiểu chữ đinh. Tòa tiền đường có 5 gian, dài 19m, rộng 10m cùng với bộ mái đồ sộ lợp ngói nam và cong đều về 4 góc. Phía trong đình được thiết kế theo lối chồng rường bẩy kẻ, các cột lim to được đặt trên các chân tảng đá thắt cổ bồng. Các kẻ góc vươn cao nhưng mềm mại, được chạm trổ công phu. Hai gian hậu cung bị hư hỏng vừa được khôi phục đưa lại cho ngôi đình một quy mô bề thế. Đình còn giữ được nhiều đồ thờ tự mang phong cách thời Nguyễn như bộ cửa võng, bộ khám thờ và các ngai thờ.

III.   DANH LAM THẮNG CẢNH

Trong số 68 di tích được xếp hạng, có 4 di tích được xếp vào loại thắng cảnh, cụ thể là di tích đền Trúc và Ngũ Động Thi Sơn, chùa Bà Đanh và núi Ngọc, đình và chùa Châu được xếp loại di tích lịch sử - thắng cảnh, còn Kẽm Trống được xếp vào loại danh lam thắng cảnh. Căn cứ vào vẻ đẹp độc đáo của cảnh quan, chúng tôi giới thiệu 4 di tích trên vào phần danh lam thắng cảnh cùng với một số thắng cảnh đặc sắc của Hà Nam.

1.   Đền Trúc và Ngũ động Thi Sơn (thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng)

Từ thị xã Phủ Lý, theo quốc lộ 21, đến cây số 8 (hoặc theo đường thủy cũng từ Phủ Lý, ngược thuyền theo dòng sông Đáy 8 km) là tới đền Trúc. Gọi là đền Trúc vì ngôi đền tọa lạc trong một khu rừng trúc xưa kia rộng tới hàng chục mẫu. Ngày nay, rừng trúc không còn nữa nhưng bao quanh đền vẫn còn những bụi trúc khá dày.

Ngôi đền nằm cạnh sông Đáy, nếu đi thuyền, phải leo qua hơn chục bậc xây bằng gạch mới lên tới cổng đền. Cổng đền gồm 4 cột đồng trụ, hai cột chính ở giữa, hai cột nhỏ ở hai bên. Hai cột chính cao trên 6 m được chia thành 3 phần: phần dưới là một khối chữ nhật, các mặt đều có gờ chỉ làm thành những khung cân đối. Trên phần này là lồng đèn, bốn mặt nổi hình tứ linh và trên cùng là một đôi nghê đắp cân đối, dáng đẹp, quay mặt vào nhau. Qua một sân gạch rộng trên 10m là đến nhà tiền đường. Công trình này gồm 5 gian, xây cao trên mặt sân, được dật thành 3 cấp, hai đầu hồi bít đốc. Mặt đằng trước hai đầu hồi xây sát tường phía ngoài từ tàu mái đến thềm chính giữa để một cửa sổ hình chữ thọ. Ba gian giữa là hệ thống cửa gỗ được làm vào sát hàng cột quân. Tường đầu hồi và cả hai phía đằng trước xây nhô ra, phía ngoài cùng là hai cột đồng trụ. Ngôi đền được làm bằng gỗ lim. Ba gian hậu cung cũng được xây dựng cùng phong cách với nhà tiền đường: xây bít đốc, khung gỗ lim, kéo giá chiêng và lợp ngói nam. Ngăn cách giữa nhà tiền đường với hậu cung là một khoảng sân hẹp có tường nối, nhà bán mái và bể non bộ.

Đền Trúc được xếp loại là di tích danh thắng. Đền thờ vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Tương truyền năm 1069, khi Lý Thường Kiệt đem quân đi chinh phạt giặc phương nam, đoàn chiến thuyền đi theo sông Đáy, qua trại Canh Dịch nay là thôn Quyển Sơn (xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng) thì gặp một trận gió lớn cho nên ông phải cho thuyền ép vào chân núi để tránh gió. Trận cuồng phong này đã bẻ gãy cột buồm và cuốn luôn lá cờ đại lên đỉnh núi. Thấy điều lạ, Lý Thường Kiệt cho quân sĩ dừng lại dưới chân núi rồi cùng tướng lĩnh lên bờ sửa lễ tế trời đất cầu mong chiến thắng. Từ đó ông đặt tên núi là núi Quyển Sơn (núi cuốn) và trại Canh Dịch cũng được đổi thành làng Quyển Sơn. Lần ra quân ấy, Lý Thường Kiệt đã chỉ huy đại quân thắng lớn. Trên đường về kinh đô, khi qua vùng núi cũ, nhớ lời cầu nguyện năm xưa, ông cho dừng quân, hạ trại bên rừng trúc, giết trâu mổ bò làm lễ tạ trời đất và khao thưởng ba quân, mở hội mừng chiến thắng. Lý Thường Kiệt mời dân làng xuống cùng tham dự cuộc vui với quân sĩ. Ông cho tuyển chọn những cô gái thanh tân trong làng để múa hát ca ngợi chiến công đánh giặc giữ nước, ca ngợi cuộc sống thanh bình của cuộc sống lứa đôi hạnh phúc và sự an cư lạc nghiệp, chọn các trai tráng khỏe mạnh để tổ chức đua thuyền. Trò múa hát này có tên là hát Dậm, là lối hát thờ. Lý Thường Kiệt còn dạy dân trồng dâu chăn tằm và dệt vải. Để tưởng nhớ công ơn của Lý Thường Kiệt, nhân dân đã lập đền thờ ông nơi ông đã mở hội thơ mừng chiến thắng. Đấy chính là đền Trúc ở dưới chân núi Cấm. Hàng năm cứ vào dịp đầu xuân, nhân dân địa phương lại tổ chức lễ hội, tổ chức hát Dậm để tưởng nhớ người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt.

Ngũ Động Thi Sơn nằm cạnh đền Trúc. Từ thị xã Phủ Lý, đi thuyền ngược sông Đáy 8 km là đến động (hoặc từ Phủ Lý qua cầu Hồng Phú, theo quốc lộ 21, đến cây số 8 là tới cửa động). Động có năm hang nối liền nhau tạo thành một dãy động liên hoàn có chiều dài hơn 100 m nằm trong một lòng quả núi. Núi này có tên là núi Cuốn (Quyển Sơn) vì liên quan tới truyền thuyết về lá cờ của Lý Thường Kiệt bay lên núi và cuốn lại trên núi. Núi còn có tên là Cấm Sơn vì núi này rất thiêng, không ai dám động vào một cây cỏ, cành khô trên núi. Tương truyền núi Cấm có cỏ thi để chữa bệnh nên núi còn gọi là núi Thi. Trong các động có rất nhiều thạch nhũ hình thù khác nhau, màu sắc, da nhũ, độ xốp, độ bóng của các hình nhũ cũng rất khác nhau. Có cái mọc chồi từ vách động, khe động, có cái rủ từ trên trần xuống, có cái nhô lên từ mặt nền. Có những nhũ đá ẩn sâu vào bóng tối, khi có ánh đuốc dọi vào, do hơi nước phản chiếu, ánh lửa ngời lên như châu ngọc. Có những phiến thạch nhũ bên trong rỗng, có nhiều hang hốc ăn thông với nhau, khi đánh vào nghe như tiếng đàn, tiếng trống, tiếng chiêng. Bề dày của phiến đá lớn, chúng sẽ phát ra những âm thanh trầm, còn nếu bề dày của những phiến đá mỏng hơn thì sẽ phát ra những âm thanh trong trẻo ngân nga. Trên các bức vách của động, thiên nhiên kì thú đã vẽ nên nhiều cảnh tượng đẹp, gợi trí tưởng tượng sinh động về cuộc sống con người và cuộc sống xung quanh. Động 4 có lối nhỏ ra một cái giếng có độ sâu vừa phải, nước trong vắt, có thể nhìn thấy cá đang bơi. Đây có thể là nơi tiêu nước của toàn động trong quá trình lòng núi bị bào mòn và rất có thể đáy giếng có đường ăn thông ra sông Đáy ở phía dưới chân núi Cấm. Lối vào động thứ 5 có những thạch nhũ tạo thành 3 cửa tự nhiên cách biệt nhau bởi những cột đá, mỗi cửa có thạch nhũ rủ xuống như những chiếc rèm cửa, có cửa hình thạch nhũ như đôi voi đang chầu.

Núi Cấm do không ai chặt cây cối nên đã giữ được một thảm thực vật phong phú, có nhiều cây to, nhiều cây dây leo phủ kín đồi. Trên đỉnh núi còn có một bàn cờ thiên tạo bằng đá. Từ đây có thể phóng tầm mắt ra xa để bao quát toàn bộ vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của vùng nước non này.

Du khách tham quan Chùa Bà Đanh  (thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng).

2.  Chùa Đanh (Bảo Sơn tự) và núi Ngọc (thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng)

Từ thị xã Phủ Lý, qua cầu Hồng Phú, theo đường    21, đến cây số 7, qua cầu Quế, rẽ trái - đi thêm 2 km là đến chùa.

Cũng như các ngôi chùa khác, chùa Bà Đanh thờ    Phật và thờ Pháp Vũ, một trong Tứ Pháp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, nên ở chùa Bà Đanh ngoài tượng Bồ Tát còn có tượng của Thái Thượng Lão Quân, tượng Nam Tào, Bắc Đẩu và các tượng của tín ngưỡng Tứ Phủ. Sự tích Tứ Pháp với các bà mẹ Mây (Pháp Vân), Mưa (Pháp Vũ), Sấm (Pháp Lôi), Chớp (Pháp Điện) như là sự hỗn dung giữa Phật giáo với tín ngưỡng dân gian bản địa đã được chép trong Truyện Man Nương của Lĩnh Nam chích quái (Trần Thế Pháp, thế kỉ XIV, Vũ Quỳnh - Kiều Phú, 1492). Câu chuyện về gốc tổ Tứ Pháp được hình thành từ mẹ Phật Man Nương đã lan truyền khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ và cũng được lưu hành ở đây. Người dân huyện Kim Bảng tin rằng, từ khi thờ Tứ Pháp, vùng Bắc Ninh được mưa thuận gió hòa, phong đăng hòa cốc, mùa màng bội thu. Do vậy, họ bèn họp nhau lên Xứ bắc để xin chân nhang về thờ. Các làng Vân Lâm, Đặng Xá, Vân Châu, Bầu Thôn, Bài Lễ... đã xin chân nhang, tạc tượng Tứ Pháp để thờ. Từ đó, tục thờ Tứ Pháp lan truyền ở các xã vùng ven sông Đáy trên đất Hà Nam. Dân làng Đanh cũng đang có ý định xin chân nhang ở Bắc Ninh về thờ thì xảy ra một câu chuyện lạ đối với dân làng. Dân địa phương còn lưu hành một truyền thuyết sau: Trước đây, ở vùng này luôn gặp mưa to, gió lớn nên việc sản xuất gặp nhiều khó khăn, mùa màng thất bát gây ra cảnh đói kém triền miên. Cho đến một hôm, một cụ già cao tuổi trong làng nằm mộng thấy một người con gái trẻ trung, xinh đẹp, đoan trang, khuôn mặt phúc hậu, vầng trán và đôi mắt thông minh hiện ra nói rằng: Ta được thần cho về đây để chăm nom và chỉ bảo dân làng làm ăn. Thấy vậy, dân làng họp bàn lập chùa thờ bà. Các cố lão chọn khu rừng đầu làng làm nơi dựng chùa. Nơi ấy bấy giờ là vạt rừng rậm rạp có nhiều cây cổ thụ, sát bờ sông là một hòn núi nhỏ, nhô mình ra mặt nước, trong rừng rộn rã tiếng chim, quang cảnh thật là thần tiên.

Ngôi chùa ban đầu được xây dựng tranh tre nứa lá đơn sơ, đến năm Vĩnh Trị, đời Lê Hy Tông, khu rừng mới được mở mang quang đãng để xây lại ngôi chùa cho khang trang. Khu vực này cấm người dân làm nhà ở nên cảnh chùa càng thêm trang nghiêm, vắng vẻ. Ngôi chùa được xây dựng ít lâu thì có một cây mít cổ thụ ở quanh chùa bỗng dưng bị gió to quật đổ. Dân làng đã đẵn lấy gỗ để tìm thợ về tạc tượng. Bỗng nhiên có một khách thập phương tìm đến chùa nói rằng mình làm nghề tạc tượng và được báo mộng đến đây. Người khách tả hình dáng và dung nhan người con gái đã báo mộng thì thấy giống hệt vị thần đã báo mộng cho cụ già trong làng. Năm ấy gặp mùa mưa lũ, nước sông dâng cao, tạc tượng gần xong thì dưới bến nước trước chùa có vật lạ, nửa nổi, nửa chìm, không trôi theo dòng nước, đấy ra mấy lần lụi thấy trôi trở lại. Thấy chuyện lạ, dân làng vớt lên xem thì hóa ra đó là một cái ngai bằng gỗ bèn rước ngay vào chùa. Thật lạ lùng, pho tượng tạc xong thì đặt vừa khít vào ngai. Từ đó trong vùng mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Tiếng đồn Thánh Bà Bảo Sơn linh ứng lan truyền khắp nơi, khách thập phương về lễ rất đông. Những người làm nghề sông nước xuôi ngược qua đoạn sông này gặp mùa lũ đều lên chùa thắp hương cầu mong yên ổn.

Chùa quay mặt hướng nam ra mạn sông Đáy. Phía ngoài cùng, giáp với đường đi và gần bờ sông là cổng tam quan của chùa. Công trình này được tôn cao vượt hẳn lên năm bậc và hai đầu xây bít đốc. Tam quan có ba gian, hai tầng. Tầng trên có hai lớp mái, lợp bằng ngói nam, xung quanh sàn gỗ hàng lan can và những chấn song con tiện. Tầng này sử dụng làm gác chuông, ba gian dưới có hệ thống cánh cửa bằng gỗ lim. Phía ngoài cửa hai bên là hai cột đồng trụ được xây nhô hẳn ra. Trên nóc tam quan đắp một đôi rồng chầu vào giữa. Hai bên cổng chính là hai chiếc cổng nhỏ có tám mái, cửa phía trên lượn cong hình bán nguyệt. Ngày thường, khách ra vào lễ chủ yếu đi bằng cửa bên này, chỉ khi nào nhà chùa có đại lễ thì cửa chính ở giữa mới được mở. Qua cổng tam quan là khu vườn hoa, sân lát gạch, hai dãy hành lang hai bên. Nhà bái đường gồm có 5 gian, hai đầu xây bít đốc, lợp ngói nam. Nhà trung đường 5 gian hai đầu xây bít đốc, lợp ngói nam, cửa bức bàn nối liền với tòa bái đường. Nhà thượng điện có 3 gian, hai bên xây tường bao, phía trước là hệ thống cửa gỗ lim. Lòng nhà ở đây so với khu bái đường và trung đường thì hẹp hơn nhưng được xây cao hẳn lên. Nằm về phía tây khu chùa là khu nhà ngang gồm 5 gian, ba gian vừa dùng làm nơi thờ các vị tổ đã trụ trì ở đây, hai gian đầu hồi được ngăn thành 2 gian buồng làm nơi ở cho người tu hành. Đằng trước nhà tổ là một sân gạch, phía ngoài là khu vườn để trồng hoa với cây lưu niên. Phía đông của khu chùa là phủ thờ Mẫu làm giáp với dãy trung đường. Toàn bộ khu vực chùa có tường bao quanh.

Chùa Bà Đanh là một tổng thể bao gồm nhiều công trình với gần 40 gian nhà. Nhân dân địa phương cho biết, ngôi chùa đã được xây dựng từ lâu đời nhưng được trùng tu nhiều lần. Các công trình còn lại đều được xây dựng từ thế kỷ XIX trở lại đây.

Núi Ngọc (thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng)

Cách chùa Bà Đanh 100 m về phía tây bắc là Núi Ngọc. Từ thị xã Phủ Lý, ngược sông Đáy 7 km, tới bến Đanh, đi tiếp 100m là đến núi Ngọc.

Núi Ngọc nằm kề bên sông Đáy. Đây là một ngọn núi đá vôi trong hệ thống núi đá kéo dài từ Hòa Bình xuống theo hướng Tây Bác - Đông Nam qua các xã Tượng Lĩnh - Khả Phong - Liên Sơn của huyện Kim Bảng. Tuy nhiên, Núi Ngọc nằm tách riêng, ngăn cách vệt dãy núi kia bằng con sông Đáy. Núi Ngọc không cao lắm, chỉ trên dưới 20m, gồm nhiều tảng đá cứng xếp chồng lên nhau, chỗ nhô ra, chỗ lùi vào tạo thế nhấp nhô cho ngọn núi. Ở đây cây cối mọc nhiều, cây to cây nhỏ mọc chen nhau cành lá xum xuê do dân địa phương có ý thức giữ gìn. Trên núi có một cây si cổ thụ, tương truyền có tới hàng trăm tuổi. Đứng trên ngọn núi, du khách có cảm tưởng như được tách biệt khỏi sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sống hiện đại để hòa mình vào sự yên tĩnh, thuần khiết của thiên nhiên với núi, sông, cây cỏ. Ngay dưới chân núi có một ngôi đền cổ thờ ông nghè có công với dân làng. Nối giữa chùa Bà Đanh và Núi Ngọc là một bãi rộng trồng cây lưu niên, chủ yếu là vải thiều, nhãn, tùy thời vụ có xen cả ngô lúa. Nằm hoàn toàn biệt lập với khu dân cư, trên núi, dưới sông, gần đền, gần chùa, Núi Ngọc quả là một thắng cảnh của đất Kim Bảng, một địa điểm du lịch hấp dẫn.

3.   Đình chùa Châu (thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm)

Từ thị xã Phủ Lý đi về phía Ninh Bình, theo quốc lộ 1A độ 2km, rẽ phải theo đường qua cầu Đọ về Châu Sơn 4km là đến di tích.

a.     Đình thôn Châu

Đình thờ Điện súy tướng quân Phạm Ngũ Lão, một danh tướng đời Trần, một dũng tướng gần 30 năm phò các vua đời Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông đều hết lòng và lập nhiều kì công để giữ gìn độc lập cho dân tộc.

Thần tích còn lưu ở đình Châu kể lại như sau: Phạm Ngũ Lão là người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương. Ông là người có chí lớn luôn nghĩ suy về đất nước. Trong một lần Trần Hưng Đạo từ Vạn An về kinh, quân lính đi trước dẹp đường, ông mải suy nghĩ đến nỗi giáo đâm vào đùi mà không hay biết. Thấy chuyện lạ, Trần Hưng Đạo đến gần hỏi chuyện. Biết ông có chí khí lại tinh thông văn võ, Trần Hưng Đạo sung ông vào quân đội và tiến cử ông, lại còn gả con gái nuôi cho ông. Phạm Ngũ Lão là một tướng tài của nhà Trần, ông có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông, có sáng kiến dùng gậy đâm vào chân voi, phá tan đại binh của quân Ai Lao, rất có công trong các trận đánh Chiêm Thành. Một lần trên đường đi đánh Chiêm Thành, khi hành quân qua sông Hát trên đất Kiện Khê, ông gặp gỡ và đem lòng yêu một cô gái trẻ con nhà thuyền chài và cưới cô làm vợ. Người vợ trẻ quen sông nước này đã giúp ông rất nhiều trong việc quân và được ông hết lòng yêu quý. Khi Phạm Ngũ Lão mất, ông được hưởng ân điển quốc tang, bãi chầu 5 ngày, những nơi thờ ông được xây dựng rất uy nghiêm, to lớn. Đến thời vua Minh Mệnh năm thứ 6 (1823), ông còn được phụng thờ vào các đền thờ của vua Trần như Hưng Đạo Đại Vương. Tại thôn Châu, thị trấn Kiện Khê, có một ngôi đình thờ ông rất lớn, bên cạnh đó, lại có đền nhỏ sát chân núi thờ ông cùng với Thủy Tinh phu nhân, người vợ đất Kiện Khê của ông. Địa bàn Kiện Khê có các ngọn núi ven sông cùng các vùng đất cao cũng như thung lũng thấp trũng rất thuận lợi trong việc lập quân doanh phòng ngự, làm nơi trú quân hoặc lập kho tàng. Đặc biệt ở khu miếu sau núi Chùa còn thấy một số mảnh gốm cổ thời Trần và những mảnh gạch, ngói ở sâu dưới mặt đất hàng mét, cùng với truyền thuyết và đồn binh thời Trần đã minh chứng bề dày lịch sử của vùng đất Thiên Kiện ở thế kỉ XIII.

Đình thôn Châu nằm quay mặt ra sông Đáy. Ngoài cùng là hệ thống ngũ môn. Công trình này làm theo kiểu chồng diêm ba tầng, mái cong. Cách một khoảng sân rộng là công trình chính được kiến trúc theo kiểu chữ tam, tiền đường 5 gian, tòa đệ nhị 5 gian và cung chính tẩm 3 gian. Tổng số có 13 gian, lợp ngói nam, có bờ bảng kìm nóc, đồng trụ hài hòa, trang trí công phu. Đình thôn Châu là một ngôi đình lớn, dài 18m, rộng 10m70, sử dụng một khối lượng gỗ lim rất lớn.

Trong đình có nhiều đồ thờ có giá trị như hai cỗ ngai của thời Hậu Lê, chiếc hương án mang phong cách nghệ thuật đời Nguyễn, bộ bát biểu, kiệu bát cống sơn son thiếp vàng, biểu hiện của nghệ thuật sơn then độc đáo truyền thống của dân tộc.

b.    Chùa thôn Châu

Chùa có tên chữ là Châu Sơn tự (ngôi chùa trên núi Châu) hoặc Long Sơn tự (chùa núi rồng). Chùa nằm sâu vào vách đá, ngay bên cạnh cửa hang của động Phúc Long trên núi Chùa. Chùa được xây dựng từ lâu đời, nằm sâu trong vách đá, mái bằng đá nên người ta cho rằng chùa nằm trong miệng con rồng. Theo văn bia năm Chính Hòa thứ 11 (1690) đục ngay vào vách đá, thì đây là bia công đức ghi việc Pháp Bản thiền sư cùng dân thôn bốn giáp tu sửa tượng pháp và hoạch định lại ruộng đất tam bảo. Điều này chứng tỏ chùa được xây dựng từ khá sớm nhưng chủ yếu dựa vào hình dáng thiên tạo. Hiện nay chùa có 3 tòa, làm theo kiểu tiền chữ nhất, hậu chữ đinh, tổng số có 10 gian xây cuốn. Ngoài cùng là gác chuông 3 gian, làm kiểu chồng diêm mái cong, ngói ống, cột đồng trụ và bờ bảng theo phong cách cổ truyền.

Chùa quay hướng nam, phía tây giáp 3 gian đền thờ Phạm Ngũ Lão, phía đông có 5 gian nhà tổ, tiếp đến là nhà phủ, nhà khách, nhà bếp. Đằng trước có 2 tòa phủ đứng biệt lập thờ Thủy Tinh phu nhân và Bạch Hoa công chúa, gồm 5 gian. Như vậy, cả khu vực chùa gồm 30 gian lớn nhỏ. Phía trước chùa có hồ và sân rộng, tiếp đó là đường chính đạo ra cổng. Trong sân chùa có nhiều cây trái lưu niên, kết hợp với cỏ cây, núi hang tạo thành cảnh quan u tịch.

Chùa Châu có nhiều tượng không thật lớn nhưng đẹp như tượng Tam Thế, tượng A Di Đà, tượng Di Lặc, tượng Tuyết Sơn, tượng Kim Cương. Ngoài ra, ở đây còn một số đồ thờ bằng đá như bát hương mâm bồng, bình hương được làm công phu.

4.   Kẽm Trống (xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm)

Trên quốc lộ 1A, cách Hà Nội 80 km về phía nam, trên địa phận xã Thanh Hải (huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) và xã Gia Thanh (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) là địa danh Kẽm Trống.

Kẽm Trống là khoảng trống được tạo ra bởi “hai bên là núi giữa là sông” như lời của nữ sĩ Xuân Hương đã vịnh cảnh nơi đây. Sông ở đây là con sông Đáy, bên tả là núi Rùa, núi Cổ Động, núi Động Xuyên, núi Trinh Tiết. Bên hữu là núi Bài Thơ, dãy núi Bạt Gia gồm các núi Bồng, núi Vọng, núi Thòng Long và núi Rồng. Núi ở đây có nhiều ngọn cao thấp, có núi đá, núi đất, nhiều ngọn dựng đứng nhưng cũng nhiều ngọn thoai thoải, tạo nên các thế núi khác nhau. Bờ bên trái, đằng sau những dãy núi nằm sát mép sông Đáy là một hệ thống núi đá vôi trùng điệp chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam từ Hòa Bình sang Thanh Hóa. Trong núi có rất nhiều hang động. Nếu đứng ở ngoài nhìn vào khó mà tin trong núi lại có hang vì miệng hang nhiều khi chỉ là những kẽ nứt nhỏ, nằm ẩn sau những tảng đá to, phải lách mình mới vào được. Vào bên trong mới thấy các hang động có diện tích khá rộng, nhiều hang xuyên hẳn qua một quả núi, có hang có thạch nhũ rủ xuống tạo nên những hình thù phong phú.

Phía tả ngạn sông Đáy có một con sông đào dài gần 2 cây số, cả hai đầu đều nối với sông Đáy, chảy ôm núi Rùa và núi Cổ Động trong quần thể thắng cảnh Kẽm Trống. Chuyện kể rằng, trong cuộc tuần du từ kinh đô Huế ra Bắc Hà, vua Minh Mệnh muốn xuôi dòng sông Đáy để ghé thăm Kẽm Trống và Địch Lộng. Nhưng khi nghe bài thơ của Hồ Xuân Hương vịnh cảnh Kẽm Trống, thấy những ẩn ý nghịch ngợm, nhà vua không chịu đi qua đoạn sông này mà bắt dân trong vùng phải cấp tốc đào một con sông mới để thuyền ngự vượt qua. Do vậy mới có con sông đào chảy vòng này. Dân gian còn lưu hành một truyền thuyết khác về con sông đào này. Tương truyền, dưới triều Lê, có một vị tướng tài làng Đoan Vĩ (huyện Thanh Liêm) đánh đâu thắng đấy, được phong đến tước Quận Công. Một lần qua đây, quan Thượng Chế trông thấy huyệt đất tốt, lại có những địa danh như bến Vua, ngòi Rồng nên về tâu với vua là phải chặt đứt long mạch của vùng để ngừa hậu họa là mảnh đất này phát ngai vàng có thể về tay Quận Công. Nhà vua bắt dân trong một ngày đêm phải đào xong con sông. Lệnh ban ra, nhân dân phải lập tức thi hành. Trong khi đào sông, dân bị chết rất nhiều, máu hòa đỏ nước.

Trên lưng chừng núi Trinh Tiết có ngôi chùa Phật Tích (còn có tên gọi khác là Trinh Tiết sơn tự) thuộc địa phận thôn Đông Xuyên (xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm). Chùa Phật Tích tương truyền được dựng vào thời Trần và được xây dựng lại vào thời Lê Trung Hưng, kiến trúc theo kiểu chữ nhị, gồm 2 tòa, mỗi tòa 3 gian, đã trải qua nhiều lần trùng tu, lần gần đây nhất là năm 1930.

Chùa Phật Tích thờ Phật, trong hậu cung thờ thêm công chúa thời Trần 17 tuổi tên là Trần Thị Bạch Hoa, con vua Trần Thuận Tông. Vì phản đối việc Hồ Quý Ly ép vua Trần Thuận Tông phải đi tu để nhường ngôi cho thái tử An mới có 3 tuổi, nên công chúa phải đi lánh nạn, tới đây thấy phong cảnh hữu tình, công chúa cho thuyền dừng lại, cho dựng chùa, dốc lòng thờ Phật và sau thác tịch ở đây. Vì thế, chùa mới có tên là Trinh Tiết, và từ đó, núi cũng có tên là núi Trinh Tiết. Bên phải chùa có ngôi miếu thờ Đức Ông, một vị thần trong tín ngưỡng dân gian (có thể là thần núi Trinh Tiết). Do cảnh đẹp, do câu chuyện về nàng công chúa có khí tiết, rất nhiều du khách đã tới vãn cảnh chùa. Tại chùa Phật Tích còn lưu giữ nhiều bài thơ của các vị vua chúa, các danh sĩ, các tao nhân mặc khách đề vịnh (như vua Lê Lợi, Thái sư Trịnh Kiểm, danh sĩ Bùi Huy Bích, nhà thơ Hồ Xuân Hương, nhà thơ Nguyễn Du, vua Minh Mệnh, Tri phủ Nghĩa Hưng Lê Văn Thành...).

5.  Động Phúc Long (thôn Châu, thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm)

Từ Phủ Lý theo quốc lộ 1A đi về phía Ninh Bình 2 km, rẽ phải theo đường qua cầu Đọ về Châu Sơn 4 km sẽ đến động.

Động Phúc Long nằm trong khu vực núi Chùa, thôn Châu, thuộc núi Kiện Khê (còn gọi là núi Thiên Kiện). Núi Chùa là một trong số những ngọn núi nối đuôi nhau ở địa phận thôn Châu Sơn và thôn La Mát thuộc Kiện Khê. Núi Chùa là ngọn trung tâm, trên đó có chùa Hang, có khu miếu ở phía bắc chùa. Vua Trần Duệ Tông (1373 - 1377) đã cho lập đền thờ trên núi, đền thờ này bị nhà Nguyễn phá vào năm Tân Dậu (1801) và cho xây lại ở thôn Châu như vị trí hiện nay. Đại Việt sử kí toàn thư chép rằng, tục truyền trên núi Thiên Kiện có cây tùng cổ có rồng quấn ở trên, vua Trần Thái Tông đã lập hành cung và Trần Đế Nghiễn cho quân vận chuyển tiền đồng về cất giấu năm 1379 ở nơi đây. Thời Pháp thuộc (ngày 01 tháng 6 năm 1925), Viện Viễn Đông bác cổ Pháp đã liệt hạng núi Chùa là cổ tích danh thắng.

Núi Chùa do các khối đá vỉa xếp chồng chất, lởm chởm như đầu con rồng. Có mỏm đứng chơi vơi trên đỉnh như sừng rồng, nhiều mỏm đá dựng ngược như tóc rồng, phía nam núi có một mái đá nhô ra, dưới mái đá có những vỉa bò lan, nổi cộm lại thành miệng con rồng mà ngôi chùa như hạt ngọc nằm gọn trong miệng con rồng, nhiều vỉa đá xếp thành các bậc thang rất thuận tiện cho việc lên núi ngắm cảnh. Trên đỉnh núi có nhiều cây cổ thụ kiểu dáng khác nhau, từ đây có thể bao quát cảnh sơn thủy hữu tình của sông Đáy, núi Bút Sơn, thành nhà Hồ, núi rừng Thanh Thủy và dòng sông Đáy.

Từ đất bằng leo lên chừng 2m tới cửa động. Từ cửa động đi vào chừng 5m tới một ngã ba, rẽ bên phải đi xuống dần hàng chục mét là động có nhiều thạch nhũ đẹp, rẽ bên trái là đường lởm chởm nhũ đá nhô lên, rủ xuống tạo thành nhiều hình thù kì lạ. Động Phúc Long có dáng một con rồng thắt túi, có nhiều dơi bám trên vách nên nhân dân địa phương còn gọi đây là hang dơi. Động Phúc Long có sức chứa vài trăm người. Động hài hòa với cảnh quan núi Chùa, ngay bên cạnh là đình và chùa thôn Châu, tạo thành một di tích thắng cảnh hấp dẫn đối với du khách gần xa.

6.  Hang Luồn - Ao Dong (xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng)

Từ thị xã Phủ Lý, qua cầu Hồng Phú, theo quốc lộ 21, đến cây số 11, rẽ trái 500 m là tới hang.

Trước cửa hang, có hai quả núi thấp đăng đối nhau tạo nên một cửa đá đồ sộ chắn ngang. Mặt bằng trước hai qủa núi này rất rộng, đây là một điểm dừng chân lí tưởng để ngắm toàn cảnh khu vực núi non và hang Luồn.

Đây là khu vực được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi cao. Ở giữa thung lũng này nổi lên một dãy núi thấp có hang Luồn. Miệng hang Luồn chính là mặt trước của dãy núi nhìn ra cửa đá. Trước mặt hang là một bãi đất rộng có một con kênh lớn chứa nhiều nước, về mùa mưa, đây là một bến thuyền. Mùa cạn có thể vừa đi thuyền, vừa đi bộ xuống cửa hang. Nguồn nước ở đây từ các khe núi cao đổ xuống, tỏa vào các kênh, các mạch ngầm rồi dẫn ra sông Đáy. Chính vì vậy, nước rất trong và sạch, có thể nhìn thấu đáy. Về mùa mưa, nước dâng lên sát trần hang nhưng cũng chỉ chốc lát là rút hết, chỉ giữ lại một lượng nước vừa đủ để vào hang. Miệng hang Luồn có hình vòm, vách núi chỗ nhô ra, chỗ lõm vào, chỗ thì chạy thẳng xuống lòng hang, vách thì uốn cong. Đặc biệt có vô số các nhũ đá hình thù muôn vẻ, cái từ trần hang rủ xuống, cái từ vách đá chồi ra kéo dài suốt chiều dài cửa hang. Chiều dài hang Luồn khoảng 400m, chiều rộng của hang vừa đủ cho một đoàn khách đi thuyền ngắm các vách núi với các nhũ đá kì lạ và nghe tiếng nước rỏ tí tách. Trong ánh sáng mờ ảo, du khách có cảm giác bập bềnh, rồi du thuyền sẽ đưa du khách tới một không gian mở ra choáng ngợp khi gặp ao Dong.

Ao Dong rộng khoảng 1 mẫu, nước trong vắt, có thể nhìn thấy từng con cá bơi, thấy cả thảm thực vật, đặc biệt là các loài rong núi, ngay cả ở mực nước sâu tới 3m. Ao Dong được tạo nên bởi các dãy núi cao, với rừng cây bên sườn núi. Động vật ở đây khá đa dạng như cò trắng, sơn dương, tạo thêm sự sinh động hấp dẫn cho cảnh quan. Các ngọn núi in bóng xuống làn nước trong vắt của Ao Dong tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình.

Hang Luồn, Ao Dong với sự kết hợp hài hòa của núi non cây cỏ, trời xanh, nước biếc, quần thể động thực vật hoang dã phong phú là điểm du lịch sinh thái có giá trị của tỉnh Hà Nam.

7.  Quần thể di tích thắng cảnh Bát Cảnh Sơn (xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng)

Từ thị xã Phủ Lý lên thị trấn Quế, theo quốc lộ 21 B về xã Tượng Lĩnh là đến quần thể danh thắng Bát Cảnh Sơn.

Xã Tượng Lĩnh được thiên nhiên ưu đãi cho một địa hình tự nhiên có nhiều tiềm năng phong phú. Dãy Bát Cảnh Sơn đứng bên tả ngạn sông Đáy, dựa lưng vào vòng cung Nam Công (Kim Bảng - Hà Nam và Tuyết Sơn, Hương Tích - Hà Tây), tạo thành thế núi hình sông kì thú. Xét theo tổng thể ở phạm vi rộng thì Bát Cảnh Sơn là một cụm du lịch của quần thể Hương Sơn, bởi hai thắng cảnh này rất gần gũi, tiếp giáp với nhau liền mạch trong dãy núi đá vôi Hà Nam-Hà Tây. Theo vị trí địa lí hành chính, Bát Cảnh Sơn là “tiểu thắng cảnh”, cửa ngõ Hương Sơn, nằm trong xã Tượng Lĩnh, nơi ngã ba của 3 huyện: Kim Bảng (tỉnh Hà Nam), Mỹ Đức và Ứng Hòa (tỉnh Hà Tây). Từ lâu, dãy Bát Cảnh Sơn được coi là một thắng cảnh của trấn Sơn Nam. Theo Lịch triều hiến chương loại chí (phần Dư địa chí) của Phan Huy Chú thì vào thế kỉ thứ XVI, Nghị tổ Trịnh Doanh qua đây chiêm ngưỡng, đã ví Bát Cảnh Sơn với Tiêu Tương bên Trung Quốc và cho lập hành cung để đi về thưởng ngoạn. Xưa kia, ở Bát Cảnh Sơn có

8 ngôi chùa và một ngôi miếu thờ thổ đại thần linh được bài trí xây dựng theo thuyết bát quái ngũ hành. Bát Cảnh Sơn bao gồm:

1.    Đền Tiên ông. (Đền Ông) được xây dựng vào đời vua Trần Nhân Tông trên lưng chừng núi Tượng Lĩnh, cao khoảng 200m giống hình con voi phủ phục (nhân dân thường gọi là voi quỳ). Núi Tượng Lĩnh là điểm đầu tiên trong hệ thống Bát Cảnh Sơn.

Từ km 13 quốc lộ 21 B, theo đường đá thoai thoải tới phía bắc chân núi Tượng Lĩnh, qua 5 gian nhà khách, 3 gian nhà tổ, du khách đi 108 bậc đá lên đền. Đền hình chữ tam: tiền đường 5 gian, trung đường 3 gian, và hậu cung 1 gian. Đền trước vốn nhỏ, sau nhiều lần trùng tu mới có được quy mô đồ sộ như ngày nay. Tiền đường được kiến trúc kiểu chồng diêm tám mái cong, 4 góc đầu đao hình rồng mềm mại, mái lợp ngói nam đều đặn. Tòa trung đường xây kiểu hồi văn cánh bảng tam đấu, hậu cung cuốn vòm. Đền còn lưu giữ được nhiều thần phả, sắc phong và nhiều đồ thờ tự quý hiếm như hoành phi, đại tự, câu đối, bát hương bằng đồng. Đặc biệt ở đây còn có 2 pho tượng, 1 bằng gỗ, 1 bằng đồng được thờ trong hậu cung.

Đền Tiên Ông thờ Nam thiên đài thành hoàng Thánh tổ Thiên vương Bồ tát. Sự tích về Tiên Ông được truyền thuyết kể rằng: Cha của Tiên Ông quê ở huyện Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh), là quan to trong triều nhà Trần, có tới 23 thê thiếp mà vẫn chưa có con trai. Đến khi đi kinh lí ở trấn Sơn Nam, tại xã Thịnh Đại (nay là xã Đại Cương, huyện Kim Bảng), thân phụ ngài lấy tới thê thiếp thứ 24 mới sinh được ngài. Ngài sinh ra đã có tướng mạo khác thường, lớn lên chỉ một lòng đèn hương thờ Phật. Ngài chu du khắp nơi tìm thầy học đạo. Vào một ngày, ngài đến khu Quang Thừa (nay là xã Tượng Lĩnh) thấy có dãy Bát Cảnh Sơn hùng vĩ bèn lập một ngôi chùa dưới chân núi động Tam Giáo để thờ Phật và thờ tổ tiên cha mẹ, gọi là chùa Tam Giáo. Sinh thời, ngài có rất nhiều công lao đối với nhân dân địa phương như cứu giúp kẻ nghèo khó, chữa bệnh cứu người. Khi đắc đạo, ngài hóa thân vào cây “Đại nại” và dặn lại rằng hãy lấy cây gỗ đó để tạc tượng thờ, còn lấy đồng tạc tượng thờ thần. Dân nhớ ơn đã lập đền thờ, tạc tượng gỗ và tượng đồng theo lời dặn của ngài. Các pho tượng rất linh thiêng, trải bao lần đền bị chiến tranh giặc giã phá hủy, pho tượng đã nhiều phen bị mang đi nhưng không ai đụng tới được. Nguyễn Hữu Chỉnh cũng đã mang tượng đồng ở đền thờ ngài đi đúc tiền đồng nhưng búa rìu không chạm được vào tượng, tượng chỉ đổ mồ hôi, còn quân lính chạm vào tượng thì bị rìu chặt vào chính chân mình. Nguyễn Hữu Chỉnh sợ hãi khấn rằng, nếu ngài linh thiêng thì hãy cho sông Châu bên mưa, bên tạnh. Quả nhiên là ứng nghiệm. Cuối cùng, Nguyễn Hữu Chỉnh phải sai quân lính mang tượng trả về đền. Nhiều vị vua, chúa như Lê Thái Tổ, Lê Dụ Tông, Trịnh Doanh, Trịnh Tùng, Trịnh Sâm, Mạc Phúc Hải đã tới thăm đền. Tương truyền, Lê Quý Đôn, Nguyễn Huy Oánh là con cầu tự của ngài.

Nhớ ơn ngài, cứ đến ngày rằm tháng 6 hàng năm, hai làng Thịnh Đại và Quang Thừa lại tổ chức lễ hội rất long trọng, khách thập phương ở nhiều nơi cùng về tham dự.

2.     Chùa Ông. Phía trước đền Tiên Ông là một hồ nước lớn hình bán nguyệt bao quanh phía bắc núi Tượng Lĩnh. Hồ có nước quanh năm, độ sâu trung bình là 4 đến 5m. Truyền thuyết kể lại trước đây ở giữa hồ có một ngôi chùa, gọi là Chùa Ông. Năm 1901, do ảnh hưởng của lũ lụt, chùa bị cuốn trôi. Hiện nay, hồ có nhiều loại cá to, diện tích mặt nước có thể khai thác du thuyền và câu cá.

3.     Chùa Tam Giáo. Từ đền Tiên Ông, men theo sườn núi khoảng 1km là đến chùa Tam Giáo. Chùa Tam Giáo xưa kia có hàng trăm gian với hàng trăm pho tượng Phật uy nghi tráng lệ. Truyền thuyết kể rằng, khi xây dựng chùa, có rất đông thợ làm, Tiên Ông có nồi cơm và lọ muối vừng ăn hết lại đầy. Chùa được xây dựng dưới chân núi, ở đây có một suối nước chảy từ lòng núi ra. Tương truyền, dòng suối này mỗi ngày chảy ra hai bát gạo và hai đồng tiền đủ cho nhà sư sinh sống. Sau có kẻ tham biết chuyện đã đục cho miệng suối rộng ra, từ đấy gạo tiền không chảy ra nữa.

Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chùa là căn cứ hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Trung ương và tỉnh, chùa từng là kho tiếp liệu của công binh xưởng Liên khu 3, lại vừa là văn phòng thường trực Liên khu ủy và Ủy ban kháng chiến Liên khu 3 những năm 1947 - 1950. Trên đường từ đền Tiên Ông đến chùa Tam Giáo trước đây có rất nhiều hang động đẹp, đến nay do biến động của thiên nhiên, do sự khai thác của con người, nhiều hang đã bị phá hủy.

Chùa Tam Giáo mới được khôi phục lại những năm gần đây. Chùa hình chữ đinh, có 5 gian đại tế và 1 hậu cung, đại tế tạo 8 mái chồng diêm, lợp ngói nam.

4.     Chùa Kiêu, chùa Vân Mộng, chùa Bà, chùa Bông, chùa Dâu và chùa Cả. Tất cả những ngôi chùa trên từng tạo thành một quần thể vừa linh thiêng, vừa là danh thắng đẹp mắt. Tiếc rằng, cho đến nay, 6 ngôi chùa kể trên đều không còn, có chùa đã bị san bằng, có chùa chỉ còn lại nền móng.

Cách chùa Tam Giáo 150m đi ngược lên đỉnh núi là chùa Kiêu. Chùa Kiêu nằm trên đỉnh núi cao, từ đây có thể bao quát một vùng rộng lớn phía đông nam xã Tượng Lĩnh. Hiện nay chùa chỉ còn nền móng và một động nhỏ rộng 10 mét vuông. Dọc đường có 3 tấm bia khắc vào vách núi. Bên cạnh động có khối đá vuông mặt nhẵn nhụi trên có ghi chữ Hán: “Nhật nguyệt trường quang”. Tục truyền ngày xưa cứ đêm trăng sáng, Tiên Ông cùng ngồi đánh cờ với các quan nhà trời.

Từ chùa Kiêu, vượt qua đường đèo và 3 thung lũng, qua 5 ngọn núi là đến chùa Vân Mộng. Tương truyền chùa Vân Mộng là nơi mà Thiền sư Nguyễn Minh Không đã từng tu hành và trụ trì. Ngôi chùa cũng đã đi vào sách vở với ghi chép của Lê Quý Đôn trong Vân đài loại ngữ. Tục truyền, vua nhà Lý bị đau mắt không thuốc nào chữa khỏi. Nghe tin ở chùa Vân Mộng có Quỷ Cốc tiên sinh thông tuệ thiên địa, ông bèn đến cầu thì được biết mình đau mắt là do động huyệt xoáy rồng ở khúc sông Hồng, cần có người hiến tế thì mới khỏi bệnh. Sau có ông bà bán dầu Vũ Phục nhảy xuống sông, quả nhiên nhà vua lành mắt. Chùa Vân Mộng nằm trên sườn núi chênh vênh quyện cùng khói mây huyền ảo, xung quanh có rất nhiều hang động lớn nhỏ kì thú bí ẩn, có những hang sâu tới 30 mét, rộng khoảng 300 mét vuông như hang Dơi, hang Bạc, hang Vàng... Từ đây có thể đến thung Bể, thung Vạc của xã Tân Sơn. Hiện nay chùa chỉ còn nền móng cũ và một vài hiện vật như bia khắc vào vách núi, bát hương đá, đá tảng kê chân cột. Phía tây chùa có núi Hai Quà cao chót vót, lưng chừng núi có hang Dơi, vì ở đây có rất nhiều dơi đến trú ngụ, có những con to như cái quạt giấy. Cửa hang hình miệng rồng, hang sâu 50m. Đặc biệt trong hang có một hồ nước nhỏ, vòm hang có nhiều nhũ đá tự nhiên với nhiều hình thù kì lạ, đẹp mắt.

Ngoài ra, ở vùng Bát Cảnh Sơn xưa kia còn các ngôi chùa Bà, chùa Bông, chùa Dâu và chùa Cả - các ngôi chùa này hiện nay không còn để lại dấu tích gì.

Địa linh nhân kiệt, Bát Cảnh Sơn không chỉ nổi tiếng là danh thắng mà còn nổi tiếng về người hiền tài. Huyện Kim Bảng có 5 nhà khoa bảng thì Tượng Lĩnh có tới 3 người. Tượng Lĩnh còn được coi là nơi phát tích truyện Trầu cau, vì ở đây còn có suối Cau trong dãy núi đá vôi (nay gọi là suối Tân Lang), có chợ Trầu (nay gọi là chợ Dầu).

Với cảnh quan thiên nhiên kì thú, với những dấu tích xưa còn lại, quần thể Bát Cảnh Sơn nếu được khai thác đúng hướng chắc chắn sẽ trở thành một điểm du lịch sinh thái - văn hóa hấp dẫn trên đất Kim Bảng của Hà Nam.

(Còn nữa)

Điện tử

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.