Địa chí huyện Bình Lục: Văn học – Nghệ thuật

Phần thứ tư – Văn hóa – Xã hội: Chương II: Văn học – Nghệ thuật

III. NGHỆ THUẬT

Nghệ thuật là sự sáng tạo ra những sản phẩm, vật thể, phi vật thể chứa đựng những giá trị vật chất, tinh thần mang tính chất văn hóa, giàu tính tư tưởng, thẩm mĩ, rung động cảm xúc, tư tưởng, tình cảm cho người thưởng thức.

Các loại hình nghệ thuật rất phong phú đa dạng phát triển cùng thời gian mang màu sắc, yếu tố vùng miền. Nghệ thuật thường tập trung thể hiện ở âm nhạc, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa, sân khấu, ca múa... Xã hội càng phát triển thì tính ứng dụng của nghệ thuật càng lan tỏa trong đời sống con người như nghệ thuật ẩm thực, nghệ thuật thời trang, sinh vật cảnh làm cho cuộc sống càng được nâng cao.

Ở đây xin được lược giới thiệu một số loại hình nghệ thuật, nghệ sĩ công trình tiêu biểu...

1. NGHỆ THUẬT DÂN GIAN

1.1. Hát Chèo

Từ bao đời nay hát chèo đã trở thành một loại hình sinh hoạt văn hóa nghệ thuật quen thuộc của người dân Việt Nam, nuôi dưỡng đời sống tinh thần dân tộc bởi cái chất trữ tình đằm thắm sâu sắc.

Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian dân tộc, chèo là một loại hình sân khấu kịch hát đậm đà tính dân tộc, với sự kết hợp nhuần nhuyễn của hàng loạt yếu tố: hát, múa, nhạc, kịch mang tính nguyên hợp vô cùng độc đáo.

Đồng bằng châu thổ sông Hồng luôn là cái nôi của nền văn minh lúa nước của người Việt. Mỗi khi vụ mùa được thu hoạch, họ lại tổ chức các lễ hội để vui chơi và cảm tạ thần thánh đã phù hộ cho vụ mùa no ấm. Từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, họ đã biết biểu diễn các vở chèo đầu tiên trên sân đình. Nhạc cụ chủ yếu của chèo là trống chèo. Chiếc trống là một phần của văn hoá cổ Việt Nam, người nông dân thường đánh trống để cầu mưa và biểu diễn chèo.

Chèo bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại từ thế kỷ X. Qua thời gian, người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của chèo dựa trên các trò nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn.

Chèo rất phong phú về làn điệu. Ở làng quê, người dân thời xưa hầu như ai cũng biết vài ba làn điệu chèo qua cách học truyền khẩu. Có những nơi, người ta lập ra gánh chèo của làng mình. Họ là nông dân, nhằm lúc nông nhàn tụ tập nhau dựng vở, phục vụ hội làng. Cũng có khi được các làng xung quanh mời biểu diễn. Nơi diễn chèo là sân đình. Các vở diễn thường là các tích cổ.

Đất và người Bình Lục cũng là nơi gợi cảm hứng cho các tác giả thời hiện đại sáng tác và đạo diễn những vở chèo mới.

Nghệ sĩ Nhân dân Tào Mạt tên thật là Nguyễn Đăng Thục, sinh tại xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Ông để lại khoảng 20 kịch bản chủ yếu là chèo, ngoài ra còn sáng tác thơ chữ Hán. Vở chèo Dưới chân núi Nguyệt Hằng, diễn tả cuộc sống chiến đấu của hậu phương Bình Lục trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Nghệ sĩ Nhân dân Lê Huệ (1934-2018), quê xã Liêm Tiết, Thanh Liêm, Hà Nam. Đạo diễn hai vở chèo “Bùi viên cư sĩ’, “Thi sĩ từ quan” về thi hào Nguyễn Khuyến. Ngay tại đình làng Vị Hạ, Đoàn chèo Hà Nam công diễn vở chèo “Bùi Viên cư sĩ’ của đạo diễn Lê Huệ - ca ngợi nhà thơ Nguyễn Khuyến, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày mất của Nguyễn Khuyến (1909-2009).

Còn có các nghệ sĩ Nhân dân Dịu Hương, Lương Duyên, các nghệ sĩ uu tú Duy Cồn, Huy Toàn.

1.2. Hát Chầu văn

Hát Chầu văn, gọi tắt là Hát văn, là thể loại hát dân gian phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ, mà trung tâm là các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, thường gắn liền với các nghi lễ thờ Mầu ở các Đền, Phủ. Hát chầu văn có ý nghĩa chầu thánh, vì thế còn có tên gọi là hầu đồng, hầu bóng. Người giữ vai trò chính trong các cuộc hát chầu văn là thanh đồng, cung văn và các nhạc công.

Hát chầu văn sử dụng nhiều làn điệu, còn gọi là cách (bỉ cách, dọc cách...)

Các làn điệu hát văn cơ bản gồm: Bỉ, miễu, thổng, phú bình, phú chênh, phú nói, phú dầu, đưa thơ, vãn, dọc, cờn, xá (xá thượng), kiều dương, hãm, dồn, kiều thỉnh, hát sai (hành sai), ngâm thơ. Ngoài ra còn sử dụng nhiều làn điệu khác như hát nói trong ca trù, hát then, hò Huế, hò Quảng, hát canh          

Hát chầu văn có một thời gian dài mai một vì bị cho là gắn với mê tín dị đoan. Những năm gần đây, hát chầu văn dần được khôi phục. Hiện nay trong các hội làng hoặc lễ ở đền, phủ ở Bình Lục một số nơi có tổ chức hát chầu văn. Năm 2009, tại xã Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam hát chầu văn cũng được tổ chức cùng với việc diễn chèo nhân dịp 100 năm ngày mất của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Hát chầu văn cũng được tham gia biểu diễn trên sân khấu chính thức.

Năm 2013, tỉnh Hà Nam đã thành lập Câu lạc bộ bảo tồn di sản hát chầu văn đầu tiên. Xu hướng giới trẻ hát chầu văn ngày càng tăng, được đào tạo từ các Câu lạc bộ, nhiều người đã nôi tiếng như anh Nguyễn Văn Huy sinh năm 1991, quê Ngô Khê, xã Bình Nghĩa, anh Trần Văn Vừng sinh năm 1992, quê xã Tiêu Động... Tỉnh Hà Nam cũng đã hai lần đăng cai tổ chức thành công Liên hoan hát chầu văn toàn quốc vào năm 2017 và 2019. Hát chầu văn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.

1.3. Dân ca hát giao duyên vùng ngã ba sông Móng

Ngã ba sông Móng là tên gọi một đoạn sông Châu, nơi tiếp giáp ba xã thuộc ba huyện là xã Bình Nghĩa (huyện Bình Lục), xã Văn Lý (huyện Lý Nhân) và xã Tiên Phong (nay là xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên).

Một vùng sông rẽ ngã ba

Tiếng con gà gáy, nghe ba huyện cùng

Tuy là nguồn dân ca chung của một vùng, nhưng lại mang tên riêng của một làng, vốn có nghề chèo đò, nơi có vạn chài. Là vùng đất bãi sông Châu, nên ngã ba nơi đây mang đặc trưng nền văn hóa lúa nước và nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải.

Xưa giao thông chủ yếu bằng thuyền, dân ca hát giao duyên bắt nguồn từ cuộc sống lao động của người nông dân. Sông nước là không gian thơ mộng diễn ra hát giao duyên vùng sông Móng. Nam nữ ngồi trên thuyền hát đối với nhau. Cũng có khi hát đối diễn ra trên bờ sông. Những bài dân ca hát giao duyên ở đây đậm chất trữ tình, mang âm hưởng chung của dân ca đồng bằng Bắc Bộ.

Hát giao duyên thường được ghi lại theo phương pháp dân gian và hiện đại để tiện cho việc dạy truyền khẩu một phương pháp của Chèo.

Đến hội - Trao duyên

Nữ hát:

Em ở cầu Đông, em sang sông về hội

Cơi trầu têm vội, vôi trắng trầu xanh

Mời chị, mời anh tâm thành ỷ thật

A di đà Phật chứng thật cho lòng

Nam hát:

Tôi ở làng Chanh làm mành tre trúc

Nghe hồi trống giục, gió cuốn cờ bay

Hội làng năm nay ai về khai hội

Ai người khai giọng một khúc giao cầu

Nam nữ cùng hát:

Anh ở làng Dâu,

Qua cầu đến hội

Năm chờ tháng đợi, đến hội sang mùa...

1.4. Hát trống quân, cò lả

Là loại dân ca đối đáp thử tài đua trí với nội dung trao duyên, trao cả những nhận biết và kinh nghiệm sống giữa nam, nữ thanh niên, thường được tổ chức vào dịp Tết, Trung thu hàng năm ở hầu hết các vùng đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có Bình Lục.

Địa chí huyện Bình Lục Văn học – Nghệ thuật
Hát trống quân trên thuyền ở Liêm Thuận.

Hát trống quân thuộc dạng hát nói, hát kể, nương theo niêm luật và thanh điệu từ ngữ của thơ lục bát, song thất lục bát. Đôi khi cả một bài thất ngôn bát cú. Phát âm theo điệu ở dạng ngũ cung nguyên sơ, tiết tấu vui dồn, rắn rỏi, dí dỏm qua những nhịp đảo, nghịch.

Thính giả hát của trống quân là đông đảo anh chị em và bà con thôn xóm. Những đêm trăng thanh gió mát, họ đứng ngồi túm năm, tụm ba vây quanh bãi hát, hồn nhiên dõi theo tán thưởng những câu vấn ý tứ sâu xa, câu đố lắt léo khó giải.

Hát trống quân còn tổ chức trên thuyền ở những nơi có đủ điều kiện.

Hát cò lả: là làn điệu hát ru dân ca đồng Bằng Bắc Bộ, du dương giai điệu như một điệp khúc. Bất cứ câu lục bát nào cũng có thể ghép vào để hát.

Xuất xứ của điệu cò lả là từ những người nông dân, sau này được các nghệ sĩ biểu diễn trên ị sân khấu với sự biến đổi ngôn từ khác nhau.

2. ĐIÊU KHẮC VÀ HỘI HỌA

Điêu khắc dân gian xưa thường được thể hiện rõ rệt trên các công trình gắn với đình, chùa, trên chất liệu gồ, đá và đồng và sản phẩm thủ công đồ sừng mỹ nghệ.

2.1. Điêu khắc tượng trong đình, chùa

Điêu khắc dân gian trước hết phải kể đến các tượng ở chùa và một số đình, phủ. Đa số là tượng gỗ, có nơi còn có tượng đá hoặc đồng.

Ở đình thường chỉ có pho tượng thờ vị Thành hoàng, hoặc hai, ba tượng của những vị khác được phối thờ. Ở miền Bắc, theo phái Đại thừa số tượng ở chùa có nhiều nên ở chùa nào cũng có hệ thống tượng Phật. Tượng thường được làm bằng gỗ mít, được sơn son thếp vàng. Nói chung, gương mặt và tư thế của các vị tượng Phật, Bồ tát rất sinh động. Ngoài các tượng gỗ đặt trong chính điện, hiện nay một số chùa còn có tượng Phật bằng đá đặt ngoài trời trong ; khuôn viên chùa như chùa Tiên Cảnh xã Bồ Đề. Đây là tượng Phật mới, bằng đá trắng, tư thế đứng, phía trước là các trụ có hình bông sen, đằng sau tượng có hình bánh xe luân hồi, sau nữa là cây Bồ đề. Một số chùa có tượng đồng. Gần đây, ở Cát Tường, xã An Mỹ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đã đúc tượng Thành hoàng làng bằng đồng cao 1,5m, nặng 400 kg, với đường nét vô cùng tinh xảo, đẹp mắt. Theo bài minh khắc trên bia đá ở chùa thôn An Thái (tên chữ là Phúc Lâm tự) xã An Mỹ, huyện Bình Lục, thì năm 1616, chùa có 6 pho tượng Phật và “năm Mậu Ngọ (1618) đúc mới bằng vàng pho tượng Phật Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi" do người làng và thập phương tiến cúng.

2.2. Điêu khắc trống Đồng Ngọc Lũ

Trống đồng Ngọc Lũ (Bình Lục) là di sản văn hóa của người Việt cổ, thuộc nền văn minh Đông Sơn, cách đây khoảng 2.500 năm, được coi là cổ nhất, đẹp nhất trong số các trống đồng Việt Nam được sưu tập. Trống đồng Ngọc Lũ có hình dáng cân đối hài hòa, phú kín mình những hoa văn đẹp.

Trống có đường kính 79,3cm, cao 63cm và nặng 86kg. Tang trống nở phình, thân trống hình trụ đứng, chân trống hình nón cụt hơi choãi.

Độc đáo nhất là điêu khắc trên mặt trống: Ngôi sao 14 cánh đúc nổi là biểu tượng của thần Mặt trời. Bao quanh là 14 vành hoa văn. Trong một số vành có hình người và động vật, quanh ngôi sao theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Người mặc áo lông chim đang nhảy múa, người giã gạo chày đôi, người đánh trống, nhà sàn mái cong, hươu, chim mỏ ngắn bay và chim mỏ dài đứng...

Tang trống chính là chiếc hộp cộng hưởng khuếch đại âm thanh (thùng hưởng âm). Phần trên có 6 vành hoa văn hình học là những đường chấm nhỏ thẳng hàng, hoặc răng cưa có hoa văn vòng tròn đồng tâm chấm giữa nối với nhau bằng những tiếp tuyến song song. Phần dưới của tang trống là 6 chiếc thuyền chuyển động từ trái sang phải, chở chiến binh tay cầm vũ khí và tù binh, xen giữa là những hình chim cò ngậm cá, chó săn được thể hiện theo lối cách điệu.

Gắn giữa tang và thân trống là hai đôi quai kép đúc nổi hoa văn bông lúa, đối xứng nhau.

Thân trống hình trụ đứng. Phần giữa của thân có những hoa văn hình học chạy song song cắt nhau tạo thành 6 ô hình chữ nhật. Trong ô là các võ sĩ đầu đội mũ lông chim, tay cầm vũ khí vừa đi vừa múa. Phần dưới của thân là ba vành hoa văn hình học, giữa là vành hoa văn vòng tròn, chấm giữa có tiếp tuyến. Hai bên là hai đường chấm nhỏ. Ngoài cùng kẻ hai đường chỉ trơn.

Chân trống choãi hình nón cụt là cửa mở đế âm thanh của trống thoát ra.

Trống đồng Ngọc Lũ đã nổi tiếng trên toàn thế giới, là niềm tự hào của quê hương Bình Lục.

2.3. Điêu khắc gỗ đình Vị Hạ

Tất cả các đình chùa đều có chạm khắc trên gỗ. Đình Vị Hạ thuộc thôn Vị Hạ, xã Trung I Lương, huyện Bình Lục là một ví dụ tiêu biểu.

Ngoài những mô típ quen thuộc chung trong việc chạm khắc ở các đình làng Bắc Bộ, thì đình làng Vị Hạ có những bức chạm khắc độc đáo thời Hậu Lê.

“...Ở đầu gian dưới xà nách gian giữa tòa tiền đường có mảng chạm khắc rồng, ly mớm nhau, rồng và sư tử nô đùa, rồng đưa chân lên vuốt râu. Trên xà nách và con rường diễn tả cảnh rồng mẹ tay cầm quả trứng, một chú rồng con đang từ quả trứng chui ra, đầu ngẩng cao mặt to tròn nhìn mẹ. Trên bức chạm ở con rường gian giữa toà tiền đường, có cảnh hai con ly đang lấy chăn cạy môi và nghịch răng rồng... Trên con rường và mê cốn gian giữa còn có cảnh người đóng khố, đang trèo cây bắn súng, người thì nắm đuôi con thú lôi lại. Sang gian hồi phía đông lại được chiêm ngưỡng cảnh con thủ đang ngoạm nửa thân con cá. Đặc biệt tại đây, trên bức chạm ở mảng mê con, nghệ nhân dân gian đã sáng tạo một đề tài rất lạ. Chính giữa bức chạm là hô phù, mây tản, lá hỏa. Bên phải hố phù chạm cảnh người đóng khô đang cưỡi trên lưng thủ. Bên trái là cảnh người phụ nữ tay trải đang bế con thủ nhỏ vào lòng cho bú, còn tay kia như đang vắt sữa. Con thú nhỏ vừa mải mê bú, vừa giơ chân trước giữ bầu sữa mẹ...” (Địa chí Hà Nam).

2.4. Điêu khắc bia đá chùa Dầu

Bia đá chùa Dầu thuộc thôn Trung, xã Đinh Xá nay thuộc thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Bia được dựng vào khoảng từ năm Bính Ngọ, niên hiệu Đại trị thứ 8 (1366) đời vua Trần Dụ Tông đến trước năm Quang Thái thứ 8 (1395), đời vua Trần Thuận Tông.

Hình thức chạm khắc trong lòng bia độc đáo, thể hiện nghệ thuật chạm khắc đời cuối Trần. Mặt trước trang trí hoa văn tạo thành dải. Trán bia chạm đôi rồng chầu vào thành bốn chữ Hán theo kiểu chữ Triện là “Lục tổ thông minh”. Lòng bia chạm khắc hình người đàn ông đầu đội mũ bình thiên, ngồi trên một chiếc ngai. Bài văn khắc trên tấm bia ghi việc một nhà sư hiệu Viên Tịch Đại Sa Môn đã xin Phật Tam Thế cho phép mình từ am Đại Long chuyển về ở Tiểu Am, thôn Mai, và nhà sư đã mất tại đó vào năm Hưng Long 12 (1305) đời vua Trần Anh Tông. Bài minh trên bia cho biết đất này thời Trần là châu Lợi Nhân.

2.5. Điêu khắc khánh đá chùa Điều

Tại chùa Điều, làng Thành Thị, xã Vũ Bản đang lưu giữ chiếc khánh đá cổ được tạo tác vào năm Chính Hòa thứ 13 (1692), do Đặc Tiến Phụ Quốc Thượng Tướng Quân Phù Nam Vệ, Câm Đường Bá, Huyền Uy Đại Pháp Trần Viết Nho (1642-1712), đời thứ 11 họ Trần Duy, xóm Bắc - Liễm, làng Thành Thị, xã Vũ Bản làm chủ hưng công tiến cúng. Khánh đá chùa Điêu là tác phẩm mỹ thuật độc đáo thời Lê hiếm quý.

Địa chí huyện Bình Lục Văn học – Nghệ thuật
Khánh đá chùa Điều, xã Vũ Bản, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 13 đời vua Lê Trung Hưng 1692

Khánh hình cánh dơi, có viền nổi xung quanh, nặng khoảng 250 kg, chất liệu bằng đá cẩm  thạch, Mặt trước và mặt sau khánh đều có trang trí hoa văn và khắc chữ Hán. Đỉnh khánh lạo một lá đề to. Bên trong tạo vòng tròn như hình mặt trời. Hai bên diềm lá đề tạo các đao 1 to. nhỏ, cao, thấp không đều nhau. Bên chạm khắc một con rồng chầu, đầu có mào, mắt to và lồi, miệng rộng ngậm hạt ngọc, đuôi rồng uốn cong vút ngược ôm lấy hai bên lá đề tạo thế rồng giáng.

Cổ khánh chia làm hai phần không đều nhau. Bên phải khắc chìm hai chữ “Cửu Thiên” (chín tầng trời). Bên trái khắc chìm hai chữ “ứng Nguyên” (linh ứng vào bậc nhất). Hai núm khánh hình tròn, mặt lồi khắc hình một con bướm xòe đôi cánh như đang bay. Phần hai khắc nối bốn chữ “Bảo khánh Điều tự” (khánh quý chùa Điều). Mồi chữ được khắc trong lòng một lá đề, trên nền của 8 bông hoa cúc mãn khai...

Hai bên tay khánh khắc mỗi bên một con phượng múa, hướng vào lá đề đỉnh khánh. Dưới chân phượng bên phải khắc chìm chữ “Xuân” (mùa xuân). Dưới chân phượng bên trái khắc chìm chữ “Thu” (mùa thu). Dưới chữ “Hạ” chạm khắc hình con rái cá, bốn chân choãi, thân mập uốn cong đang vờn một con cá lớn đang bơi trong nước...

Lòng khánh được đóng khung hình lục giác bằng hai đường chỉ song song bên trong có 46 hàng chữ Hán khắc chìm. Nội dung ghi chủ hưng công khánh đá là gia đình ông Trần Viết Nho cùng 37 gia đình khác. Phần cuối khắc ngày, tháng, năm, niên hiệu tạo khánh.

Về mặt sau, đỉnh khánh để trơn không có trang trí hoa văn. Phần này có ghi hai hàng chữ Hán. Hàng trên chữ mảnh, nhỏ khắc chìm 6 chữ: “Lôi thanh phổ hóa thiên tôn” (Như tiếng sấm trong trẻo, cảm hóa tới tận các bậc tôn kính trên trời). Hàng dưới khắc 10 chữ nối, môi chữ nằm trong lòng một hình bát giác biến thể. Bên phải khắc 5 chữ “Niên niên tăng phú quý” (Năm lại năm thêm giầu sang) Bên trái khắc năm chữ “ Nhật nhật thọ vinh hoa” (Ngày nối ngày sống hưởng vinh hoa). Phía trên tay khánh bên phải khắc chữ “77zw” (mùa thu), bên trái khắc chữ “Đông” (mùa đông). Hai bên giữa lòng và tay khánh, dưới chữ “Thu” và chữ “Đông” đều được tạo khắc một đôi rồng quấn quýt, hai mắt to lồi, miệng mở rộng, chân con nọ như quắp vào miệng con kia. Đuôi rồng uốn cong vút ngược tạo thế rồng giáng. Hai bên đuôi rồng tạo đao nhọn lớn, nhỏ, cao, thấp như phát lửa bốc cao nghi ngút. Lòng khánh khắc bài minh 36 hàng chữ Hán, do nho sinh Nguyễn Trường Sinh người làng soạn.

2.6. Tượng nhà thơ Nguyễn Khuyến

Tác giả Dương Đình Khoa (1917-1992), quê Quốc Oai, Hà Nội, hội viên Hội văn học Nghệ thuật Hà Nam Ninh. Tác phẩm tượng nhà thơ Nguyễn Khuyến, chất liệu thạch cao, mặc áo lương, khăn xếp, tay chống gậy trúc, đặt tại từ đường nhà thơ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục. Phiên bản pho tượng được trưng bày tại Bảo tàng Văn học Việt Nam, Hà Nội và trụ sở Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nam.

2.7. Phù điêu Cuộc biểu tình nông dân Bồ Đề (1930)

Họa sĩ Đồ Kích sinh năm 1946 tại Thanh Liêm, Hà Nam. Phù điêu dựng tháng 7/2018 tại di tích đình Bồ Đề, chất liệu bằng đá xanh Ninh Bình, gồm hai bức, mỗi bức dài 5m, cao 2,5m, dày 0,40m.

3. KIẾN TRÚC ĐÌNH, CHÙA

Trong toàn tỉnh Hà Nam, tính đến năm 2000 có 74 công trình Kiến trúc đình chùa, từ đường... được công nhận là di tích Lịch sử và Kiến trúc Nghệ thuật cấp quốc gia, trong số đó có 24 công trình thuộc huyện Bình Lục. Trong 24 công trình ấy, có 19 công trình thuộc về lĩnh vực Kiến trúc nghệ thuật. Ngoài ra, toàn huyện còn có 14 công trình được công nhận là di tích cấp tỉnh, trong đó có 13 công trình thuộc lĩnh vực Kiến trúc nghệ thuật.

Đình, chùa, từ đường ở Bình Lục mang vẻ đẹp chung của các di tích tín ngưỡng, tôn giáo ở làng quê Bắc Bộ, kiến trúc theo lối cổ truyền.

Đình là nơi thờ Thành hoàng của làng, chùa thờ Phật, đền miếu thờ thần linh... nên những công trình này được thiết kế toát lên vẻ trang nghiêm, linh thiêng. Trên nóc có đắp nổi hình đôi rồng ở thế lưỡng long chầu nguyệt. Các góc đao thường cong vút, được chạm khắc tứ linh (long, ly, quy, phượng) rất đẹp là mô típ phổ biến xuất hiện trong các công trình cổ của làng.

Đình còn là nơi sinh hoạt làng xã, các chức sắc họp bàn việc làng ở đây, hội làng cũng diễn ra nơi sân đình. Nhiều làng chỉ có đình, không có chùa. Có làng có cả đình lẫn chùa, thường dựng cùng chung một khu đất rộng. Xã Trung Lương có đình Vị Hạ và chùa Thanh Giang. I Xã Đồng Du có đình thôn Trung và chùa Hoa Lâm (tên chữ là Hoa Lâm tự), xã Hưng Công có đình và chùa cổ Viễn, xã Đồn Xá có đình và chùa Đạo Truyền.. .là những ngôi cổ tự có j kiến trúc đẹp.

Đình làng thường xây dựng theo kiểu chữ Nhất (chỉ có đại bái - còn gọi là tiền đình, không có hậu cung); chữ Nhị (gồm đại bái phía trước và hậu cung phía sau nhỏ hơn, song song với đại bái); chữ tam (ba tòa nhà song song với nhau, như đình Triều Hội xã Bồ Đề có tiền đình 5 gian, cung đệ nhị 5 gian và cung chính tẩm 3 gian). Chữ Đinh (đại bái phía trước nằm ngang, hậu cung nằm dọc, nối với gian giữa của đại bái, như đình Vị Hạ); chữ công (đại bái và hậu cung nằm song song, có ống muống nối liền ở giữa như đình thôn Trung xã Đồng Du).

Kiến trúc tòa đại bái vào thế kỷ XVI thường chỉ có dạng ba gian hai chái, bộ khung kết cấu bốn hàng chân cột. Các đình xây dựng thế kỷ XVII-XVIII đã mở rộng bằng năm gian hai chái; bộ khung kết cấu sáu hàng chân.

Các chùa được kiến trúc tạo dáng vẻ thâm u, trầm mặc. Kiến trúc chùa cũng thường theo kiểu  chữ đinh, chữ công, chữ tam hoặc nội công ngoại quốc (chùa chữ công, có thêm hai dãy hành lang bên ngoài nối tiền đường và hậu đường). Phía trước chùa là Tam quan, bộ phận không thể thiếu trong thành phần ngôi chùa Việt Nam. Tam quan là cổng vào chùa, thường là một tòa với ba cửa vào. Có nhiều chùa có hai tam quan, tam quan nội và tam quan ngoại. Tầng trên của Tam quan có thể dùng làm gác chuông...

Hiện các đình chùa còn tồn tại đến ngày nay thường mang dấu ấn kiến trúc của thế kỷ XIX a bởi vì các công trình xây dựng qua nhiều thế kỷ đã hư hại theo thời gian, được xây dựng lại hoặc trùng tu vào thời Nguyễn.

Trong khuôn viên chùa còn có lăng mộ các vị hòa thượng, thượng tọa, đại đức, tăng ni từng tu hành. Trên đỉnh lăng các vị tăng thường đặt bình rượu, còn các vị ni là hình bông sen.

4. ÂM NHẠC

Nhạc sĩ Phạm Trọng Lực sinh năm 1941. Quê thôn Ngô Khê, xã Bình Nghĩa, Bình Lục, Hà Nam. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian. Người khơi dậy nghiên cứu Dân ca Hà Nam, ông dày công sưu tầm, giới thiệu và dàn dựng tham gia biểu diễn trong các dịp liên hoan dân ca và chèo của tỉnh Hà Nam và toàn quốc. Là người con sinh ra chính nơi cái nôi của hát giao duyên ngã ba sông Móng, được người mẹ là cụ Nguyễn Thị Vỷ, nghệ nhân hát giao duyên nổi tiếng truyền dậy. Nhạc sĩ Phạm Trọng Lực đã ký âm thành các bản nhạc, in hai tập “Dân ca Hà Nam”.

Địa chí huyện Bình Lục Văn học – Nghệ thuật

Nhạc sĩ Nguyễn Tiến, sinh năm 1953, quê Nam Định. Tác giả của nhiều ca khúc viết về Hà Nam như "Hà Nam đất mẹ anh hùng", "Nhớ người Bình Lục quê tôi" (1998)...

Địa chí huyện Bình Lục Văn học – Nghệ thuật

Nhạc sĩ Sỹ Thắng, sinh năm 1953, Hà Nội, hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hà Nam, tác giả ca khúc "Bình Lục mùa xuân" và nhiều ca khúc viết về Hà Nam.

Địa chí huyện Bình Lục Văn học – Nghệ thuật

5. SINH VẬT CẢNH

Đất nước Việt Nam bốn mùa cây xanh, hoa nở. Người Việt Nam vốn có truyền thống yêu thiên nhiên, cái đẹp... nên từ xa xưa thú chơi cây cảnh đã trở thành phố biến và là bộ môn trong các loại hình nghệ thuật.

Bình Lục là địa phương có phong trào sinh vật cảnh phát triển từ những năm 80-90 của thê kỷ trước. Hội Sinh vật cảnh Bình Lục thành lập năm 2016, đến nay đã có 415 hội viên và hơn 1.000 người tham gia.

Các nghệ nhân hội sinh vật cảnh đều là những người đam mê nghề cây cảnh. Họ thường xuyên sinh hoạt, trao đổi, phổ biến kiến thức và đạt được nhiều tác phẩm có giá trị. Hội đã hai lần trưng bày sinh vật cảnh trong các kỳ đại lề và giao lưu với các hội sinh vật cảnh các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng và tỉnh Hà Nam. Các xã như Hưng Công, La Sơn, Mỹ Thọ... có nhiều nhà vườn, nhiều cây có giá trị như: cây bồ đề, cây sanh xã Hưng Công, sanh cổ, duối cổ của ở La Sơn, nhiều cây cổ được đánh giá là những tác phẩm có giá trị.

Chơi cây cảnh thú chơi tao nhã và tham gia phát triển kinh tế, tạo cảnh quan môi trường, tô điểm các di tích lịch sử văn hóa, là ngành nghệ thuật trong các nghệ thuật dân gian Bình Lục.

Ở Bình Lục còn có Hội cổ vật tập họp trên 30 hội viên là những người ham mê chơi và sưu tầm cổ vật nhằm định hướng, hướng dẫn cho hội viên và xã hội bảo tồn, lưu giữ các cổ vật sản phẩm văn hóa cổ xưa. Hiện nay trên địa bàn huyện đang lưu giữ nhiều cổ vật thời Trần, Lê, Mạc, Nguyễn như bình vôi, ống hương, tượng đồng, đỉnh đồng, lọ lục bình, bát đĩa sứ, đồ gỗ có giá trị nghệ thuật cao.

(Còn nữa)

Địa chí huyện Bình Lục

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.