Kinh tế

Kinh tế

Trên địa bàn huyện Bình Lục có 3 cầu dân sinh bắc qua sông Châu nối hai huyện Bình Lục với Lý Nhân đó là: cầu Bồ Đề, cầu Chủ, cầu Vùa. Mỗi cây cầu có chiều dài khoảng 70m, rộng 2m và kết cấu dầm thép, trụ đỡ bê tông cốt thép, mặt cầu lát bằng tấm đan bê tông, kích thước cầu nhỏ, hẹp được xây dựng từ nhiều năm nay. Hiện tại, các cây cầu đã xuống cấp, lan can và mặt cầu hư hỏng, không đáp ứng yêu cầu lưu thông và có nguy cơ gây mất an toàn cho người cũng như phương tiện. Tuy nhiên, do khó khăn về vốn nên các cây cầu này chưa được quan tâm đầu tư xây dựng mới.

Với hàng trăm dự án đang đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Không chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, giải quyết việc làm cho người lao động, khối doanh nghiệp FDI tại Hà Nam còn cùng cộng đồng doanh nghiệp cả nước góp phần hiện thực hóa các mục tiêu của chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thực hiện Đề án số 02/ĐA-UBND ngày 17/3/2021 của UBND thị xã Duy Tiên về phát triển nông nghiệp đô thị Duy Tiên theo hướng sinh thái giai đoạn 2021 – 2030, những năm qua, thị xã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển sản xuất.

Thực hiện ý kiến của Bộ Xây dựng tại Văn bản số 5155/BXD-QLN ngày 06/9/2024 về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản, UBND tỉnh vừa ban hành Văn bản số 1949/UBND – GTXD về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo như sau:

Theo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), người lao động có quyền nhận lương hưu và trợ cấp BHXH thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng. Việc này nhằm giảm khâu trung gian, để người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH nhận được tiền sớm nhất ngay từ đầu tháng. BHXH tỉnh Hà Nam đã triển khai nhiều giải pháp tích cực, hiệu quả để nhanh chóng hoàn thành kế hoạch chi trả lương hưu không dùng tiền mặt.

Vụ đông năm nay, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng hơn 8.000 ha cây màu các loại, với khoảng 5.100 ha trồng trên đất hai lúa. Hiện, các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương triển khai  gieo trồng cây vụ đông, phấn đấu bảo đảm cả về diện tích và thời vụ, nhất là các loại cây trồng ưa ấm chủ lực (chiếm trên 70% tổng diện tích cả vụ).

Thực hiện việc thu hồi đất để xây dựng các dự án trên địa bàn thành phố Phủ Lý từ năm 2012 nhiều gia đình được hỗ trợ đất dịch vụ 7% và thành phố đã quy hoạch 42 vị trí xây dựng hạ tầng các khu đất dịch vụ. Theo đó, thành phố có 4.797 hộ ở 13 xã, phường được hưởng đất dịch vụ tập trung chủ yếu tại các xã, phường: Liêm Chính, Thanh Châu, Liêm Tuyền, Tiên Hiệp, Tiên Tân.

Sáng 30/9, Ban Quản lý (BQL) các khu công nghiệp (KCN) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá công tác phòng, chống, khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 và mưa lũ gây ra tại các KCN trên địa bàn tỉnh.

Sáng 30/9, tại xã Công Lý (Lý Nhân), Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền xây dựng mô hình liên kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân; mở tài khoản điện tử; hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". 

Trong những tháng gần đây, ngành may mặc đã có nhiều khởi sắc khi số lượng đơn hàng gia tăng mạnh, trong đó có nhiều đơn hàng xuất khẩu quy mô lớn. Vui khi không còn cảnh sản xuất cầm chừng nhưng nhiều doanh nghiệp may mặc trên địa bàn tỉnh lại đang lo thiếu nguồn lao động, không đủ năng lực sản xuất để đáp ứng yêu cầu chất lượng, tiến độ các đơn hàng.

Để công tác tái hòa nhập cộng đồng thực sự có hiệu quả, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã quan tâm, tạo điều kiện cho những người sau khi mãn hạn tù trở về địa phương tiếp cận được nguồn vốn vay theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023  của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù (QĐ22). Thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách, bước đầu nhiều người sau khi thụ án xong về địa phương đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao mức thu nhập.

Những năm qua, tỉnh Hà Nam liên tục nằm trong tốp các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế. Trong triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn, tỉnh luôn xác định, phát triển kinh tế số có ý nghĩa quan trọng, tạo sự bứt phá để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân vốn là xã thuần nông, chị em phụ nữ nơi đây quanh năm vất vả, nhưng kinh tế gia đình vẫn nhiều khó khăn. Trăn trở về sinh kế, hội viên phụ nữ xã Bắc Lý đã mạnh dạn học hỏi, chuyển hướng sang phát triển đa dạng các ngành nghề dịch vụ, qua đó nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện đời sống cho bản thân và gia đình.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-NHNN về các giải pháp của ngành ngân hàng nhằm góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) khôi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.

Nhằm khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, ngày 17/9/2024 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP, về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát. Thực hiện Chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã định hướng các tổ chức tín dụng về việc phân loại tài sản có mức trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Tại Hà Nam, các tổ chức tín dụng cũng đã vào cuộc chủ động rà soát khách hàng bị ảnh hưởng do bão số 3 và triển khai các giải pháp chỉ đạo của cấp trên nhằm nhanh chóng hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn.

 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 99/CĐ-TTg ngày 23/9/2024 về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ tham dự Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh lần thứ 5 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP Hồ Chí Minh", chiều 25/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đối thoại chính sách với các chuyên gia, lãnh đạo các tập đoàn lớn trong nước và quốc tế.

Sáng 25/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 5 với chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững Thành phố Hồ Chí Minh”.

Ngân hàng đánh giá tài sản thấp, khách hàng đề nghị giá trị cao- đó là vấn đề hiện nay được nhiều người quan tâm khi thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng. Nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đã thuê tư vấn đánh giá tài sản để làm căn cứ cho vay nhằm bảo đảm quyền lợi cho cả khách hàng và ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn đề nghị các NHTM cần nâng cao giá trị tài sản cho khách hàng khi thế chấp vay vốn.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.