“ Nghị quyết 23-NQ/TW đã mở ra cho VHNT một chân trời của tự do sáng tác, phê bình, nghiên cứu và truyền bá”

Hội thảo Khoa học toàn quốc “Nhìn lại 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới” do Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Hà Nam tổ chức tại Khu du lịch Tam Chúc, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng ngày 19/12 đã nhận được 16 ý kiến tham luận trực tiếp có giá trị học thuật cao, cơ bản đáp ứng yêu cầu của Ban tổ chức.

Tin liên quan

 Chủ trì phiên thảo luận chiều ngày 19/12 có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học – Nghệ thuật Trung ương; Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Nam.

“ Nghị quyết 23NQTW đã mở ra cho văn học nghệ thuật một chân trời của tự do sáng tác phê bình nghiên cứu và truyền bá”
Đoàn Chủ tịch Hội thảo.

PGS.TS Đào Duy Quát, nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương mở đầu các tham luận với nội dung “Để văn học nghệ thuật Việt Nam góp phần trực tiếp vào sự nghiệp “trồng người” trong thời kỳ mới”. PGS.TS Đào Duy Quát đã khẳng định sự đổi mới toàn diện đất nước 15 năm qua đã tạo điều kiện để VHNT được mở rộng không gian sáng tạo; tiềm năng sáng tạo của nghệ sỹ cũng được khơi dậy và phát huy. Vì thế, VHNT đã có một diện mạo mới, một mặt phát huy những giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hóa văn nghệ dân tộc; mặt khác bám sát hiện thực cuộc sống để vươn lên phát triển toàn diện.

“ Nghị quyết 23NQTW đã mở ra cho văn học nghệ thuật một chân trời của tự do sáng tác phê bình nghiên cứu và truyền bá”
PGS.TS Đào Duy Quát, nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương tham luận tại Hội thảo.

Tuy nhiên, VHNT cũng còn tồn tại, yếu kém khi nhiều tác phẩm xa rời hiện thực đời sống, chạy theo thị hiếu yếm kém của một bộ phận công chúng, đi ngược với lợi ích của dân tộc và nhân dân. Đồng chí đã chỉ rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan của những tồn tại đó, đồng thời nêu lên những giải pháp mang tính chiến lược, lâu dài, phải xem VHNT là một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển, đồng thời là sức mạnh nội sinh của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“ Nghị quyết 23NQTW đã mở ra cho văn học nghệ thuật một chân trời của tự do sáng tác phê bình nghiên cứu và truyền bá”
Nhà thơ Vũ Quần Phương.
“ Nghị quyết 23NQTW đã mở ra cho văn học nghệ thuật một chân trời của tự do sáng tác phê bình nghiên cứu và truyền bá”
Nhà thơ Hữu Thỉnh.

Các ý kiến tham luận khác của các nhà thơ: Hữu Thỉnh, Vũ Quần Phương, Hữu Việt, Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ, Tổng Biên tập Báo Quân đội Nhân dân… đã đề cập đến các lĩnh vực sáng tạo, nghiên cứu, phát triển lý luận, phê bình VHNT; công tác xây dựng đội ngũ văn nghệ sỹ, củng cố và đổi mới hoạt động của các hội VHNT; công tác quản lý Nhà nước về VHNT; công tác xây dựng và phát triển VHNT quần chúng ở các ngành, các hội, đơn vị trung ương và địa phương.

“ Nghị quyết 23NQTW đã mở ra cho văn học nghệ thuật một chân trời của tự do sáng tác phê bình nghiên cứu và truyền bá”
Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ, Tổng Biên tập Báo Quân đội Nhân dân, Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương tham luận tại Hội thảo.

Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ khi bàn về các yếu tố tác động đến VHNT trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay cho rằng, mặt tích cực của kinh tế thị trường đã tạo ra một đội ngũ văn nghệ sỹ tự do, năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp… Đồng thời, kinh tế thị trường cũng góp phần nâng cao vị thế của VHNT, là nguồn lực của ngành công nghiệp văn hóa… Nhưng mặt trái của kinh tế thị trường đã làm cho một bộ phận văn nghệ sỹ sống và làm việc với thái độ bất chấp, tạo ra những sản phẩm kém chất lượng, chạy theo thị hiếu tầm thường…

Một trong những giải pháp mà Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ đưa ra là phải tích cực đổi mới giáo dục VHNT trong nhà trường, tạo điều kiện cho các không gian VHNT,  trung tâm đào tạo bồi dưỡng VHNT của tư nhân; Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quyền tác giả.

“ Nghị quyết 23NQTW đã mở ra cho văn học nghệ thuật một chân trời của tự do sáng tác phê bình nghiên cứu và truyền bá”
Toàn cảnh Hội thảo.

Qua một ngày Hội thảo, đoàn Chủ tịch đã tiếp nhận, giới thiệu 16 ý kiến tham luận trực tiếp của đại biểu. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng, nguyên nhân của thành tựu, hạn chế, yếu kém và bài học kinh nghiệm trong hoạt động tuyên truyền, triển khai Nghị quyết 23, đề xuất kiến nghị phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục phát triển VHNT thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Lắng nghe các tham luận, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhận xét: “Qua nghe các ý kiến phát biểu và đọc một số tham luận tại Hội thảo, tôi cảm nhận rõ tâm huyết, trách nhiệm, và cả sự băn khoăn, lo lắng của các nhà khoa học, văn nghệ sĩ đối với thực trạng và tương lai của nền VHNT nước nhà. Đó là những tiếng nói cần phải được lắng nghe, chia sẻ, nghiên cứu thấu đáo và tiếp thu nghiêm túc. Vì sao những hạn chế, yếu kém kéo dài đã được chỉ ra, nhưng vẫn chưa được khắc phục một cách căn bản và triệt để?”.

“ Nghị quyết 23NQTW đã mở ra cho văn học nghệ thuật một chân trời của tự do sáng tác phê bình nghiên cứu và truyền bá”
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại Hội thảo.

Chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém đó,  đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng: “So với đòi hỏi của thực tiễn, việc thể chế hóa các nội dung Nghị quyết bằng pháp luật, cơ chế, chính sách còn chậm, nguồn lực đầu tư chưa tương xứng, chậm đi vào cuộc sống. Chế độ đãi ngộ văn nghệ sĩ còn thấp; chưa chú trọng đúng mức công tác đào tạo, kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý về VHNT. Việc huy động các nguồn lực phục vụ hoạt động VHNT của nhiều địa phương còn gặp khó khăn. Công tác tổ chức và hoạt động thực tiễn của các hội VHNT tuy có đổi mới, nhưng còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Những hạn chế, bất cập đó đã tạo ra những “điểm nghẽn”, “lực cản” cho sự phát triển của VHNT nước nhà.”

Thay mặt Đoàn Chủ tịch, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương cho biết, ngoài 16 ý kiến tham luận trực tiếp tại hội trường, Ban tổ chức còn nhận gần 160 bài tham luận của các nhà lý luận phê bình VHNT, các nhà lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ, các văn nghệ sỹ ở trung ương và địa phương gửi về Hội thảo. Thông qua các bản tham luận, nhiều văn nghệ sỹ đã khẳng định Nghị quyết 23 đã mở ra cho VHNT chân trời của tự do sáng tác, phê bình, nghiên cứu và truyền bá. Mọi rào cản đối với VHNT như tính độc tôn về tư tưởng, sự định kiến cực đoan trong cách nhìn đối với các khuynh hướng, trào lưu văn học phi vô sản, bản tính giai cấp, dân tộc hẹp hòi đã từng bước được tháo gỡ. Sau 15 năm Nghị quyết đi vào cuộc sống mọi thế hệ cầm bút đều cho thấy một diện mạo mới, một khát vọng tìm kiếm sáng tạo, một nhu cầu cách tân nghệ thuật mới.

“ Nghị quyết 23NQTW đã mở ra cho văn học nghệ thuật một chân trời của tự do sáng tác phê bình nghiên cứu và truyền bá”
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương kết luận Hội thảo.

Ở 133 bài tham luận khác đã đề cập đến thành tựu trong nghiên cứu, phát triển lý luận, phê bình VHNT. Hầu hết các lý thuyết văn học, mĩ học trên thế giới đều đã được biết đến, được phổ biến và vận dụng ở mức độ nhất định tại Việt Nam, trên nền tảng lý luận văn học Mac-xit đã được nhận thức lại, bổ sung và hoàn thiện thêm. Tuy nhiên, hoạt động lý luận phê bình diễn ra không đồng đều ở các loại hình VHNT.

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ đã tổng kết, đánh giá hội thảo thông qua 8 nội dung đồng chí tóm tắt lại từ các ý kiến tham luận. Riêng nội dung thứ 8, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ đã khái quát  6 nhóm giải pháp nhằm tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết, trong đó chú trọng việc tạo môi trường lành mạnh, đảm bảo tự do sáng tạo cho văn nghệ sỹ; Xây dựng “khung năng lực” của đội ngũ lãnh đạo quản lý; Phát triển năng lực tiếp nhận cho những người thưởng thức VHNT…

“ Nghị quyết 23NQTW đã mở ra cho văn học nghệ thuật một chân trời của tự do sáng tác phê bình nghiên cứu và truyền bá”
Các đại biểu dự Hội thảo.

Trong phát biểu chỉ đạo Hội thảo, đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng: “Những ý kiến tại diễn đàn này sẽ là cơ sở quan trọng để Ban Tuyên giáo Trung ương tiến hành tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết, tham mưu cho Đảng tiếp tục có những quyết sách kịp thời và hiệu quả nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của VHNT nước nhà trong thời kỳ mới.”

Giang Nam

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.