Kinh tế

Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh phấn đấu gieo cấy 27.867 ha lúa, trong đó, diện tích lúa gieo thẳng hơn 7.800 ha (bằng 28% dện tích, giảm trên 4.000 ha so với vụ xuân 2023). Đồng thời, nâng diện tích lúa cấy máy lên gần 5.400 ha, tăng hơn 800 ha so với vụ xuân trước, mở rộng phương pháp cấy lúa thủ công. Đây là hướng đi phù hợp trong điều kiện lúa gieo thẳng gặp nhiều hạn chế và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất mùa vụ.

Sáng 19/2, tại xã Đồng Du (Bình Lục), Sở NN & PTNT đã tổ chức Hội thi “Vận hành máy cấy giỏi tỉnh Hà Nam năm 2024”. Tới dự và chỉ đạo Hội thi có các đồng chí: Nguyễn Đức Vượng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN & PTNT).

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đoàn Thái Sơn, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có nhiều điểm mới, trong đó, quy định rõ các biện pháp sẽ áp dụng khi một tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt và các biện pháp hỗ trợ thanh khoản, đảm bảo an toàn hệ thống, đảm bảo quyền lợi người gửi tiền.

Những năm qua, huyện Thanh Liêm triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 23); Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 15/9/2021 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển công nghiệp, trọng tâm là công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo và dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết số 11). Theo đó, giá trị sản xuất CN –TTCN trên địa bàn huyện đạt tốc độ tăng trưởng khá qua các năm. Riêng năm 2023, giá trị sản xuất CN-TTCN toàn huyện ước đạt 27.320 tỷ đồng, tăng trên 15,4% so với năm 2022.

 Ngay từ đầu năm 2024, các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn tỉnh đã vào cuộc tích cực rà soát, hỗ trợ, giải ngân vốn cho khách hàng vay đầu tư phát triển kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Nhiều khách hàng sau khi được cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất, đã phục hồi sản xuất, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

Ngay sau những ngày đón Xuân mới Giáp Thìn, nông dân các địa phương trong tỉnh phấn khởi xuống đồng tập trung sản xuất vụ lúa xuân.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, tập thể, cá nhân liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn phải tập trung ngay vào xử lý công việc, không để chậm trễ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội.

Sáng ngày 15/2 (tức ngày mồng 6 Tết), đồng chí Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã về kiểm tra sản xuất đầu năm tại huyện Kim Bảng và dự lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024 tại thị trấn Quế (Kim Bảng).

Ngày 14/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về việc đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện trong thời gian tới.

Nhận diện rõ xu hướng tiêu dùng cũng như những lợi ích to lớn của chuyển đổi số (CĐS) đối với sự phát triển bền vững của ngành thương mại, dịch vụ (TM, DV), các sở, ngành trong tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp đột phá để tăng tốc, thúc đẩy CĐS trong hoạt động TM, DV. Nắm bắt cơ hội, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng từng bước ứng dụng CĐS vào công tác quản lý, bán hàng, từng bước tạo nên diện mạo mới trong lĩnh vực TM, DV, phổ biến là việc xây dựng website để thông tin, quảng bá sản phẩm, tham gia cung ứng các sản phẩm, hàng hóa trên mạng internet; gắn mã QR sản phẩm; thanh toán bằng thẻ và ví điện tử; thanh toán trực tuyến; ứng dụng phần mềm kế toán, bán hàng; sử dụng hóa đơn điện tử, chữ ký số...

Ngày 8/2, Liên Bộ Công thương-Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu theo định kỳ, theo đó, xăng RON95-III giảm gần 900 đồng/lít trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Với quan điểm phát triển kinh tế phải đi đôi với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, trong đó, xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp (KCN) là một việc làm quan trọng. Chính vì vậy, những năm gần đây, tỉnh ta đặc biệt quan tâm và tập trung tổ chức thực hiện tốt chủ trương này, nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người lao động ổn định cuộc sống, bảo đảm an ninh trật tự; đồng thời là động lực góp phần phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.

Thực hiện chỉ đạo của Tổng công ty Điện lực miền Bắc về chuyển đổi số, Công ty Điện lực Hà Nam (PC Hà Nam) đã triển khai kế hoạch, thực hiện chuyển đổi số trên các mặt hoạt động quản lý kỹ thuật, sản xuất kinh doanh của đơn vị. Trong giai đoạn 2021-2023, PC Hà Nam thực hiện đồng bộ công tác số hóa dữ liệu đầu vào, số hóa quy trình trên các lĩnh vực, trong đó tập trung công tác triển khai hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin, tự động hóa.

Muốn hợp tác xã (HTX) mạnh tất phải có người quản lý giỏi; muốn làm được quản lý HTX giỏi phải hội tụ rất nhiều yếu tố, từ trình độ năng lực cho đến kinh nghiệm thực tiễn, sự linh hoạt thích ứng với thời đại công nghệ số phát triển... Từ thực tiễn phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh những năm qua cho thấy, khu vực kinh tế tập thể đã xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình chuyên canh, xen canh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, sản xuất hàng hóa chất lượng cao, áp dụng thành công nhiều tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của HTX. Điều đó, có nghĩa vị thế,  vai trò của khu vực kinh tế tập thể ngày càng được khẳng định; trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của những người đứng đầu, những giám đốc HTX được ví như những “thuyền trưởng”  tâm huyết, dám nghĩ, dám làm.

Vụ xuân 2024, HTX Nông nghiệp (HTXNN) Nhân Phúc (xã Phú Phúc – Lý Nhân) có kế hoạch gieo cấy 126 ha lúa; trong đó có hơn 106 ha, chiếm trên 84% diện tích được chuyển từ lúa gieo thẳng sang cấy bằng máy. Đây là bước đột phá trong thực hiện cơ giới hóa trên đồng ruộng của địa phương. Được biết, việc đưa máy cấy vào sản xuất tại HTXNN Nhân Phúc mới chỉ được thực hiện từ vụ lúa mùa 2023, trên diện tích chưa đến 2 ha.

Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, sáng 6/2, đồng chí Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã đến thăm, chúc Tết và kiểm tra tình hình trực Tết tại các đơn vị: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công ty Điện lực tỉnh, Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Hà Nam. Cùng đi có đồng chí Đặng Thanh Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh.

Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Thời điểm này, bên cạnh mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ Tết thì thị trường đồ trang trí Tết cũng đang rất sôi động với đa dạng sản phẩm, mẫu mã bắt mắt để phục vụ nhu cầu làm đẹp, trang hoàng nhà cửa của người dân, nhất là ở khu vực thành phố Phủ Lý.

Bám sát nhiệm vụ của hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) và UBND tỉnh giao, xuyên suốt quá trình hoạt động, KBNN Hà Nam đã triển khai thực hiện hiệu quả nhiều biện pháp nghiệp vụ; duy trì nghiêm kỷ luật, kỷ cương, lề lối làm việc, tuân thủ quy định, thủ tục hồ sơ giao dịch, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách giao dịch; kiên quyết không để tồn đọng hồ sơ thanh toán tại kho bạc mà không rõ lý do. Với kết quả đạt được, năm 2023 KBNN Hà Nam xếp thứ 02 trong toàn hệ thống KBNN về chỉ số đánh giá sự hài lòng của khách hàng qua 2 kỳ đánh giá của KBNN Việt Nam trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến, với tỷ lệ hài lòng đạt 98,26%.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam, đến thời điểm này, hầu hết các HTX trong tỉnh đều tham gia vào chuỗi sản xuất nông nghiệp, từ khâu cung ứng các dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch. Qua đó, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, đem lại giá trị thu nhập cao trên một đơn vị diện tích canh tác. Tuy nhiên, bên cạnh những HTX hoạt động hiệu quả thì hiện vẫn còn những HTX chưa thực sự phát huy được vai trò “cầu nối” trong chuỗi giá trị nông sản. Vậy đâu là giải pháp? Đó chính là nội dung cuộc trao đổi của phóng viên (P.V) Báo Hà Nam với ông Đỗ Xuân Trường, Chủ tịch Liên minh HTX Hà Nam.

Những năm qua, huyện Lý Nhân được tỉnh quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông và đầu tư vốn xây dựng kết cấu hạ tầng kết nối giữa các tuyến đường trong khu vực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội của địa phương. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn, hiện nay trên địa bàn huyện đang tập trung xây dựng một số tuyến giao thông quan trọng của tỉnh và phát triển giao thông đường thủy để thu hút đầu tư, tạo cơ hội cho sản xuất, phân phối hàng hóa giữa Hà Nam với vùng phụ cận.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy