Tài chính - Ngân hàng

Những năm qua, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) luôn xác định nông nghiệp, nông thôn là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn và đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm mở rộng tín dụng đến với khu vực này. Thông qua nguồn vốn tín dụng không chỉ giúp cho kinh tế khu vực nông thôn tăng trưởng khá mà còn góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 3/10/2024 về việc thực hiện Nghị quyết số 132/2024/QH15 ngày 24/6/2024 của Quốc hội về bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Từ đầu năm đến nay, thị trường ô tô của tỉnh luôn trong tình trạng ảm đạm, kể cả thị trường ô tô cũ. Nguyên nhân là do suy thoái kinh tế, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, nên dù nhiều hãng xe có chính sách ưu đãi hấp dẫn nhưng vẫn không thu hút được khách mua xe. Trong thời gian này, nhiều cửa hàng ô tô chấp nhận bán lỗ một số loại xe cũ để thu hồi vốn, thay bằng càng để lại sẽ càng lỗ sâu. Đối với thị trường xe mới cũng có nhiều chính sách giảm giá so với cùng kỳ năm trước để thu hút khách hàng.  

Với hàng trăm dự án đang đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Không chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, giải quyết việc làm cho người lao động, khối doanh nghiệp FDI tại Hà Nam còn cùng cộng đồng doanh nghiệp cả nước góp phần hiện thực hóa các mục tiêu của chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thực hiện ý kiến của Bộ Xây dựng tại Văn bản số 5155/BXD-QLN ngày 06/9/2024 về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản, UBND tỉnh vừa ban hành Văn bản số 1949/UBND – GTXD về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo như sau:

Theo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), người lao động có quyền nhận lương hưu và trợ cấp BHXH thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng. Việc này nhằm giảm khâu trung gian, để người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH nhận được tiền sớm nhất ngay từ đầu tháng. BHXH tỉnh Hà Nam đã triển khai nhiều giải pháp tích cực, hiệu quả để nhanh chóng hoàn thành kế hoạch chi trả lương hưu không dùng tiền mặt.

Sáng 30/9, tại xã Công Lý (Lý Nhân), Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền xây dựng mô hình liên kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân; mở tài khoản điện tử; hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". 

Để công tác tái hòa nhập cộng đồng thực sự có hiệu quả, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã quan tâm, tạo điều kiện cho những người sau khi mãn hạn tù trở về địa phương tiếp cận được nguồn vốn vay theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023  của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù (QĐ22). Thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách, bước đầu nhiều người sau khi thụ án xong về địa phương đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao mức thu nhập.

Những năm qua, tỉnh Hà Nam liên tục nằm trong tốp các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế. Trong triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn, tỉnh luôn xác định, phát triển kinh tế số có ý nghĩa quan trọng, tạo sự bứt phá để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân vốn là xã thuần nông, chị em phụ nữ nơi đây quanh năm vất vả, nhưng kinh tế gia đình vẫn nhiều khó khăn. Trăn trở về sinh kế, hội viên phụ nữ xã Bắc Lý đã mạnh dạn học hỏi, chuyển hướng sang phát triển đa dạng các ngành nghề dịch vụ, qua đó nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện đời sống cho bản thân và gia đình.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-NHNN về các giải pháp của ngành ngân hàng nhằm góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) khôi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.

Nhằm khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, ngày 17/9/2024 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP, về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát. Thực hiện Chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã định hướng các tổ chức tín dụng về việc phân loại tài sản có mức trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Tại Hà Nam, các tổ chức tín dụng cũng đã vào cuộc chủ động rà soát khách hàng bị ảnh hưởng do bão số 3 và triển khai các giải pháp chỉ đạo của cấp trên nhằm nhanh chóng hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn.

Trong khuôn khổ tham dự Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh lần thứ 5 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP Hồ Chí Minh", chiều 25/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đối thoại chính sách với các chuyên gia, lãnh đạo các tập đoàn lớn trong nước và quốc tế.

Sáng 25/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 5 với chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững Thành phố Hồ Chí Minh”.

Ngân hàng đánh giá tài sản thấp, khách hàng đề nghị giá trị cao- đó là vấn đề hiện nay được nhiều người quan tâm khi thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng. Nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đã thuê tư vấn đánh giá tài sản để làm căn cứ cho vay nhằm bảo đảm quyền lợi cho cả khách hàng và ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn đề nghị các NHTM cần nâng cao giá trị tài sản cho khách hàng khi thế chấp vay vốn.

Do ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu của bão gây mưa lũ làm ngập lụt ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, khiến nhiều phương tiện vận tải của doanh nghiệp bị ngập nước, hư hỏng. Theo Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp, đến thời điểm sau nước rút trên sông Đáy, Hà Nam có ít nhất 3 doanh nghiệp lớn là khách hàng của công ty bị thiệt hại nặng về tài sản, phương tiện do ngập lụt.

Sáng ngày 24/9, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh năm 2024 cho giám đốc, kế toán trưởng các HTX nông nghiệp, phi nông nghiệp của 2 huyện Kim Bảng và Bình Lục.

Sáng 23/9, tại xã Đại Cương, huyện Kim Bảng, Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển (BIDV) Hà Nam đã tổ chức khai trương Phòng Giao dịch Kim Bảng.

Ảnh hưởng của cơn bão số 3 đã gây ra sự cố 106 lộ đường dây trung áp/ tổng số 131 đường dây trung áp, làm mất điện 270.000 khách hàng trên địa bàn tỉnh. Trước tình hình này, bên cạnh việc xử lý sự cố, khôi phục lại hệ thống cấp điện cho khách hàng, các đơn vị thuộc Công ty Điện lực Hà Nam (PC Hà Nam) đã thực hiện kiểm tra lưới điện đến từng hộ gia đình, bảo đảm an toàn mới cấp điện trở lại. PC Hà Nam cũng khuyến cáo người dân, nhất là những hộ dân trong khu vực bị ngập lụt phải chủ động thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn điện trước khi sử dụng điện trở lại.

Tính đến ngày 18/9, bão số 3 và hoàn lưu của bão gây mưa lũ khiến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lý Nhân thiệt hại nặng nề.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.