Kinh tế

Năm 2025, được xác định là thời điểm "nước rút” để hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025; đồng thời, cũng là thời điểm “về đích” của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra đối với các ngành, địa phương là hết sức nặng nề. Để phát huy vai trò là trụ đỡ an sinh trong phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, năm 2025, rất nhiều giải pháp trọng tâm, trọng điểm đã được ngành Nông nghiệp đề ra. Đề hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên (P.V) Báo Hà Nam đã trao đổi với ông Phạm Hồng Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT).

Chiều 30/12, đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Giao thông vận tải (GTVT) tổng kết công tác năm 2024; triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Chiều ngày 30/12, Cục Thuế tỉnh tổng kết công tác thuế năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Dự và chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Anh Chức, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Vũ Trí Hùng, Phó Tổng Cục  trưởng, Tổng Cục thuế. Cùng dự còn có lãnh đạo một số sở, ban ngành của tỉnh.

Sáng 30/12, Sở Tài chính tổ chức hội nghị tổng kết công tác tài chính ngân sách năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự, chỉ đạo hội nghị có đồng chí Nguyễn Anh Chức, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Kể về sự tích trồng đào, truyện dân gian cho rằng, ngày xưa ở vùng núi phía đông núi Sóc Sơn, có một cây đào mọc từ lâu đời. Cành lá đào to lớn khác thường, bóng cây che phủ cả một vùng rộng. Trên cây đào có hai vị thần tiên trú ngụ. Các vị diệt trừ ma quái, giúp cho người dân trong vùng có được cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Khiếp sợ trước quyền năng to lớn của hai vị thần, lũ yêu ma cũng sợ luôn cả cây đào. Nhưng cứ đến cuối năm, hai vị thần tiên phải về chầu Ngọc Hoàng trên thiên đình, chúng lại trở lại quấy phá. Người dân bèn chặt những cành đào về bày trong nhà, chỉ cần trông thấy cành hoa đào là chúng đã sợ hãi bỏ chạy.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động tín dụng chính sách, tiến tới cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện cho khách hàng là những mục tiêu Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Hà Nam đã và đang thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và tăng trưởng nguồn vốn tín dụng chính sách.

Tết Nguyên đán là dịp lễ hết sức quan trọng của người Việt. Đây không chỉ là cơ hội để sum họp gia đình, kết nối dòng tộc mà còn là khoảng thời gian để mọi người tham quan, du lịch mở rộng vốn sống, vốn văn hoá của mình. Chính bởi dịp lễ quan trọng vậy nên ngay vào đầu tháng 11 âm lịch, các dịch vụ phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán đã được tăng cường...

Hoạt động tiêu hủy hàng hóa là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng của lực lượng quản lý thị trường (QLTT). Qua đó, không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng mà còn tạo sức răn đe, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên địa bàn. 

Kể về sự tích trồng đào, truyện dân gian cho rằng, ngày xưa ở vùng núi phía đông núi Sóc Sơn, có một cây đào mọc từ lâu đời. Cành lá đào to lớn khác thường, bóng cây che phủ cả một vùng rộng. Trên cây đào có hai vị thần tiên trú ngụ. Các vị diệt trừ ma quái, giúp cho người dân trong vùng có được cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Khiếp sợ trước quyền năng to lớn của hai vị thần, lũ yêu ma cũng sợ luôn cả cây đào.

Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), từ năm 2019 đến hết tháng 10 năm 2024, tỉnh ta đã xét và công nhận 137 sản phẩm OCOP (gồm: 17 sản phẩm được xếp hạng 4 sao, 120 sản phẩm đạt 3 sao). Phần lớn sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã bảo đảm tốt về chất lượng, an toàn thực phẩm, cải tiến và đa dạng bao bì, mẫu mã phù hợp với nhu cầu, thị hiếu, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, để các sản phẩm OCOP thực sự phát huy hiệu quả vẫn cần có những biện pháp, cách làm chặt chẽ hơn từ khâu lựa chọn, xét duyệt ý tưởng và hỗ trợ.

Ngày 27/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 140/CĐ-TTg về việc phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025.

Chương trình cho vay người chấp hành xong án phạt tù là một trong những chính sách quan trọng mang ý nghĩa nhân văn, giúp những người thi hành xong án phạt tù xóa bỏ mặc cảm, tái hòa nhập cộng đồng, có việc làm khi trở về địa phương. Tại Hà Nam, sau hơn một năm triển khai chương trình này, bước đầu đã đem lại hiệu quả rõ rệt, giúp cho nhiều cá nhân từng bước có cuộc sống ổn định.

Chiều 27/12, thành phố Phủ Lý tổ chức hội nghị tổng kết nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), phong trào thi đua yêu nước năm 2024; triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự hội nghị có các đồng chí: Đào Đình Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy; Đỗ Hoàng Hải, TUV, Chủ tịch UBND thành phố, đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ.

Chiều 27/12,  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị. Tham dự tại điểm cầu Hà Nam có đồng chí Nguyễn Đức Vượng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ngành của tỉnh.

Nhận thức vai trò của thương mại điện tử (TMĐT), thời gian qua, tỉnh Hà Nam đã dành nhiều sự quan tâm, chỉ đạo nhằm thúc đẩy phát triển TMĐT ổn định và bền vững. Hạ tầng các dịch vụ phụ trợ cho TMĐT cũng được quan tâm, phát triển. Tuy nhiên, hoạt động TMĐT hiện vẫn đang gặp khó khăn do chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho TMĐT còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng của thị trường.

Toàn tỉnh hiện nay có khoảng 670 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) nằm trải rộng ở tất cả các địa phương; trong đó có 668 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ và 2 cơ sở giết mổ tập trung của Công ty cổ phần tập đoàn Masan (Khu công nghiệp Đồng Văn IV). Công tác kiểm soát giết mổ GSGC mới chỉ thực hiện được ở 2 cơ sở giết mổ tập trung. Điều này, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn vật nuôi; đồng thời, gây khó khăn trong công tác giám sát, ngăn chặn thực phẩm kém chất lượng đến tay người tiêu dùng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 47/CT-TTg chỉ đạo tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp nhà nước.

Sáng 25/12, Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể tỉnh và Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tổ chức tổng kết công tác phát triển kinh tế tập thể năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Nguyễn Đức Vượng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Kinh tế tập thể tỉnh chủ trì hội nghị.

Ngày 23/12/2024, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1629/QĐ-TTg về việc giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi).

Để đáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của người dân, thời gian qua, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã đầu tư mở rộng mạng lưới máy rút tiền tự động (ATM) và máy chấp nhận thẻ thanh toán (POS). Trong đó, quan tâm lắp đặt máy tại khu vực nông thôn, vùng xa khó tiếp cận các điểm giao dịch của ngân hàng. Việc mở rộng mạng lưới ATM, POS đã tạo điều kiện giúp khách hàng thanh toán, rút tiền thuận tiện, nhanh chóng, nhất là những đối tượng có tài khoản an sinh xã hội (ASXH) được tiếp cận dịch vụ tiện ích của ngân hàng.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.