Văn hóa

Hà Nam đang đón chào một mùa Xuân mới trong niềm hân hoan của đất trời và lòng người. Mùa Xuân gợi nhiều cảm xúc thi ca, những vần thơ, ý thơ… vì thế cũng được dịp ngẫu hứng nảy nở nhiều hơn trong tâm hồn người nghệ sĩ.

Tối ngày 2/3, tại không gian phố đi bộ Phủ Lý, Hội LHPN tỉnh tổ chức hoạt động đồng diễn dân vũ trong trang phục áo dài.

Tối 29/2, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức phát động “Tuần lễ Áo dài” năm 2024 và chương trình nghệ thuật “Hương sắc Áo dài Việt”.

Là một hình thức sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt tinh thần, vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, tâm linh và đời thường… lễ hội ra đời và luôn có ý nghĩa lớn trong đời sống xã hội. Gắn liền với quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, dân tộc, lễ hội truyền thống đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của các tầng lớp nhân dân, tạo nên sự đa dạng của văn hóa. Giáo dục truyền thống văn hóa cho trẻ em qua lễ hội là cách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong tình hình mới.

Ngày 29/2, tại Hà Nội, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phát động Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024.

Cuộc vận động là sự kiện hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam.

Gần 30 năm gắn bó và có nhiều dấu ấn với nghệ thuật chèo, nhưng bất cứ ai tiếp xúc với nghệ sĩ Bích Việt đều nhận thấy chị là người giản dị, chân thành. Chị bảo: “Mình lớn lên rồi chọn chèo như một định mệnh, gắn bó với Hà Nam cũng là một cái duyên. Mong muốn duy nhất của mình là được theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật”.

“Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già/ Bày mực tàu giấy đỏ/ Bên phố đông người qua...”  đây là bài thơ “Ông đồ” - Vũ Đình Liên... câu trả lời của các em học sinh càng làm sôi động thêm không khí buổi giao lưu Hội chợ Xuân 2024 do Trường Tiểu học Hòa Mạc (thị xã Duy Tiên) tổ chức dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn vừa qua.

Mùa Xuân là mùa khởi đầu của một năm, cây lá đâm chồi nảy lộc, đất trời giao hòa. Mùa Xuân cũng là mùa của lễ hội. Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, đông đảo người dân đi đến các lễ hội, các điểm tâm linh vừa là du lịch vãng cảnh, thưởng thức văn hóa các vùng miền, cũng là cầu cho bản thân, gia đình một năm mới sức khỏe dồi dào, mọi điều tốt đẹp. Tuy nhiên, du xuân trẩy hội thế nào để dạ an yên, tâm cảm được niềm vui, mang đến những tác động tích cực cho mỗi người, mỗi nhà đầu năm mới có lẽ là điều cần được lưu tâm.

Đã thành lệ, năm nào cũng vậy vào ngày mùng 10 tháng Giêng làng Nội Kiếu, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân lại tưng bừng mở hội. Hội làng tổ chức vào những ngày đầu Xuân mới, dù công việc đồng áng thời điểm này rất bận nhưng người dân thôn Nội Kiếu vẫn tranh thủ thời gian tham dự lễ hội, vào đình lễ Thánh cầu may, cầu an, cầu phúc cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt...

Ngày 24/2 (tức 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Ban quản lý di tích cùng cán bộ và nhân dân thị trấn Vĩnh Trụ (Lý Nhân) long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống đình làng và đón Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh Văn từ đình Vĩnh Trụ.

Tiếp tục tổ chức chuỗi các hoạt động văn hóa mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024 và kỷ niệm Ngày Thơ Việt Nam, sáng 24/2, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Bình Lục và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức chương trình Ngày thơ trên quê hương Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến với chủ đề “Bản hòa âm đất nước - Sắc xuân vườn Bùi” nhân kỷ niệm 115 năm Ngày mất của ông (15/02/1909-15/02/2024).

Tối ngày 23/2 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại không gian thiêng của Di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương (Xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân) UBND tỉnh Hà Nam đã long trọng tổ chức Lễ phát lương Đức Thánh Trần Xuân Giáp Thìn năm 2024. Đây là sự kiện văn hóa có ý nghĩa to lớn, thể hiện sự trân trọng, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của địa phương, tưởng nhớ những cống hiến, hy sinh của các bậc tiền nhân trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập, chủ quyền và xây dựng đất nước.

Chiều 22/2, UBND huyện Bình Lục tổ chức tổng duyệt Chương trình Ngày thơ trên quê hương Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến. Dự buổi lễ có các đồng chí lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL), Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Hà Nam.

Tối ngày 22/2, hòa cùng không khí hân hoan của cả nước trước ngày hội tòng quân, UBND xã Phù Vân (thành phố Phủ Lý) đã tổ chức liên hoan văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân, mừng thanh niên lên đường bảo vệ Tổ quốc. Tới dự và chúc mừng các tân binh có đại diện Hội đồng nghĩa vụ quân sự (NVQS) thành phố, thủ trưởng Ban Chỉ huy quân sự thành phố Phủ Lý; lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ xã Phù Vân; đại diện các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân xã Phù Vân.

Rằm tháng Giêng có một số tên gọi khác như Tết Thượng nguyên, Tết treo đèn, Tết Nguyên tịch, Tết Nguyên tiêu, gắn với sự ra đời của lịch tiết khí và âm lịch.

Sáng 21/2 (tức ngày 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Khu du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng), Chùa Tam Chúc long trọng tổ chức Hội Xuân Tam Chúc 2024 với chủ đề “Kết nối di sản”. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã về tham dự cùng các vị đại biểu và đông đảo du khách thập phương.

Giao lưu thơ Xuân là một trong những hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân do Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Hà Nam tổ chức thường niên vào mùng 4 Tết.

Hội Xuân Tam Chúc năm nay được tổ chức trong 2 ngày 20-21/2 (tức ngày 11-12 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Đến nay, mọi công tác chuẩn bị cho lễ hội đã cơ bản xong, sẵn sàng khai hội.

Là tỉnh có nhiều khu, điểm du lịch tâm linh và các lễ hội lớn được tổ chức vào dịp đầu Xuân năm mới nên dịp này đang là cơ hội để du lịch Hà Nam đạt và vượt các mục tiêu đề ra trong năm.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.