Lễ hội

Khu du lịch Tam Chúc tổ chức nghi lễ hầu Thánh Mẫu

Nhằm tôn vinh và bảo tồn di sản tín ngưỡng thờ Mẫu – một phần quan trọng trong văn hóa tâm linh Việt Nam, sáng ngày 1/4 (tức ngày 4 tháng 3 năm Ất Tỵ), Khu du lịch Tam Chúc (phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng) đã tổ chức lễ Mẫu – một nghi lễ truyền thống được tổ chức trang trọng tại đền Mẫu, thuộc quần thể tâm linh Tam Chúc.

Ngày 30/3 ( tức mùng 2 tháng 3 âm lịch) đã diễn ra lễ khánh thành đình làng Phù Đạm (xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý). Đình làng Phù Đạm, xã Phù Vân được các vị tiền nhân xây dựng từ những ngày đầu lập làng, hội tụ đầy đủ bốn yếu tố “Tụ thủy - Tụ linh - Tụ phúc - Tụ hội". Đình thờ Tứ vị thành hoàng làng và Hậu thần làng.

Những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương; sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao (TDTT), nếp sống văn minh đô thị nói riêng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân phường Hoàng Đông (thị xã Duy Tiên) không ngừng được cải thiện, nâng cao. Phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của các tầng lớp nhân dân nơi đây.

Qua tìm hiểu được biết, dịp 20/10/2022, nhân kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam, Chi hội Phụ nữ tổ dân phố số 3 đã ra mắt câu lạc bộ (CLB) dân vũ với 40 thành viên tham gia.

Là một đơn vị có nhiều đóng góp tích cực trong phong trào văn nghệ của ngành Giáo dục huyện, nhiều năm qua, hoạt động VHVN luôn được Trường THCS Nam Cao duy trì hiệu quả. Tại nhà trường, đội văn nghệ với những hạt nhân tích cực, có năng khiếu và sự đam mê, nhiệt tình với phong trào được lựa chọn, thường xuyên tập luyện và tham gia các chương trình biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị của ngành, huyện, tỉnh và các hoạt động xã hội khác...

Hà Nam có khoảng 100 lễ hội, trong đó chủ yếu được tổ chức vào mùa xuân. Ngoài những lễ hội nổi tiếng như Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, Lễ phát lương Đức Thánh Trần đền Trần Thương, Hội xuân Tam Chúc, Lễ hội chùa Đọi… còn rất nhiều lễ hội gắn với các di tích lịch sử, văn hóa tâm linh (đình, đền, chùa...) ở nhiều miền quê trong cả tỉnh.

Ở bất kỳ không gian công cộng nào, từ nông thôn ra thành phố, chúng ta đều có thể dễ dàng bắt gặp những bức tranh cổ động lớn, nhỏ khác nhau. Bên cạnh những giá trị nghệ thuật, tranh cổ động còn đảm nhiệm vai trò quan trọng thông tin tuyên truyền về đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với mọi tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, với tranh cổ động về Đảng, mỗi tác phẩm đều mang những thông điệp riêng, vừa có ý nghĩa ca ngợi Đảng, lãnh tụ, ca ngợi những thành tựu của đất nước, dân tộc, vừa góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Suốt tuổi thơ của mình, tôi đã theo mẹ đi ăn cỗ ở nhiều nhà trong, ngoài làng, trong họ. Ngày ấy và cả bây giờ, ở nhiều miền quê, người lớn đi ăn cỗ thường cho trẻ con theo cùng. Các đám cỗ ở quê thì nhiều lắm, nào đám cưới, mừng nhà mới, mừng con, cháu đầy tháng, đám giỗ,… Lũ trẻ chúng tôi từ hôm trước khi biết được theo chân mẹ đi ăn cỗ, đứa nào cũng rất háo hức.

Để lễ hội được vận hành theo đúng quy luật của văn hóa, các giá trị văn hóa của lễ hội được phát huy trong đời sống tinh thần xã hội, công tác quản lý lễ hội cần được đặc biệt quan tâm. Lễ hội chỉ phát huy được giá trị văn hóa khi công tác tổ chức và quản lý có sự thống nhất, phối hợp tốt giữa chính quyền và nhân dân địa phương.

Lễ hội đầu năm là dịp cầu bình an và tôn vinh giá trị văn hóa. Ở Hà Nam, đầu năm, 5/6 huyện, thị xã, thành phố đều có những lễ hội, ngày hội lớn. Những lễ hội đậm chất vùng miền, nơi các nghi thức cổ truyền, ký ức cộng đồng lan tỏa đã thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia, thưởng ngoạn.

Trong không khí sôi nổi, phấn khởi, rộn ràng của Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Ất Tỵ năm 2025 (xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên), trò chuyện với chúng tôi bác Nguyễn Văn Cương, xã Tiên Ngoại, thị xã Duy Tiên vui vẻ cho biết: Tại lễ hội Tịch điền, một trong những nghi thức đặc biệt quan trọng được đông đảo người dân đón xem đó là nghi thức cày tịch điền để khởi đầu mùa vụ mới. 16 năm qua, từ khi Lễ hội Tịch điền được phục dựng và tổ chức (năm 2009), tôi rất vui, phấn khởi và tự hào bởi năm nào gia đình tôi cũng có trâu tham gia nghi thức cày tịch điền tại Đọi Sơn. 

Hoạt động phát triển sự nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VH,TT&DL). Những năm qua, hoạt động phát triển sự nghiệp trên các lĩnh vực văn hóa, gia đình, bảo tồn, bảo tàng, thư viện, thể thao và du lịch đã được ngành VH,TT&DL triển khai, thực hiện đồng bộ với nhiều giải pháp và sáng kiến tạo kết quả cao.

Lễ hội đình Cựu, thôn Từ Đài, xã Chuyên Ngoại (thị xã Duy Tiên) năm 2025 diễn ra trong 2 ngày 18 - 19/2 (tức 21 - 22 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Trong đó, ngày 18 là lễ báo yết thần hoàng, ngày 19 khai mạc, các đoàn thể, dòng họ dâng lễ và hoạt động tế lễ của nhân dân địa phương.

Trong những ngày đầu năm mới, khi sắc xuân tràn ngập muôn nơi, cũng là thời điểm những người yêu cờ tướng lại háo hức tụ hội, cùng nhau tranh tài trong những ván cờ đầy kịch tính. Đây không chỉ là một môn thể thao trí tuệ, mà còn là nét đẹp văn hóa truyền thống, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.      

Mùa Xuân là mùa khởi đầu của một năm, cũng là mùa lễ hội. Với nền văn hóa phong phú, đa dạng, giàu bản sắc, các lễ hội của Việt Nam trải dài khắp các miền.

Tiếp tục chuỗi các hoạt động văn hóa mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm Ngày Thơ Việt Nam, sáng 12/2, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Bình Lục và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức chương trình Ngày thơ trên quê hương Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến với chủ đề “Tổ quốc bay lên - Sắc xuân vườn Bùi” nhân kỷ niệm  190 năm Ngày sinh (15/2/1835 - 15/2/2025) và 116 năm Ngày mất Tam Nguyên Yên Đổ - Nguyễn Khuyến (5/2/1909 - 5/2/2025).

Tối 11/2 (tức 14 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại không gian thiêng của Di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, xã Trần Hưng Đạo (huyện Lý Nhân), UBND tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ phát lương Đức Thánh Trần đền Trần Thương Xuân Ất Tỵ 2025.

Đã trở thành thông lệ hằng năm, vào dịp đầu xuân, tại Khu du tích đền Trần Thương (Lý Nhân) lại diễn ra lễ hội phát lương Đức Thánh Trần để tưởng nhớ công lao của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và các bậc tiền nhân có công với nước. Nghi lễ phát lương là hoạt động cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhân dân được ấm no, thụ hưởng thái bình. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, giáo dục truyền thống yêu nước trong nhân dân...

Từ đường không chỉ là những công trình tâm linh, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, mà còn là nơi lưu giữ giá trị văn hoá của dòng họ, nơi thế hệ sau thể hiện đạo hiếu, lòng biết ơn, sự tri ân công đức với các bậc tiền nhân đặt nền móng cho sự hình thành, phát triển của dòng họ. Đây cũng là nơi lưu giữ những tư liệu quý, góp phần làm tốt công tác giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa quê hương. Từ đường Họ Lại Phù Vân (thành phố Phủ Lý) là một trong những từ đường như thế.

Sáng 9/2 (tức ngày 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu du lịch Tam Chúc (phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng), chùa Tam Chúc long trọng tổ chức Hội xuân Tam Chúc Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Linh thiêng hội tụ”.

Ngày 6/2, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Công văn số 418/BVHTTDL- VHCS gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.