Môi trường - Đô Thị

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình vào 7h ngày 23/9.

 Do ảnh hưởng của mưa lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đêm ngày 21 và trong ngày 22/9/2024 mực nước trên sông Đáy tại Phủ Lý đo lúc 13h00' ngày 22/9/2024 là: 3,65m trên mức báo động II: 0,15m (theo Quyết định số 05/2020/QĐ-TTG ngày 31/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ mực nước báo động lI trên sông Đáy tại trạm thủy văn Phủ Lý là 3,50).

Trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 6.493 ha rừng và đất lâm nghiệp; diện tích đất có rừng là 5.410,19 ha, đạt tỷ lệ che phủ 6,26%. Riêng rừng phòng hộ của tỉnh có hơn 2.900 ha. Diện tích rừng tuy không nhiều, với một tỉnh đồng bằng như Hà Nam lại vô cùng quý giá trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Để hiểu rõ về công tác quản lý, bảo vệ và khai thác đất rừng, phóng viên (P.V) Báo Hà Nam đã trao đổi với ông Trương Quốc Hưng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xung quanh vấn đề này.

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, do ảnh hưởng của mưa, lũ, trên đê tả Đáy xuất hiện 2 điểm sạt lở.

Theo bản tin lúc 6 giờ ngày 18/9 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 230km. Sức gió vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9. Dự báo trong 3 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20km/giờ.

 Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía đông đảo Luzon (Philippines).

Thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 15/9/2021 của Tỉnh ủy khóa XX về xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, những năm qua, thị xã Duy Tiên đã tập trung triển khai các nội dung chương trình phát triển đô thị; tăng cường công tác lập quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng tại các khu đô thị, khu nhà ở, khu dân cư mới và khai thác các nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ bảo đảm đáp ứng tiêu chí đô thị loại III.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão đã xảy ra một số sự cố thông tin liên lạc trên địa bàn. Các đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực khắc phục sự cố, triển khai những phương án tối ưu nhằm bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, hỗ trợ tích cực cho công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống thiên tai.

Những ngày gần đây, do ảnh hưởng của mưa lũ, 5/6 thôn thuộc xã Thanh Nghị (Thanh Liêm) rơi vào tình trạng ngập lụt. Nước lũ dâng cao đã khiến người dân sống trong cảnh cơ cực, nhiều hộ dân phải di dời đến ở tạm nhà người thân chờ nước rút.

Vào tối ngày 12/9, do mưa lớn, nước sông Châu Giang dâng cao, khu vực đê bối Đường Ấm, tổ dân phố Đường Ấm, phường Lam Hạ (Phủ Lý) đã xảy ra hiện tượng tràn. Chính quyền và nhân dân địa phương đã nhanh chóng phát hiện và khắc phục sự cố.

Do ảnh hưởng của nước lũ các sông trên địa bàn, những ngày qua, toàn huyện Bình Lục chỉ có 5 hộ dân ở xã Tràng An bị ngập sâu đã được chính quyền địa phương hỗ trợ di dời đến nơi tránh trú an toàn. Nước dâng cao gây ngập úng 45 ha lúa, 0,2 ha cây rau màu, 72 con gia súc và gần 10 nghìn con gia cầm của các hộ dân phải di chuyển; một số tài sản của nhân dân bị ngập lụt đã được hỗ trợ di chuyển, kê kích bảo đảm an toàn.

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh về triển khai các giải pháp phòng chống ngập úng tại các khu công nghiệp (KCN) do mưa, lũ, bảo đảm ổn định sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, Ban Quản lý các KCN tỉnh đã huy động tối đa nhân lực, vật lực, triển khai các giải pháp ứng phó với mưa, lũ theo phương châm “4 tại chỗ”, xử lý giờ đầu. Trong đó, tập trung kiểm tra, rà soát những khu vực có nguy cơ cao xảy ra tình trạng ngập úng, hướng dẫn doanh nghiệp và chủ đầu tư các công trình đang triển khai thi công xây dựng biện pháp ứng phó với tình trạng ngập úng khi có sự cố xảy ra.

Tính đến 10h ngày 12/9, mực nước sông Đáy dâng cao vượt mức báo động III hơn 1m, gây ngập lụt thêm nhiều địa bàn thuộc 5 xã ven sông Đáy ở Thanh Liêm.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Bình Lục, chiều qua (11/9), qua công tác kiểm tra, theo dõi tại địa bàn, lực lượng chức năng của thị trấn Bình Mỹ đã phát hiện tuyến kênh Biên Hòa đoạn qua tổ dân phố Văn Phú có hiện tượng bị sạt trượt với chiều dài cung sạt khoảng hơn 10m.

Do ảnh hưởng của mưa lũ, trên địa bàn huyện Thanh Liêm đã xảy ra ngập, lụt toàn bộ bãi ngoài đê bối xã Thanh Thủy; các thôn Nham Kênh, Đại Bái (xã Thanh Nghị) và một số vùng trũng giáp sông Đáy. Nhằm ứng phó với tình hình mưa lũ sau bão số 3, UBND huyện Thanh Liêm, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn nghiêm túc thực hiện chế độ trực ban; phân công các lực lượng, đơn vị phòng chống mưa lũ theo quy định; kịp thời báo cáo tình hình mưa lũ khi có các sự cố xảy ra. Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Thanh Liêm, tính đến 16 giờ ngày 11/9, tình hình ngập lụt và công tác ứng phó với lũ trên sông Đáy trên địa bàn cơ bản được khắc phục.

Sáng ngày 11/9 đồng chí Đào Đình Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy và các đồng chí lãnh đạo thành phố Phủ Lý đã đi kiểm tra, chỉ đạo xử lý khắc phục kịp thời các điểm ngập lụt trên địa bàn.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.