Nông nghiệp

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) Đồn Xá, huyện Bình Lục có tổng diện tích gieo cấy 220 ha. Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, những năm qua, HTXDVNN Đồn Xá luôn chủ động đổi mới, sáng tạo trong điều hành sản xuất kinh doanh; đặc biệt là duy trì và không ngừng nhân rộng mô hình liên kết trong sản xuất lúa, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác, từng bước nâng cao thu nhập cho các hộ thành viên.

Những năm qua, Điện lực thành phố Phủ Lý đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào các khâu trong sản xuất, kinh doanh; quan tâm đầu tư, sửa chữa, chỉnh trang lưới điện. Nhờ vậy, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ khách hàng và giảm tổn thất điện năng.

 Sau hơn một năm thực hiện Công điện số 10/CĐ-TCT ngày 19/12/2023, của Tổng cục Thuế về quyết liệt triển khai hiệu quả việc lập hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu, hầu hết các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh đã phát hành hóa đơn mỗi lần khách hàng mua xăng dầu. Việc xuất HĐĐT sau từng lần bán hàng mang lại nhiều lợi ích, giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả doanh thu, thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, đồng thời bảo đảm quyền lợi cho khách hàng được nhận hóa đơn khi mua hàng theo quy định.

Sáng 14/2, đồng chí Nguyễn Đức Vượng, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra sản xuất vụ xuân trên địa bàn tỉnh. Cùng đi có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng UBND tỉnh.

Những năm qua, trên địa bàn huyện Bình Lục đã xây dựng được nhiều mô hình tích tụ, tập trung ruộng đất, có liên kết với doanh nghiệp để sản xuất lúa, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là hướng đi quan trọng, khắc phục được tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; tạo ra những vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, tập trung; góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác.

Những năm qua, các địa phương trong tỉnh đã tích cực chuyển đổi trồng cây màu trên diện tích đất 2 vụ lúa trong vụ xuân. Diện tích chuyển đổi duy trì mỗi vụ từ 500 đến hơn 700 ha, chủ yếu trên đất mạ mùa và diện tích đất cốt cao cấy lúa kém hiệu quả, tạo thuận lợi cho sản xuất và nâng cao giá trị trên diện tích canh tác.

Phường Châu Giang (thị xã Duy Tiên) có diện tích sản xuất lúa gần 300 ha. Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, cấp ủy, chính quyền, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) và các hộ dân địa phương đang tích cực đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào các khâu sản xuất giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả canh tác.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 14/CĐ-TTg ngày 11/2/2025 về tổ chức đoàn công tác của các Thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xuất nhập khẩu, các chương trình mục tiêu quốc gia, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2025.

 Ngày 10/2, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đi kiểm tra việc lấy nước đợt 2 (từ 0 giờ ngày 8/2 đến 24 giờ ngày 14/2) gieo cấy lúa vụ đông xuân 2024-2025 tại tỉnh Hải Dương.

Vụ xuân 2025, Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN) Nhân Phúc (Phú Phúc, Lý Nhân) có kế hoạch gieo cấy gần 150 ha lúa; trong đó, lúa cấy máy 36 ha, bằng 24% diện tích, giảm đến 70% diện tích so với vụ xuân và vụ mùa năm 2024.

Để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, trên địa bàn huyện Bình Lục đã được tỉnh quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) tại xã Đồng Du -  thị trấn Bình Mỹ có tổng diện tích hơn 121 ha (xã Đồng Du 96,2 ha, thị trấn Bình Mỹ 25,5 ha). Hiện nay, dự án đầu tư của Hợp tác xã (HTX) sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà (Thường Tín – Hà Nội) đã được triển khai và đi vào hoạt động với diện tích 17,74 ha. Sản xuất NNƯDCNC tại đây đã phát huy hiệu quả, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác.

Đầu Xuân Ất Tỵ năm 2025 cũng là thời điểm các địa phương bước vào vụ sản xuất mới. Để bảo đảm lịch thời vụ, các địa phương bố trí toàn bộ phương tiện, nhân lực đảm bảo gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất.

Những năm gần đây, nhiều chỉ số thành phần trong thực hiện Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hà Nam đã ghi nhận sự cải thiện mạnh mẽ về điểm số và thứ hạng. Nổi bật là những chỉ số liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập thị trường; tiếp cận đất đai; đào tạo lao động; giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh… Qua đó cho thấy, bên cạnh việc đẩy mạnh thực hiện các chương trình hành động nhằm triển khai những nhiệm vụ quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cũng được tỉnh chỉ đạo triển khai xuyên suốt với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành, địa phương trong toàn tỉnh.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 196 km đường sông; trong đó có 117 km tuyến đường thủy nội địa do Trung ương quản lý, gồm các tuyến: sông Hồng, sông Đáy và sông Châu.

Những năm qua, tỉnh Hà Nam liên tục nằm trong số các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế. Năm 2024, nền kinh tế của Hà Nam tiếp tục đạt mức tăng trưởng ấn tượng là 10,93%, xếp vị trí thứ 2 vùng Đồng bằng sông Hồng và thứ 5 toàn quốc. Để có kết quả này, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp trọng tâm, đặc biệt là đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, trong đó chú trọng thực hiện một trong ba trụ cột chính là phát triển kinh tế số. 

Năm 2024, giá trị tổng sản phẩm toàn tỉnh tăng 10,93%, đứng thứ 2 khu vực đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 5 của cả nước. Để có được kết quả trên, dòng vốn tín dụng đóng vai trò rất quan trọng, trong đó các tổ chức tín dụng (TCTD) đã giải ngân kịp thời vào các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh tăng trưởng.

Thực hiện Nghị quyết 15 - NQ/TU ngày 15/9/2021 của Tỉnh ủy khóa XX về đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới bền vững, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, những năm qua, các địa phương trong tỉnh đã quan tâm đẩy mạnh phát triển sản xuất lúa theo hướng hàng hóa; trong đó ưu tiên hỗ trợ sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm chất lượng cao và sản phẩm đặc sản theo quy mô hàng hóa lớn, tập trung theo chuỗi giá trị… Nhờ đó, nhiều mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết đã được xây dựng, nhân rộng và phát huy hiệu quả, tạo ra những giá trị kinh tế vượt trội so với các mô hình sản xuất truyền thống trước đây.

Chăn nuôi bò sữa được huyện Lý Nhân xác định là hướng đi mới giúp nâng cao giá trị sản xuất, thu nhập cho người dân. Thời gian cao điểm, tổng đàn bò sữa của huyện lên tới gần 600 con và được nuôi ở khá nhiều địa phương (Nguyên Lý, Chính Lý, Nhân Bình, Nhân Đạo, Nhân Mỹ, Hòa Hậu). Trên địa bàn huyện cũng đã xây dựng 2 khu chăn nuôi bò sữa tập trung tại Nhân Bình, Nguyên Lý. Tuy nhiên, đàn bò sữa lại đang giảm mạnh trong thời gian gần đây. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp khắc phục?

Thời vụ gieo cấy lúa xuân đang đến gần, hiện nay đang là giai đoạn chính lấy nước đổ ải, làm đất. Tuy nhiên, khó khăn đang gặp phải là nguồn trên các sông trên địa bàn đều thấp hơn trung bình nhiều năm 20 – 30 cm; khô hạn kéo dài trong mấy tháng gần đây ruộng cần nhiều lượng nước hơn. Các doanh nghiệp thủy nông đang tập trung triển khai các biện pháp bơm tưới đảm bảo đủ nước, không để xảy ra tình trạng mạ chờ ruộng chậm thời vụ gieo cấy.

Sáng 24/1, đồng chí Nguyễn Đức Vượng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đi kiểm tra việc lấy nước đổ ải làm đất vụ xuân. Cùng đi có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT), Văn phòng UBND tỉnh, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL ) Hà Nam.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.