Di sản

Sáng 18/5, tại Nhà Văn hóa trung tâm thị xã Duy Tiên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) phối hợp với UBND thị xã Duy Tiên tổ chức Liên hoan Tuyên truyền lưu động tỉnh Hà Nam năm 2024 với chủ đề “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Tham gia Liên hoan có gần 200 tuyên truyền viên đến từ 6 đội tuyên truyền lưu động các huyện, thị xã, thành phố.

Sáng 16/5, Huyện đoàn Kim Bảng tổ chức Lễ ra mắt công trình Thanh niên số hóa Di tích thắng cảnh Bát Cảnh Sơn, xã Tượng Lĩnh. Dự buổi lễ có lãnh đạo Tỉnh đoàn, Huyện ủy Kim Bảng, xã Tượng Lĩnh, cùng đông đảo cán bộ đoàn, đoàn viên thanh niên trên địa bàn.

Thời gian qua, phong trào tập luyện văn nghệ, thể dục, thể thao (TDTT) cơ sở ở Bình Lục từng bước được mở rộng và phát triển. Các phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, tăng cường sức khỏe, gắn chặt tình đoàn kết người dân tại các khu dân cư.

Xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm là một vùng đất cổ của Hà Nam. Địa hình xã khá đặc biệt với đồi núi thấp nổi giữa đồng bằng, có sông Khương Kiều uốn lượn nối sông Châu với sông Đáy. Địa hình thuận lợi về giao thông đường thủy lại tiện lợi cho việc quân nên nhiều vị tướng tài của các triều đại đã chọn Liêm Cần  làm nơi tụ nghĩa, luyện quân cứu nước. Chính từ địa linh này Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn cũng như các tướng thời Đinh – Lê  đã dùng nơi đây làm cơ sở tổ chức luyện binh chống thù trong giặc ngoài.

Chiều 7/5, Trung tâm học tập cộng đồng xã Thanh Hương (huyện Thanh Liêm) tổ chức điểm hội nghị “Chuyên đề Phát triển văn hóa đọc gắn với chuyển đổi số trong cộng đồng” nhân dịp hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024.

Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/05/1954-07/05/2024), chúng tôi có dịp được thăm quan một số điểm di tích tại quần thể di tích lịch sử trong lòng thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên với thật nhiều cảm xúc. Thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - một công trình văn hoá có kiến trúc độc đáo giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Chiến thắng của tình đoàn kết quân – dân, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc.

Hùng tráng, kỳ vĩ và đầy cảm xúc tự hào, đó là cảm nhận của chúng tôi khi đứng trước bức tranh Panorama tái hiện Chiến dịch Điện Biên Phủ mới được hoàn thiện tại tầng 2 của Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ (TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên). Bức tranh được vẽ bằng chất liệu sơn dầu, bố cục hình tròn, dài 132m, cao 20,5m, đường kính 42m; tổng diện tích là 3.225m2, với sự tham gia của hơn 200 họa sĩ đã được trao giải Nhất Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2022.

Sáng 6/5, Hội đồng Đội Trung ương, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thiếu nhi Việt Nam đã phát động cuộc thi vẽ tranh cho thiếu nhi “Ngày hội sắc màu” năm 2024.

Cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là chương trình quy mô lớn, với ê kip thực hiện khoảng 500 người và sự tham gia của khoảng 1.000 diễn viên chuyên nghiệp, không chuyên trực tiếp biểu diễn tại 5 điểm cầu nhằm tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tối 4/5, tại Nhà thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Hà Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) phối hợp với Trường Phổ thông liên cấp FPT Hà Nam tổ chức vòng Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm tài năng – Fschool Talent Show Hà Nam 2024.

Đền Trần Thương (xã Nhân Đạo cũ, huyện Lý Nhân) thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng gia quyến và các Bộ tướng. Tương truyền, ngôi đền được xây dựng trên nền kho lương chính (trong 6 kho) mà Trần Hưng Đạo cho lập trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông lần thứ 2 (1285).

Chỉ còn 2 ngày nữa, vòng Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng FSchool Talent Show Hà Nam 2024 sẽ diễn ra. BTC đã hé lộ những hình ảnh hoành tráng của sân khấu và đặc biệt là dàn Ban Giám khảo, khách mời “cực khủng” sẽ góp mặt tại đêm chung kết. Đêm thi hứa hẹn sẽ mang tới những tiết mục hấp dẫn, gay cấn và tìm ra chủ nhân xứng đáng cho ngôi vị Quán quân.

Đình Cống, tổ dân phố Bình Nam, thị trấn Bình Mỹ, huyện Bình Lục (trước kia là làng Thượng Thọ, xã Mỹ Thọ, Tổng Bồ Xá, huyện Bình Lục) được xây dựng từ thế kỷ 17, thờ Thạch Sùng Hiển Quốc Đại Vương (tức Thạch Sùng Đại Vương) và Quý Minh Công Chúa (còn gọi là Linh Tế Quý Minh). Đây là những vị thần có công với dân với nước được nhân dân biết ơn, kính trọng và thờ phụng.

Hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nay là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh”, những năm qua, xã Bồ Đề (Bình Lục) đã cụ thể hóa bằng những hoạt động thiết thực, hiệu quả. Qua đó, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Do nhiều nguyên nhân mà đến nay nghệ thuật múa rối (rối nước, rối cạn) trên đất Hà Nam đã mai một, thất truyền, nhưng qua hệ thống thư tịch và hồi cố của các bậc cao niên, trước kia ở một số nơi có phường rối hoạt động, chúng tôi đã từng bước tìm hiểu dấu tích về múa rối trên địa bàn tỉnh, trong đó có phường rối nước ở làng Nội Rối (xã Bắc Lý, Lý Nhân).

Tối ngày 26/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Vang mãi khúc tráng ca” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024); hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024).

Ngày 26/4, Công an tỉnh Hà Nam tổ chức Liên hoan tuyên truyền giới thiệu sách năm 2024 với chủ đề “Công an Hà Nam đọc và học tập suốt đời theo gương Bác Hồ vĩ đại". Dự, chỉ đạo và động viên liên hoan có các đồng chí: Nguyễn Đức Vượng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đại tá Tô Anh Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC) liên hoan; các đồng chí đại diện lãnh đạo công an các tỉnh trong Cụm thi đua số 5 (Bộ Công an); lãnh đạo các đơn vị trong Khối thi đua Nội chính tỉnh.

Với những nơi có nghề mộc nổi tiếng như Cao Đà (xã Nhân Mỹ, Lý Nhân), ngôi nhà là nơi con người gửi gắm nhiều khát vọng, hoài bão và thể hiện rõ nhất trình độ tay nghề của người thợ. Trải qua những biến cố của thời gian, những nhà cổ sót lại ở Cao Đà đã mang trong nó nhiều giai thoại đáng nói bởi sự tác động của thiên nhiên, hoàn cảnh sống và con người... Với những giá trị văn hóa được lưu truyền, việc bảo tồn nhà cổ ở Cao Đà thực sự cần thiết.

Trong 2 ngày 25, 26/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I phối hợp tỉnh Điện Biên) tổ chức các triển lãm đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy