Kinh tế

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 19/5/2021 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ (TMDV), trọng tâm là du lịch và logistics tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết số 12) và Nghị quyết số 16-NQ/HU ngày 15/6/2023 của Huyện ủy về đẩy mạnh phát triển TMDV và du lịch trên địa bàn huyện Thanh Liêm giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030, những năm qua, huyện Thanh Liêm đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để thúc đẩy phát triển TMDV, du lịch gắn với bảo vệ môi trường. Từ đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động địa phương.

Tối 15/3, tại Trung tâm thương mại Go! Hà Nam, phường Lam Hạ (TP Phủ Lý), Sở Công thương tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm”. Đồng chí Nguyễn Đức Vượng, Tỉnh Ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo tại lễ phát động.

Hằng năm, Thanh tra Sở Công thương đều chấp hành nghiêm sự chỉ đạo của UBND tỉnh, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Công thương, Thanh tra tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Mỗi năm, Thanh tra Sở đều tổ chức nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành. Trong đó, đặc biệt chú trọng các lĩnh vực có tác động trực tiếp đến đời sống xã hội, vấn đề gây bức xúc trong nhân dân để chấn chỉnh, xử lý kịp thời.

Từ năm 2024 đến nay, các hoạt động kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh tiếp tục phục hồi và phát triển ổn định. Lượng đơn hàng mới của một số ngành hàng chủ lực có sự gia tăng mạnh. Tận dụng đà hồi phục, các doanh nghiệp đã và đang nỗ lực tìm kiếm đối tác mới, mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm tạo sức bật về doanh thu trong năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.

Tổ dân phố Du Long, phường Châu Giang (thị xã Duy Tiên) có 70 ha bưởi trồng gọn vùng, chủ yếu được chuyển đổi trên đất 2 lúa kém hiệu quả. Trong đó, hơn 13 ha được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Viet GAP và cấp mã vùng trồng. Tuy nhiên, năm 2024, do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lớn kéo dài (cuối tháng 9, đầu tháng 10) vùng bưởi Du Long bị ngập úng, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển. Hiện nay, diện tích trồng bưởi tại địa phương đang được người dân tập trung chăm sóc, khôi phục sản xuất.

Sản xuất nông nghiệp của tỉnh đang hướng đến tạo ra sản phẩm hàng hóa giá trị cao. Để phát huy tốt hiệu quả sản xuất, các chuỗi liên kết giá trị được hình thành, trong đó doanh nghiệp chế biến đóng vai trò quan trọng trong ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Từ đó, giúp sản xuất phát triển theo quy mô tập trung, xóa bỏ được tình trạng sản xuất manh mún, kém hiệu quả trước đây.

Những năm qua, huyện Thanh Liêm đã tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kiên cố hóa kênh mương nhằm hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng thủy lợi trên địa bàn. Trong đó, huyện đã xây dựng các công trình đầu mối, nạo vét, kiên cố tuyến kênh chính, kênh cấp I, II và kênh mương nội đồng. Nhờ vậy đã góp phần tiêu thoát nước kịp thời ở các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp và phục vụ hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở các địa phương.

Sáng 12/3, Công ty TNHH Bejo Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức tham quan, đánh giá bộ sản phẩm giống rau mới Đông Xuân 2024 - 2025 tại Trại nghiên cứu, thực nghiệm (Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Nhân Khang - Lý Nhân). Tham dự có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường, đại diện HTX nông nghiệp, cơ sở và hộ sản xuất trong và ngoài tỉnh…

Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Thuế, ngành thuế tỉnh Hà Nam đã triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh việc thu nợ và xử lý tiền thuế như: xây dựng kế hoạch thu tiền thuế nợ chi tiết đối với từng người nộp thuế (NNT), từng địa bàn, khu vực kinh tế và giao chỉ tiêu, trách nhiệm thu nợ đến từng bộ phận, từng công chức để các đơn vị tổ chức, triển khai phấn đấu thực hiện. Với cách làm này, đã nâng cao hiệu quả thu nợ đọng thuế, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).

Theo báo cáo của Chi cục Thống kê tỉnh Hà Nam, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 2/2025 ước tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 28,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,5%; sản xuất và phân phối điện tăng 10,7%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,7%; khai khoáng giảm 19,1%.

Hiện nay, hơn 26.000 ha lúa xuân của tỉnh đã được gieo cấy xong, bảo đảm đúng thời vụ. Các địa phương đang chuyển trọng tâm sang chăm sóc và bón phân đợt 1 cho lúa. Công tác bơm, điều tiết nước tưới dưỡng phục vụ bón thúc lần 1 cho lúa đang được triển khai phù hợp với từng trà và phương thức gieo cấy lúa của các địa phương.

Vùng trồng vải lai U trứng của xã Nguyễn Úy (thị xã Kim Bảng) có diện tích lên đến trên 50 ha. Toàn bộ các vườn vải trong vùng đều cho thu hoạch ở giai đoạn ổn định (có hơn 50% diện tích cây từ 10 đến hơn 20 năm cho năng suất và chất lượng quả nổi trội). Những năm qua, cây vải lai U trứng góp phần quan trọng nâng cao thu nhập cho người dân tại địa phương.

Trên địa bàn huyện Lý Nhân hiện có 22 làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) (gồm 15 làng nghề truyền thống và 7 làng nghề), tập trung ở các nhóm nghề: dệt, nhuộm; chế biến lương thực, thực phẩm; chế biến gỗ; tre nứa; cơ khí. Nhiều năm qua, các địa phương đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh sản xuất tại các làng nghề, coi đó là hướng đi hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn.

 Trong những năm gần đây, cùng với xu thế hội nhập quốc tế và phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại diễn ra với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi ở cả phương thức kinh doanh truyền thống và thương mại điện tử. Để bảo vệ quyền của người tiêu dùng và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chân chính, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo (BCĐ) 389 tỉnh đã và đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhất là trong các dịp lễ, Tết khi nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao. Phóng viên (P.V) Báo Hà Nam đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh xung quanh vấn đề này.

Ngày 15/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 151/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó xe kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương, xe cứu hộ giao thông đường bộ phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh tài xế. Thông qua việc thực hiện quy định về lắp đặt những thiết bị chuyên dụng này, hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh đã từng bước đi vào nền nếp, góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông và kiềm chế việc xảy ra tai nạn, va chạm giao thông.

Thực hiện Kế hoạch số 3354/KH-UBND ngày 06/11/2020 của UBND tỉnh về việc đóng, xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt; phấn đấu đến hết năm 2025 đóng, xóa bỏ toàn bộ các lối đi tự phát trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, các địa phương của huyện Bình Lục đã tích cực phối hợp với Sở Xây dựng, Công ty cổ phần đường sắt Hà Ninh tổ chức rào, xóa bỏ lối đi tự mở tại một số khu vực.

Các làng nghề, làng nghề truyền thống của Hà Nam đã và đang góp phần quan trọng trong tạo công ăn việc làm, gia tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề còn hạn chế, sức cạnh tranh chưa cao. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, cách mạng công nghiệp 4.0 cùng xu hướng chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi các làng nghề cần phải linh hoạt thay đổi để thích ứng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 21/CĐ-TTg ngày 4/3/2025 về việc điều hành bảo đảm cân đối cung cầu lúa gạo trước diễn biến thị trường thế giới và trong nước.

Theo dự báo tình hình phát triển kinh tế của Hà Nam năm 2025 sẽ có nhiều khởi sắc. Hàng loạt dự án đầu tư lớn đang bước vào giai đoạn “nước rút”, dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2025. Đó chính là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, mạnh và bền vững. Tuy nhiên, để hoàn thành các chỉ tiêu về thu ngân sách năm 2025 nói chung, thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, Hà Nam cần phải có những quyết sách phù hợp trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị trong nước và trên thế giới đã và đang có nhiều biến động khó lường.

Việc triển khai mạnh mẽ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ) của các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, thương hiệu Việt phát triển, mở rộng thị trường. Nhận thức rõ ý nghĩa thiết thực của CVĐ, thời gian qua, các doanh nghiệp cũng tích cực hưởng ứng tham gia bằng nhiều hình thức, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện CVĐ trên địa bàn.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.