Càng ngày càng có nhiều người mắc bệnh ung thư, việc chăm sóc sức khỏe sau khi biết mình mắc bệnh là vô cùng quan trọng. Ăn uống và tập luyện đúng cách có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh, ngược lại, nếu áp dụng sai có thể khiến tình trạng trở nên xấu hơn.
Người ung thư dạ dày nên ăn những thực phẩm sau:
Bệnh càng nặng thì càng phải ăn uống thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, protein cao, vitamin đa dạng, như cá, thịt nạc, sữa, các loại nấm, nấm hương. Đặc biệt là cần ăn nhiều rau quả tươi, trong bữa ăn nên có một nửa là rau lá xanh.
Rau củ quả tươi dồi dào hàm lượng vitamin, chất khoáng, chất xơ giúp tăng cường chất đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, phòng chống và hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân ung thư dạ dày. Rau củ quả tươi vừa giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể lại đẩy lùi được bệnh tật.
Ngoài ra, người bị ung thư dạ dày nên ăn những loại thức ăn mềm như: cháo, cơm nát, bánh mì, bánh quy... những thực phẩm giàu sắt và vitamin D, bơ, trứng, bông cải xanh và sữa. Khoai tây, khoai sọ, khoai lang luộc chín kỹ hoặc hầm nhừ dạng súp.
Những loại thức ăn này không chỉ đa dạng khẩu phần dinh dưỡng của người bệnh mà còn rất thơm ngon và bổ dưỡng.
Người ung thư dạ dày cần tránh ăn những loại thực phẩm dưới đây:
Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán: Những món ăn hấp dẫn cánh gà rán, đùi gà rán, xúc xích, nem chua... đều rất dễ gây ra ung thư dạ dày, vì vậy bạn cần hạn chế hoặc kiêng hẳn để dạ dày khỏe mạnh hơn.
Hơn thế, đây còn là một trong các món ăn được các bác sĩ cảnh báo vì có hàm lượng độc chất gây ung thư dạ dày cao. Để có một thành phẩm là món đùi gà thơm giòn, vàng ươm, béo ngậy, người làm bếp đã phải nướng nó ở nhiệt độ 170 độ C.
Những món ăn quá chua, cay: ớt, tiêu, cóc, xoài, mơ... và đặc biệt là ăn nhiều dưa muối, cà muối có nguy cơ gây ung thư dạ dày cao.
Đồ ăn hộp, đồ ăn sẵn, đồ ăn nhiều chất bảo quản, nhiều hương liệu gia vị (đồ nướng).
Từ bỏ thói quen rượu, bia, cafe, những loại đồ uống có cồn gây hại đến niêm mạc dạ dày.
Đậu phụ mắm tôm cũng không nên ăn.
Hạn chế sử dụng muối: Các nhà nghiên cứu đã đưa ra khuyến cáo, muối là tác nhân thúc đẩy, kích hoạt các tác nhân gây ung thư. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, nhu cầu bổ sung muối hàng ngày trung bình khoảng 6g/người/ngày.
Người bị ung thư dạ dày cũng không nên ăn các món quá mặn, đồ ăn cứng, quá nóng hoặc quá nhiều lượng cùng lúc. Vì vậy nên áp dụng nguyên tắc ăn nhiều bữa với số lượng ít, giờ ăn cố định với số lượng cố định.
Lưu ý đối với bệnh nhân giai đoạn cuối
Những bệnh nhân giai đoạn cuối, cần dựa theo tình hình sức khỏe để ăn uống phù hợp. Có thể dùng thực phẩm để hỗ trợ điều trị bệnh.
Bệnh nhân giai đoạn cuối sẽ có thể xuất hiện triệu chứng đầy bụng, đau bụng và khó tiêu.
Lúc này cần ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, các món canh hoặc cháo, nước sinh tố trái cây, nước gừng pha đường, món ăn làm từ sợi như bún phở miến, cháo kê... món ăn có tính dễ tiêu và giảm đau, giảm kích ứng dạ dày.
Khi buồn nôn, nôn, chán ăn, nên ăn các món nhẹ bụng nhất, chẳng hạn như sữa hạnh nhân, bột dong riềng, bột ngô, bánh mềm.
Sau khi phẫu thuật dạ dày, cơ thể mất máu nhiều có thể dẫn đến yếu ớt, chân tay thiếu sức lực, mất cảm giác ngon miệng. Vì vậy, cần phải tuân thủ nguyên tắc chọn các món ăn ích khí bổ máu như canh cá, cháo chim, cháo gà đen, trà nhân sâm, long nhãn, ngân nhĩ, rùa.
Bệnh nhân điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối dễ bị chóng mặt, suy nhược, buồn nôn, nôn mửa, số lượng tế bào giảm. Lúc này nên uống thêm các thực phẩm như sữa, trứng, cà chua, mận, trà nhân sâm...
Khi đã ở giai đoạn cuối của bệnh ung thư dạ dày, cơ thể xuống sức, sức khỏe yếu và ăn uống khó khăn. Giai đoạn này cần ăn uống theo kiểu hỗ trợ điều trị phục hồi bằng việc tăng cường các món ăn có dinh dưỡng cao như tây dương sâm, nhân sâm trắng hoặc các món ăn giúp cải thiện chức năng của ngũ tạng, duy trì sức khỏe ở mức ổn định nhất có thể.
Theo vietnamnet.vn
Hải Phong