kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Chuyện thi cử “mùa” dịch Covid - 19

Chuyện thi cử “mùa” dịch Covid - 19

"Chưa bao giờ có một kỳ thi đặc biệt như năm nay. Thời gian diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT bị chậm lại so với mọi năm hơn một tháng, có nơi còn phải lùi lại kỳ thi do dịch bệnh Covid-19 diễn biến quá phức tạp. Học sinh ôn thi trong điều kiện nắng nóng, lo âu, phấp phỏng. Một kỳ thi chưa từng có trong tiền lệ khi tất cả học sinh và những người làm công tác thi phải đeo khẩu trang, phải đo thân nhiệt trước khi bước vào điểm thi, phòng thi…".

Đó là những điều cô giáo Trần Thị Hà, giáo viên Trường THPT Nam Lý, huyện Lý Nhân nói về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Một kỳ thi có quá nhiều điều đặc biệt. Một kỳ thi tạo dấu ấn không bao giờ quên đối với các sĩ tử. Cô Hà nói: "Mọi chuyện đặc biệt đến nỗi, sát ngày thi, một người bạn của tôi ở Hà Nội gọi điện chia sẻ, họ phải đổi điểm thi đến lần thứ 3 vì dịch bệnh khi giờ thi chỉ còn chưa đầy 12 tiếng nữa. Ở Hà Nam, mọi phương án không thay đổi, các địa phương kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Chỉ có một học sinh ở Tổ dân phố Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý – nơi đang bị phong tỏa vì liên quan đến bệnh nhân 620, phải thi một mình một phòng thi, nhưng đó cũng là câu chuyện đáng nói... Thực tế, chúng tôi chưa bao giờ nghĩ có một kỳ thi có nhiều diễn biến phức tạp như vậy!". 

Người bị tác động nhiều nhất từ những diễn biến ấy là học sinh. Em Lại Thị Thu Hạnh, học sinh chuyên Sử - Địa, Trường THPT chuyên Biên Hòa nói: "Chúng em rất căng thẳng vì ngày thi đến gần thì xuất hiện ca bệnh thứ 620 ở thành phố Phủ Lý. Mọi việc ôn tập cơ bản đã xong xuôi, nhưng không bạn nào dám ra ngoài nhiều vì sợ dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe đúng ngày thi. Ngay kể cả chuyện, cả lớp hẹn nhau sẽ có buổi chụp ảnh chung, liên hoan chung vào đầu tháng 8, cũng đành hoãn. Mỗi lần đến trường tập trung, học tập quy chế… đều phải đeo khẩu trang, vừa nóng, vừa rất khó chịu". 

Chuyện thi cử “mùa” dịch Covid  19
Thí sinh thực hiện đeo khẩu trang dự thi tốt nghiệp THPT.

Cả học sinh và thầy cô vừa ôn tập, vừa nghe ngóng tình hình về kỳ thi này. Khi dịch bệnh bùng phát ở Đà Nẵng vào cuối tháng 7, báo chí đã không ngừng đưa tin về việc ngành giáo dục có nên tổ chức hay không tổ chức kỳ thi tốt nghiệp này? Có hay không việc miễn thi cho học sinh ở những vùng được coi là tâm dịch? Rồi, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định kỳ thi được tổ chức làm 2 đợt… đã làm cho các bậc phụ huynh, học sinh "căng như dây đàn". Những ông bố, bà mẹ cả đời "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", không  mấy khi bước chân ra khỏi làng quê nông thôn cũng "sốt xình xịch", lo 12 năm đèn sách của con mình giờ không biết ra sao. Bà Nguyễn Thị Hòa, Thôn 1, xã Bối Cầu, huyện Bình Lục cho biết: "Con tôi đăng ký thi Đại học Y Hà Nội. Thế mà thi cử trong lúc dịch giã này không biết sẽ như thế nào đây. Cháu ở nông thôn, điều kiện học thêm không nhiều như các bạn trên thành phố, vào Đại học Y nghe đâu cần đạt điểm rất cao. Thôi thì chỉ còn cách động viên con…". 

Kỳ thi đã kết thúc, công tác tổ chức thi ở Hà Nam được đánh giá bảo đảm an toàn, nghiêm túc, khách quan, tiết kiệm, hiệu quả. Nhưng với nhiều người, không ai quên được hình ảnh thí sinh Đinh Văn Trung ở Tổ dân phố Đình Tràng một mình một phòng thi… Một giáo viên làm công tác coi thi chia sẻ thật lòng: "Nhìn mà thương cậu ấy. Tất cả chúng tôi đều biết, bạn ấy phải chịu một áp lực vô cùng lớn khi đối diện với kỳ thi này. Trung được đưa từ nhà đến điểm thi bằng xe ô tô riêng, có cán bộ y tế đi cùng giám sát. Vào phòng thi, cả giáo viên, học sinh đều phải tuân thủ những quy định về phòng, chống dịch Covid-19". Một số bạn của Trung ở Trường THPT C Phủ Lý khi nhìn thấy hình ảnh Trung ngồi một mình ở phòng thi, nói: "Cả đời bạn ấy chắc sẽ không bao giờ quên kỳ thi này. Nó là kỷ niệm, là dấu ấn với tất cả chúng em!".

Những ngày thi, thời tiết khá oi nóng. Trong phòng thi, thí sinh lo lắng, hồi hộp và căng thẳng bao nhiêu thì bên ngoài cổng trường, các bậc phụ huynh cũng "đứng ngồi không yên". Ông Nguyễn Mạnh Hùng, thành phố Phủ Lý cho biết: "Thi xong hai môn đầu tiên, cháu về nhà kêu đau tai vì phải đeo khẩu trang suốt cả ngày. Ra khỏi cổng trường, nó mệt mỏi từng bước chân, tôi lo quá, chỉ biết động viên cháu cố lên. Đến tối ăn xong, tôi đọc bài thơ của vị bác sỹ Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Phú Yên gửi con gái đăng trên báo điện tử  VietNamNet cho con vui, con thấu cảm cuộc sống này: “Dịch bệnh về… Ba phải trực cách ly/ Ngày con thi, không thể nào đưa được/ Quãng đường dài, đành một mình con bước/ Có buồn không khi đưa mắt ngóng tìm…/ Ở nơi này, ba cũng nhức trong tim/ Biết làm sao khi bịt bùng phòng hộ… Trách nhiệm giao, chẳng thể nào rời chỗ…/ Dẫu xót đau, cũng nén ngược vào lòng…/ Ở nơi này, ba chỉ biết cầu mong”. 

Khi các vấn đề xã hội được đưa vào thi cử

Khi các vấn đề xã hội được đưa vào thi cử

Những năm gần đây, cùng với việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới giáo dục, các vấn đề liên quan tới thi cử của học sinh cũng đang có nhiều thay đổi. Một trong những thay đổi dễ nhận thấy, đó là việc đưa các vấn đề mang tính thời sự, các vấn đề xã hội được dư luận quan tâm vào đề thi.

Hoàn thành Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020

Hoàn thành Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020

Ngày 10/8, buổi sáng, các thí sinh dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tiếp tục làm các bài thi các môn thuộc tổ hợp Khoa học tự nhiên (KHTN) và Khoa học xã hội (KHXH) theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài 50 phút/môn. Buổi chiều, các thí sinh làm bài thi bắt buộc là môn Ngoại ngữ theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài 60 phút.

Nghe xong, nó chảy nước mắt và bảo, bài văn hôm qua phần nghị luận viết về đất nước của nhân dân. Đây chính là minh chứng cho sự hy sinh và cống hiến bố ạ!…". Điều ai cũng nhìn thấy ở kỳ thi này là công tác bảo đảm an toàn cho kỳ thi được thực hiện nghiêm túc. Các sỹ tử ra khỏi phòng thi muốn ôm nhau chia vui niềm vui "làm được bài" mà không thể vì quy định "giãn cách". Các em chỉ nhìn thấy nụ cười của nhau qua ánh mắt. Trương Thị Hương Giang, học sinh lớp 12A2, Trường THPT A Bình Lục nói: "Bạn nào cũng đeo khẩu trang kín mít, chỉ nhận thấy niềm vui hay nỗi buồn qua đôi mắt!". Được biết, Giang đăng ký thi Đại học Y Hà Nội, nhưng để vượt qua được kỳ thi tốt nghiệp THPT với những áp lực dịch bệnh là điều cố gắng với em và các bạn rất nhiều. Trương Thị Hương Giang nói: "Trước kỳ thi gần một tháng, chúng em cứ dỏng tai nghe ngóng xem Bộ Giáo dục và Đào tạo có tổ chức kỳ thi không; việc tuyển sinh của các trường đại học như thế nào trong tình hình này... Hầu hết học sinh chúng em đều mang tâm trạng bồn chồn như ngồi trên đống lửa. Quả thực rất nóng, đúng như báo chí nói. Càng nóng hơn khi bản thân mỗi thí sinh bước chân vào điểm thi đều phải kiểm tra, đo thân nhiệt!". 

Gần 8.500 sĩ tử Hà Nam đã bước qua kỳ thi "có một không hai" này với những tâm trạng vui, buồn khác nhau. Nhiều phụ huynh chứng kiến cảnh các con vất vả trải qua kỳ thi với những khó khăn, áp lực ấy cũng không dám "mong gì hơn" các cháu hoàn thành bài thi, còn có đỗ đại học không cũng không quá quan trọng nữa. Bà Trần Lan Anh, thành phố Phủ Lý nói: "Đại học không phải là con đường duy nhất đưa các con đến vinh quang trong tương lai. Phải đối diện với một kỳ thi đặc biệt thế này, các con đã phải cố gắng nhiều rồi… Hãy thông cảm và chia sẻ với các con!".

Giang Nam

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy