Phần thứ tư – Văn hóa – Xã hội: Chương II: Văn học – Nghệ thuật
IV. VĂN NGHỆ SỸ, NHÀ BÁO QUÊ BÌNH LỤC
Bên cạnh các bậc Đại khoa thời trước, những bậc Giáo sư - Tiến sỹ người Bình Lục có tham gia sáng tác nghiên cứu văn học nghệ thuật về Bình Lục đã được ghi danh trong mục truyền thống khoa bảng Bình Lục (chương III, phần II), Bình Lục còn có nhiều văn nghệ sỹ, nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà nghiên cứu, diễn viên... có tên tuổi như:
1. Vũ Đăng Tiên, quê xóm Ảm, làng Thanh Nghĩa, xã Đồn Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Tác phẩm: “Bài ca Bình Lục phong thổ” viết năm 1900 được chép trong “Địa dư huyện Bình Lục” của Ngô Vi Liễn.
2. Bàng Bá Lân (1912-1988), Nhà thơ, nhà giáo, nhiếp ảnh gia, dịch giả. Nguyên quán: làng Đôn Thư, xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục.
3.Trúc Thông, quê xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật.
4. Bàng Sĩ Nguyên (1925-2016) nhà thơ, họa sĩ. Quê làng Đôn Thư, xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, là em ruột của nhà thơ Bàng Bá Lân.
5. Hoài Anh (1938 - 2011) quê thôn Văn Ấp, xã Bồ Đề, Bình Lục. Nhà thơ, nhà biên kịch, dịch giả. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam.
6. Bùi Nguyên Ngọc, quê xã Ngọc Lũ, Bình Lục. Giải thưởng thơ Báo Văn nghệ, Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, đã in một số tập thơ.
7. Nguyễn Văn Thắng sinh năm 1960. Quê thị trấn Bình Mỹ, Bình Lục. Tiến sĩ Văn học, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nam.
8. Đặng Cương Lăng sinh năm 1956 quê xã Vũ Bản, Bình Lục.
9. Đào Ngọc Dũng sinh năm 1966, quê xã Bồ Đề, Bình Lục. Nguyên Tổng Biên tập báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
10. Nguyễn Hải Đường sinh năm 1955. Quê thôn Thành Thị, xã Vũ Bản, Bình Lục, Nhà thơ, nhà báo. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nguyên ủy viên Bộ biên tập báo Nhân Dân. Nguyên Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy báo Nhân Dân.
11. Trần Truyền, quê xã Vũ Bản, Bình Lục. Nhà báo, nguyên ủy viên Bộ biên tập báo Nhân Dân, phụ trách báo Nhân Dân hằng tháng.
12. Trần Đăng Thao, sinh năm 1949. Quê xã Trung Lương, Bình Lục. Tiến sĩ Ngữ văn, nhà thơ, nhà báo, dịch giả, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nguyên Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại.
13.Trần Gia Thái sinh năm 1955. Quê xã Trung Lương, Bình Lục. Nhà thơ, nhà báo. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, nguyên Tổng Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.
14. Đào Thắng sinh năm 1946. Quê thôn Ngô Khê, xã Bình Nghĩa, Bình Lục. Hội Nhà văn Việt Nam, tác giả một số tiểu thuyết, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.
15.Nguyễn Ngọc Mộc sinh năm 1944. Quê xã Đồng Du, Bình Lục, Hà Nam. Nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình văn học.
16. Trần Huy Bá, nhà khảo cổ học, quê thôn Nãi Văn, xã Vũ Bản, Bình Lục.
17. Bùi Văn Cường sinh năm 1932. Dạy học và nghiên cứu văn học dân gian.
18. Mai Khánh sinh năm 1954, quê xã Trịnh Xá, Bình Lục (nay thuộc thành phố Phủ Lý). Nghiên cứu văn hóa dân gian, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật Hà Nam.
19. Trần Duy Tuyết sinh năm 1958, quê xã Vũ Bản, huyện Bình Lục. Nghiên cứu văn hóa dân gian, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật Nam Định.
20. Phạm Trọng Lực sinh năm 1941, quê xã Bình Nghĩa, Bình Lục. Nhạc sĩ, nhà nghiên cứu dân ca Hà Nam, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật Hà Nam.
21. Ngô Quốc Tính sinh năm 1943, quê Bình Lục, Hà Nam, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2012.
22. Nguyễn Tâm Sơn sinh năm 1956, quê thôn Đô Hai, xã An Lão, Bình Lục, hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật Hà Nam.
23. Nghệ sĩ Nhân dân Dịu Hương (1919 - 1994), quê thôn Tràng Duệ, xã Tràng An, Bình Lục, nghệ sĩ chèo nổi tiếng.
24. Nghệ sĩ Nhân dân Lương Duyên sinh năm 1958, quê xã Đinh Xá, Bình Lục (nay là thành phố Phủ Lý), nghệ sĩ chèo nổi tiếng.
25. Nghệ sĩ ưu tú Trần Duy Cổn (1943 - 2018), quê xã Vũ Bản, Bình Lục.
26. Nghệ sĩ ưu tú Huy Toàn sinh năm 1955, quê xã Trung Lương, Bình Lục.
27. Trần Huy Oánh, Phó giáo sư, họa sĩ, Nhà giáo Ưu tú, sinh năm 1937, quê thôn Bỉnh Trung, xã Bồ Đề, Bình Lục. Nguyên Phó Tổng thư ký, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Trung ương Hội Mỹ thuật Việt Nam.
28. Phạm Công Thành, Giáo sư, Nhà giáo Ưu tú, họa sĩ tranh sơn dầu, sơn mài, lụa và giấy, sinh năm 1932, quê xã Đồng Du, Bình Lục.
29. Họa sĩ Phạm Bình Chương, quê xã Đồng Du, Bình Lục (con họa sĩ Phạm Công Thành).
V. TRÒ CHƠI DÂN GIAN
Trò chơi dân gian ở Bình Lục cũng giống như trò chơi dân gian ở mọi miền trên đất nước. Luật chơi giống nhau, tuy nhiên có thể khác biệt đôi chút.
Trò chơi dân gian gồm hai loại: trò chơi trẻ em và trò chơi người lớn. Một số trò chơi chỉ diễn ra trong các lễ hội. Còn lại đa số diễn ra thường ngày.
1. TRÒ CHƠI NGƯỜI LỚN
Trò chơi người lớn thường gắn với các kỳ lễ hội của làng, của tổng ngày xưa. Sau phần lễ trang nghiêm, là đến phần hội. Phần hội có diễn xướng văn nghệ và các trò chơi có thưởng như đấu vật, múa gậy, kéo co, đánh đu, bơi chải, cờ người, bịt mắt bắt dê, lội ao bắt vịt... Trò chơi vừa thể hiện tinh thần thượng võ, rèn luyện thân thể, vừa có tính chất giải trí, không thể thiếu trong lễ hội truyền thống
1.1. Tục hý cầu thôn Cương
Tục chơi hý cầu không phải là trò chơi phổ biến ở các làng. Ở Bình Lục, chỉ có ở thôn Cương có trò chơi này.
Thôn Cương (tên nôm là làng Cáng), xưa thuộc xã Ngô Khê, nay thuộc xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục.
Tương truyền thôn Cương thời xưa có hai người đi lính, đóng ở miền thượng du. Ờ vùng ấy có tục chơi hý cầu vào ngày 4 và 5 tháng Giêng. Bản nào, làng nào cướp được quả cầu thì cả năm sẽ gặp may mắn. Năm ấy, hai người cùng đi xem và vào tham gia chơi cầu. Một người nhờ có sức mạnh, vồ được quả cầu. Cá hai người lính ôm quả cầu chạy thẳng một mạch về quê, đem vào đế trong đình làng minh là thôn Cương để lấy may. Từ đó, trong làng hình thành tục lệ chơi trò hý cầu vào ngày 4 và 5 Tết âm lịch.
Quả cầu to bằng quả bưởi lớn, hai đầu dẹp có bấm lỗ để khi cướp được, cầm cho chắc. Theo Địa dư huyện Bình Lục, thời xưa không rõ quả cầu làm bằng loại gỗ gì, cầm nhẹ như gỗ vàng tâm, nhưng rất rắn, ném vào đá quá cầu vẫn không vỡ. Trò chơi diễn ra tại sân đình. Hai đầu sàn đào hai lỗ, gọi là lò trên và lò dưới. Mồi lò có bốn người canh giữ. Trai làng chia làm hai phe (giáp trên và giáp dưới), cởi trần đóng khố, tham gia cướp cầu. Làng chọn một cụ già có đức hạnh, đông con nhiều cháu, đứng ra tung quả cầu cho trai làng tranh cướp. Phe cướp được câu phải chuyên cho nhau, giữ không cho phe kia cướp lại, tìm cách ném cầu vào lò của đối phương. Bốn chàng trai giữ lò tìm cách gạt cầu ra. Trai phe nào ném trúng cầu vào lò của đối phương thì thắng cuộc, được thưởng tiền và pháo. Theo các già làng kể lại, thường là trai lò dưới thắng cuộc nhiều hơn, vì hai người lính thuở trước lấy được quả cầu thuộc người giáp dưới.
1.2. Đấu vật
Trong dân gian, vật là bước đầu của võ. Vật có lò, hay gọi là xới, võ có môn phái. Những anh hùng dân tộc, tướng lĩnh từ các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng cho tới sau này, đều lí những người giỏi võ nghệ.
Đấu vật là một trò chơi truyền thống ở Hà Nam và đồng bằng Bắc Bộ. Tinh Hà Nam có nhiều lò vật nổi tiếng như Phúc Châu (Lý Nhân), Liễu Đôi (Thanh Liêm), Vũ Bị (Vũ Bản), An Bài, Đồng Du (Bình Lục)... Đây là bộ môn đề cao tinh thần thượng võ, đòi hỏi có sức khỏe và kỹ thuật cao, nên không phải làng nào cũng có. Đấu vật có mảng miếng và luật chặt chẽ. Có sách chép, vật có 36 miếng, 18 thế đánh, 18 miếng đỡ. Nhưng dù giỏi võ vật đến đâu, các cụ vẫn nêu chữ đức làm đầu, không làm điều ác, cấm dậy miếng hiểm. Thời kháng chiến chống Pháp, giặc quây đồn bốt, nhưng lính tráng kiềng làng vật, không dám quấy nhiễu.
Ở Phủ Vũ (Vũ Bị) tổng Ngọc Lũ (nay thuộc xã Vũ Bản, huyện Bình Lục), môn vật có từ lâu đời, được tổ chức vào ngày 4 tháng Giêng hằng năm. Vũ Bị xưa có 3 thôn Tiền, Hậu và Miễu, thôn nào cũng có đô vật tham gia. Người vô địch ở xới vật Phủ Vũ được thưởng mâm đồng, khăn lụa và tiền.
Sau một thời gian dài bị mai một, môn đấu vật ở xã Vũ Bản được ông Đồ Xuân Thành, thời trẻ là một đô vật có hạng của làng, tham gia chiến trường chống Mỹ ở miền Nam trở về, vận động bà con khôi phục hội vật truyền thống của Phủ Vũ (từ 1997). Đến nay, Câu lạc bộ võ vật của xã Vũ Bản thường xuyên có khoảng 15 đến 20 đô vật tham gia luyện tập. Câu lạc bộ đã đào tạo được nhiều đô vật trẻ cho huyện Bình Lục. Hàng năm xã tổ chức xới vật Phủ Vũ, chọn người tham gia đấu giải vật “Mùa Xuân thượng võ” do tỉnh Hà Nam tổ chức, có khi cả tỉnh Nam Định, tham gia giành nhiều huy chương. Ở Phủ Vũ còn có trò chơi chen cầu, là một trò chơi rất độc đáo diễn ra cùng với đấu vật, nay đã bị mai một.
Để khôi phục võ vật truyền thống, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch của tỉnh Hà Nam và huyện Bình Lục thường xuyên tổ chức các giải đấu “Mùa Xuân thượng võ”, chuẩn bị xới vật, cơ cấu giải thưởng. Các đô vật được chia theo các hạng cân, có cả giải cho thiếu nhi để khuyến khích các tài năng trẻ.
Ở làng An Thái, xã An Mỹ, hàng năm hội làng cũng tổ chức đấu vật và biểu diễn võ thuật. Thôn Ba Hàng thuộc xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, nơi có truyền thống võ vật, còn được ghi nhận qua câu ca dao: “Đi thì nhớ quán Ba Hàng/về thì nhớ làng vật võ Liễu Đôi ” (Liễu Đôi thuộc Thanh Liêm), Võ quyền Sở Đọ, lờ đó Chảy Chằm, Tiên Lý miếng gồng, Thượng Đồng miếng bốc... Vật bế Giải Dằm, vật nằm Ba Chạ...
1.3. Múa gậy
Làng An Bài (xã Hưng Công) và thôn Lan (xã An Lão) có trò chơi múa gậy. Ở An Bài xưa có lò dạy võ, có cả nam và nữ tham gia, họ thường đi các làng biểu diễn múa gậy và dạy võ. Miếng võ nổi tiếng với thế gậy ngang, dài 7 thước ta (2,25m) làm bằng tre đực già. Trò chơi nhằm rèn luyện sức khỏe để bảo vệ làng xóm. Hiện ở Thôn Lan xã An Lão, múa gậy được đưa vào dạy ở trường học, thường xuyên có từ 12 em trở lên tham gia.
1.4. Bơi chải
Có nơi gọi bơi chải là đua thuyền. Bơi chải diễn ra trong kỳ hội làng, hoặc tống. Ngày xưa giao thông đường thủy là chủ yếu, thuyền để chở hàng hóa, chở quân, chở lương thực, nên : đua thuyền là trò chơi rất phổ biến, thể hiện tinh thần đoàn kết, hợp đồng nhịp nhàng, tạo nên sức mạnh chiến đấu...
Cuộc đua diễn ra trên một khúc sông, hoặc đầm nước lớn. số lượng thuyền đua tùy theo các giáp, các xóm đăng ký tham gia. Thuyền đua bằng gồ, dài và thon, dài khoảng trên 10 mét, có nơi dài đến 18 mét, có trang trí đầu rồng và cắm cờ. Mồi đội đua có màu quần áo khác nhau, màu sắc rực rỡ.
Người đua là nam giới khỏe mạnh, số người trên thuyền của các đội bằng nhau: 1 người lái ngôi cuôi, 16 tay chải ngồi đều hai bên (số lượng tùy theo chải to hay chải nhở), một người chỉ huy ở giữa đánh mõ gõ nhịp hoặc hô to, hai người chuyên tát nước khi nước trào vào lòng thuyên. Độ dài đường đua khoảng 2-3 cây số tùy theo địa hình sông nước, ơ đích phía trước có treo túi vải hoặc cành cây. Các thuyền cùng xuất phát sau hiệu lệnh. Người xem đứng trên bờ đánh trống, hò reo cổ vũ cho đội của mình. Đội nào giật túi vải hoặc cành cây, rồi lại quay về nơi xuất phát trước nhất thì được công nhận là thắng cuộc. Ngày xưa, hội thi bơi chải ở xã Bình Nghĩa rầm rộ nhất trong huyện Bình Lục. Những năm gần đây, tỉnh Hà Nam thường xuyên tổ chức Lễ hội đua thuyền, Bình Lục đều có đội tham gia những cuộc đua này...
1.5. Cờ tướng
Đánh cờ là trò chơi nghệ thuật đấu trí được nhiều người hứng thú. Trong bài thơ Học đánh cờ, Bác Hồ coi nghệ thuật cờ tướng như một chân lý biện chứng trong đấu tranh cách mạng:
Vốn trước hai bên ngang thế lực
Mà sau thắng lợi một bên giành
Cờ có hai loại, cờ bàn và cờ người. Đây là trò chơi trí tuệ, thu hút các cao thủ trong làng và các vùng lân cận tham gia... Mỗi bên chỉ có 16 quân gồm 1 tướng, 2 sĩ, 2 xe, 2 pháo, 2 mã, 5 tốt. Người thiên về đánh pháo đầu, mã đội, người thích pháo nách, pháo cân. Người được coi là cao thủ là phải phòng ngự tốt rồi mới tiến công. Tranh thủ dùng xe ăn hết tốt và phải diệt tượng, chả thế mà có câu “ Mất xe hơn què tượng”.
Người đánh cờ đòi hỏi kiên nhẫn, đánh cờ thì phải sạch nước cản, thuộc luật. Quân tốt chỉ đi thẳng, bao giờ sang sông mới được đi tiến và ngang. Quân mã nhật, tượng điền, xe liền pháo cách... chiếu bí được gọi là bẫy cờ, phải tính được trước vài nước của đối phương và của mình. Giai thoại còn kể có hai cao thủ người vùng sông Châu, giỏi cờ đến mức vừa đi chợ bán cá vừa đánh cờ mồm... tan chợ mà vẫn chưa xong ván!
Cờ người thay vì đánh cờ tướng bằng bàn cờ nhỏ, trong hội làng, người ta vẽ bàn cờ tướng trên sân rộng, người tham gia các biển ghi tên quân cờ. Ngày xưa, người ta thường chọn các cô gái trong làng xinh xắn chưa chồng, có đức hạnh tốt cầm biển. Chơi cờ người khó hơn cờ bàn vì sân rộng. Người chơi ngồi ở ghế cao, tầm mắt bao quát toàn bộ sân đấu. Hô quân nào thì người vác biển quân ấy đi theo điều khiển của người chơi. Trống đánh dồn dập để vừa 1 cổ vũ, vừa là đếm thời gian. Thời gian cho phép nghĩ nước đi chỉ được giới hạn trong ba hồi trống. Người thắng cuộc được nhận giải thưởng bằng chuỗi tiền xu, khăn nhiễu... Ngày nay, 1 cờ người đơn giản hơn, mỗi vị trí quân người ta cắm biển vào lỗ khoét sẵn trên sân, không cần người đứng cầm biển nữa, do đó chỉ cần có một người nhổ quân đi mà thôi.
Ở làng Vọc (tên nôm của xã Thành Thị ngày xưa), cờ người được tổ chức vào ngày 20 tháng 1 Giêng ở sân đình. Người ta dựng ở hai đầu sân hai cái lầu nhỏ, cao, trang trí đẹp, rất uy nghiêm dành cho hai đấu thủ ngồi. Xung quanh lầu có treo những chuỗi tiền thưởng... Sở dĩ cờ người làng Thành Thị được tổ chức quy củ và rầm rộ hơn nhiều nơi khác, vì nơi đây từng là thái ấp Thái sư Trần Thủ Độ (thời Trần).
1.6. Bắt vịt dưới ao
Trò bắt vịt diễn ra ở ao không rộng lắm, thường là ở ao chung của làng.
Người ta thả một hoặc hai con vịt khỏe mạnh xuống ao. Theo hiệu lệnh, các thanh niên cởi trần lao xuống bắt vịt. Con vịt có thể bơi, lặn, bay, nên rất khó bắt. Ai bắt được vịt thì con vịt đó là phần thưởng. Trò chơi này vui, nhưng đòi hỏi người chơi phải nhanh nhẹn, có khả năng bơi lội, lặn tốt.
1.7. Bịt mắt bắt dê
Trò chơi diễn ra trên khoảng đất trống, quây hàng rào thành vòng tròn. Thả con dê vào trong. Hai hoặc ba người chơi bị bịt mắt và đuối bắt dê dựa theo tiếng kêu của dê, hoặc theo tiếng hô chỉ dẫn của khán giả. Ai bắt được dê, người đó sẽ được trao giải. Giải to hay nhỏ tùy theo quỹ của làng. Sau đó, các cặp khác lại tiếp tục vào chơi.
Ngày nay, trò chơi bịt mắt bắt dê được cải biến, các em thiếu nhi tổ chức trò này vào bất cứ lúc nào rỗi rãi. Một em không bị bịt mắt, giả làm dê kêu be be thay cho dê thật.
1.8. Trò chơi cầu khỉ
Là trò chơi có tính đánh đố và vui nhộn. Cây cầu thùm hay cầu khỉ có độ dài từ 3 đến 4m, tính từ con lăn ở bờ đến điểm nối với dây thừng từ chỗ vì kèo cắm giữa ao. Người thắng cuộc là người đi trên cầu ra giật cờ và quay lại bờ ao mà không bị ngã xuống nước.
1.9. Các trò chơi khác
Trò chơi dân gian rất phong phủ, ngoài những trò chính đã nêu ở trên, còn có trò chơi, đánh đu, chọi gà...
Các trò chơi dân gian còn phải kế thi bơi thuyền thúng, vật võ La cầm, La Son, múa sư tò Mai Động, chơi đu ở Đồng Du, Đồng Rồi, An Thái, đuổi cuốc ở Trung Lương và Mạnh Chư.
2. TRÒ CHƠI CỦA TRẺ EM
Trò chơi trẻ em diễn ra bất kỳ lúc nào khi các em rảnh rỗi, chứ không cần đợi đến mùa lễ hội. Thường là các trò đơn giản, không gian không cần rộng lắm.
2.1. Đánh khăng
Người chơi là các em nhỏ, thường là các em trai từ chín đến mười bốn tuổi.
Đồ chơi là một bộ quân khăng (mỗi người có một bộ riêng của mình). Bộ quân khăng gồm: một quân cái và một quân con, làm bằng tay tre đặc, to bằng khoảng ngón tay cái. Quân cái dài khoảng 35-40cm. Quân con khoảng 20cm.
Trò chơi đánh khăng thường diễn ra trên các bãi đất trống. Bãi càng dài càng tốt, để quân khăng đánh đi được xa. Người đánh khăng đứng một đầu, đầu kia là người bắt khăng.
Một đầu bãi khoét rãnh để đặt quân khăng. Rãnh dài khoảng 20cm, sâu 2-3cm. Người đánh khăng đặt quân con vào rãnh, dùng quân cái đập nhẹ đầu quân con cho bay lên rồi lại vụt thật mạnh cho quân con bay thật xa. Hoặc cầm ngang quân con trên tay, tung lên, lấy quân cái đánh thật mạnh. Đối phương đứng đầu kia, đưa tay tìm cách bắt lấy. Nếu bắt được thì người đánh bị thua, mất lượt. Còn nếu không bắt được, đi nhặt quân con rơi, tung trả lại, nếu ném đúng vào quân cái mà người chơi đặt nằm ngang rãnh, thì người chơi bị thua. Đến một mức nào đó, khi người bắt ném trả quân con, người chơi cầm quân cái vụt quân con bay ngược trở lại, rồi dùng quân cái đo từ rãnh đến nơi quân con rơi. Ai có số đo lớn thì người ấy thắng.
2.2. Đánh đáo
Thường dành cho các em nam. Từ hai người trở lên. Có thể chơi trên sân đất hoặc sân gạch.
Dụng cụ chơi gồm có các đồng tiền xu có thể tiêu được hoặc các đồng xu cổ, hoặc các nắp chai bia đập dẹp (trong trò chơi vui là chính), gọi là đồng con. Đồng cái thường làm bằng chì to gấp đôi các đồng xu và dày. Mồi em có riêng đồng cái của mình hoặc dùng chung. Trò này thường diễn ra dịp Tết nhiều hơn những ngày thường, vì trẻ em thời xưa được mừng tuổi ngày Tết bằng xu mới.
Trò chơi này hiện nay ít phổ biến.
2.3. Chơi bi
Chơi từ hai người trở lên. Viên bi tròn xoe, thường có kích cỡ to bằng ngón tay cái. Thời xưa bi thường làm bằng đất sét nung. Sau này có điều kiện tốt hơn thì mua bi thủy tinh, bên trong có màu sắc đẹp. Không gian chơi là trên sân nhà, sân trường học, sân đình chùa hoặc bất kỳ chỗ nào có khoảnh đất rộng... Mỗi người chơi đem theo ít nhất 1 viên bi, còn nhiều thì 5 đến 10 viên. Cách chơi: Khoét một lỗ tròn làm tâm điểm. Vẽ một đường ngang làm vạch xuất phát cách lỗ tròn 2-3 mét. Những người chơi tung bi của minh ra, trong khoảng đất từ vạch đến lồ. Từ vạch này, người chơi dùng tay bắn viên bi của mình vào viên bi của người khác. 1 đẩy viên bi của đối phương rơi vào lồ tròn.
2.4. Đánh quay
Có nơi còn gọi là chơi đánh cù, đánh vụ. số người chơi từ hai trở lên, càng nhiều càng vui. Trò này dành cho các em nam, từ 9 đến 14 tuổi. Có nơi, người lớn cũng tham gia.
Trò chơi thường diễn ra trên một bãi đất trống. Con quay (con cù, con vụ) thường làm bằng gỗ ổi, gỗ mít, do các em tự làm, hoặc người lớn làm cho. Độ to trung bình của con quay bằng quả ổi. Nếu các em to khỏe, thì con quay có thể to bằng nắm tay. Con quay phần giữa có hình trụ đe quấn dây, phần trên hình cầu, chuốt nhọn dần lên đến đỉnh đế đối phương khó đánh trúng vào quay của mình, phần dưới gần giống phần trên, có đóng một cái đinh từ dưới lên đến gần tâm con quay cho chắc.
Vẽ một vòng tròn lớn. Các em đứng ngoài vòng tròn. Con quay được cuốn chặt bằng sợi đay, đầu sợ thì quấn vào ngón tay trỏ người chơi. Một em tung con quay rồi giật mạnh dây, cho con quay rơi vào vòng tròn. Giật càng mạnh, con quay càng quay tít. Em thứ hai cũng giật con quay của mình, bổ xuống đầu con quay của người trước. Neu bổ trúng, con quay của đối phương sẽ bị ngã, hoặc bật ra ngoài vòng tròn. Như vậy, người bổ quay sẽ thắng và được ăn con quay đó. Có nơi không chơi ăn quay, mà chỉ tính điểm.
2.5. Thả diều
Thả diều dành cho các em thiếu nhi tương đối lớn (10-15 tuổi). Có nơi, trò này cũng là thú vui của người lớn. Các em nhỏ dưới 10 tuổi thường chơi én, một loại diều nhỏ, đơn giản, em 1 nào cũng làm được.
Chơi diều rất kỳ công. Mất nhiều thời gian nhất là công đoạn làm diều. Khung diều làm bằng, tre, giấy phết diều là loại giấy dai, chịu được gió, không bị rách, màu sắc hình vẽ trên giấy tùy theo khiếu thẩm mỹ của từng người. Dây diều thường làm dây đay bện thật săn chắc. Các em thiếu nhi lớn tự tay làm diều, hoặc cha mẹ làm cho. Diều có hai loại, diều thường và diều sáo. Diều thường đơn giản không gắn sáo.
Diều sáo to hơn dành cho người lớn. Lựa theo chiều và độ mạnh yếu của gió, người chơi câm diều chạy lấy đà rồi tung diều bay lên. Diều lên cao rồi, thì cột dây diều vào cọc dưới đất. Trong những buổi chiều hè gió lộng, diều bay cao và gió thổi vào sáo tạo nên tiếng vi vu êm ả.
2.6. Chơi chuyền
Đối tượng chơi thường là các em bé gái, ít nhất là hai người. Không gian không cần rộng như các trò khác. Nơi chơi là hiên nhà, sân nhà, gốc cây. Chơi trong lúc rảnh rỗi, thường là ban ngày.
Đô chơi gồm có một cỗ chuyền mười que dài khoảng 20-25cm, to bằng chiếc đũa, chặt từ tay tre bánh tẻ hoặc vót từ đoạn tre già và một quả chuyền. Quả chuyền là quả bưởi con (độ bằng quả chanh trung bình) hoặc quả găng, quả cà...
Người chơi rải đều mười que chuyền lên chân trái, rồi tung quả chuyền lên, vừa tung vừa đón và tay phải vừa nhặt từng que chuyền cho đến hết, miệng đọc những câu hát đồng dao ứng với từng bàn chuyền. Có mười bàn chuyền, từ bàn một (Que mốt, que mai, que trai, que hến...) đến bàn mười (Chín lẻ một, một lên mười...). Chuyền đủ mười bàn thì hết một hiệp chơi.
Ai lên bàn mười mà không phạm lỗi, người đó sẽ thắng cuộc. Người phạm lỗi bị mất lượt, quyền chơi chuyền cho người tiếp theo.
2.7. Nhảy dây
Nhảy dây thường chỉ dành riêng cho con gái, nhưng con trai cũng có thể tham gia cùng các bạn gái. Có từ hai người trở lên. Sân chơi không cần rộng.
Vật dụng để chơi là một đoạn dây chuối bện lại hay dây thừng.
Nhảy cá nhân: Người chơi tự nắm hai đầu dây trong hai tay và quay dây vòng tròn theo chiều từ trên xuống dưới (đất), từ trước ra sau, hoặc ngược lại. Khi dây từ phía trên đầu chuẩn bị chạm đất, tức thì hai chân phải nhảy lên cho qua khỏi dây. Cứ như thế tiếp tục cho tới khi nào chân bị vướng vào dây thì nhường quyền nhảy tiếp cho người khác. Cũng có thể nhảy một chân theo kiểu một chân co, một chân nhảy. Ai nhảy được nhiều vòng mà không bị vấp là thắng.
Nhảy tập thể: chia thành hai hoặc ba nhóm. Dây dài hơn so với dây chơi cá nhân. Hai người của nhóm cầm hai đầu dây và quay vòng từ trên xuống, từ trước ra sau. Cách quay dây nhiêu I khi thay đổi chiều theo quy ước thỏa thuận giữa các nhóm. Mỗi lần dây sắp sửa chạm mặt đất, từng người một nhảy qua dây, khi có một người trong nhóm bị vướng dây thì dừng lại giành quyền cho nhóm khác chơi. Cũng có khi hai ba người nhảy qua dây cùng lúc, cùng chiều hoặc ngược chiều. Nhóm đứng ngoài đếm số lượt nhảy của đối phương để tổng kết nhóm nào thắng.
2.8. Chơi ô ăn quan
Trò chơi ô ăn quan thường là các em gái, nhưng các em trai cũng có thể cùng chơi.
Trò chơi diễn ra trên sân đất, sân gạch, không cần rộng lắm. Vẽ trên sân một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Hai đâu của hình chữ nhật, vẽ hai ô hình bán nguyệt. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt gọi là ô quan.
Quân chơi có thể là những viên sỏi, gạch, đá... 5 ô dân, mỗi ô 5 quân hoặc 10 quân. 2 ô quan, mỗi ô 2 quân, tùy theo thỏa thuận của người chơi.
Hai người chơi, mỗi người ngồi một bên, cai quản 5 ô dân và 1 ô quan.
2.9. Rồng rắn lên mây
Rồng rắn lên mây thường có từ 4-5 người chơi trở lên. Sân chơi tương đối rộng đê chạy cho thoải mái. Trò này thường dành cho các em bé dưới 10 tuổi. Các em lớn hơn cũng có thể chơi’.
Một người đứng ra làm thầy thuốc. Những người còn lại sắp thành hàng dọc, hai tay người đứng sau ôm eo, hoặc nắm áo người đứng trước, tạo thành đoàn rồng rắn.
Đoàn rồng rắn đi quanh sân, đồng thanh hát bài đồng dao: Rồng rắn lên mây/Có cây núc nác/Hỏi thăm thầy thuốc/Có nhà hay không? Thầy thuốc trả lời: Thầy thuốc đi vang (hoặc đi khám bệnh, hoặc đi lấy thuốc). Rồng rắn tiếp tục đi vài vòng và hát lại như cũ. Khi nào thầy thuốc trả lời “có” thì thầy và đoàn rồng rắn diễn màn đối đáp: Rồng rắn đi đâu? - Đi lấy thuốc - Lấy thuốc cho ai?... Người chơi tùy ý ứng biến kéo dài màn hỏi và đáp. Cuối cùng thây thuôc hát: Cho xin cái đầu/Cùng xương cùng xẩu/Cho xin khúc giữa/ Cùng máu cùng mê/ Cho xin khúc đuôi/ Tha hồ thầy đuổi...
Thầy thuốc tìm cách để bắt người đứng sau cùng. Người đứng đầu giang hai tay ngăn cản không cho thầy thuốc bắt khúc đuôi. Cả đoàn chạy theo người cầm đầu. Lỡ đứt khúc nào thì phải nhanh tay nối lại khúc đó để cuộc chơi tiếp tục, không bị gián đoạn. Khi thầy thuốc bắt 1 được người đứng cuối, thì người đó phải đóng vai làm thầy thuốc. Trò chơi bắt đầu lại từ đầu.
2.10. Trò chơi nặn tò he
Không rõ chính xác có từ khi nào, những nghệ nhân nặn tò he làng Đồng Vinh, xã La Sơn, huyện Bình Lục, cho biết nghề này có khoảng trên dưới 200 năm. về thăm làng Đồng Vinh, vào dịp lễ hội may mắn được gặp các nghệ nhân của trò chơi này. Tò he là sản phẩm làm bằng bột gạo nếp là chính, do bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tạo ra hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá... Bên cạnh hình thù các con vật, còn nặn thành những nhân vật múa gậy, đánh võ... làm đồ chơi có màu sắc đẹp, thế hiện rõ nhân vật, có pha thêm chút đường nên có thể ăn được.
Xưa các nghệ nhân thường rong ruổi trong các phiên chợ quê, các làng xóm, phố phường để , nặn tò he bán, nhất là khi nơi nào có lễ hội, đình đám. Hành trang đồ nghề của những nghệ ; nhàn khá đơn giản gồm một con dao nhỏ, vài que tre, chút sáp ong, một cái lược và một thùng xốp đế cắm tò he lên trưng bày. Nặn tò he tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Làm nghề này phải có óc tưởng tượng tốt, khéo tay và tình yêu thương con trẻ.Nặn được ra hình thù các con vật không khó, nhưng làm cho con vật có linh hồn, cảm xúc thì không phải ai cũng làm được.
Nghề tò he tưởng như đã mất khi xuất hiện những loại đồ chơi công nghiệp lấn át các đồ chơi dân gian. Những nghệ nhân làng Đồng Vinh đã bước đầu khôi phục trò chơi này trong những ngày hội làng mấy năm gần đây, thu hút sự đam mê của trẻ em và người lớn
2.11. Các trò chơi khác
Ngoài những trò chơi kể trên dành cho trẻ em lớn, còn có những trò phù hợp với trẻ em từ mẫu giáo đến lớp 1-2, (4 đến 6-7 tuổi), không phải vận động nhiều. Các trò chơi gắn với việc hát những bài đồng dao ngắn, dễ thuộc, dễ nhớ. Ví dụ như trò: Chi chi chành chành ; Thú đỉa ba ba ; Kẻo cưa lừa xẻ... Trong trò Chi chi chành chành, một em làm cái mở lòng bàn tay, các em khác đặt ngón tay trỏ vào lòng bàn tay người cầm cái. Em cầm cái đọc “Chi chi chành chành/ Cái đanh thổi lửa/ Con ngựa chết trương/ Ba vương ngũ đế/ Ông Kế đi tìm/ Con chim làm tổ/ ù à ù ập”. Đến chữ “ập" thì nắm tay lại. Mọi người phải nhanh chóng rút ngón tay. Ai rút chậm, bị nắm giữ lại là người thua. Trong trò Thả đỉa ba ba, các em ngồi xếp hàng duỗi chân, một người ngồi đối diện, hát bài Thả đỉa ba ba/ Chớ bắt đàn bà/ Phải tội đàn ông/ Cơm trắng như bông/ Gạo tiền như nước/ Đổ mắm đổ muối/ Đổ chuối hạt tiêu/Đổ niêu nước chè/ Đổ phải nhà nào/ Nhà ấy phải chịu, vừa chỉ lần lượt vào chân từng người, từ “chịu” chỉ đúng vào chân ai, thì người ấy bị thua...
Hiện nay, ngành giáo dục đào tạo huyện Bình Lục đã đưa các trò chơi dân gian vào chương trình dạy ở trường Mầm non và Tiểu học để nâng cao thể chất. Các trò chơi như: Kéo co, cướp cờ, bịt mắt bắt dê, bịt mắt đánh trống, nu na nu nống, thả đỉa ba ba, chim bay, cò bay, cá sấu lên bờ, chi chi chành chành, đua thuyền, đếm sao, đánh trận... được các em hào hứng tham gia.
Việc khôi phục các trò chơi dân gian để tránh trò chơi độc hại, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của quê hương Bình Lục.
Địa chí Huyện Bình Lục