Thực tế không phải người lớn tuổi mới có nguy cơ mắc, mổ sỏi sẽ không tái phát, bệnh đều có triệu chứng cảnh báo...
Người lớn tuổi mới có nguy cơ mắc bệnh cao
Sỏi thận là bệnh do các viên sỏi được tạo thành trong thận với những biểu hiện như cơn đau quặn thận, bệnh có thể gây ra các biến chứng như nhiễm khuẩn, suy thận cấp hoặc mạn tính nếu không điều trị kịp thời.
Sỏi thận xảy ra ở nhiều lứa tuổi, không hạn chế ở một nhóm tuổi cụ thể hoặc giới tính nào.
Sỏi thận có thể gặp ở nhiều lứa tuổi.
Sỏi thận đều có triệu chứng
Những người bị sỏi thận nhỏ có thể không có triệu chứng trong suốt giai đoạn đầu. Sỏi có thể ở trong thận mà không gây tắc nghẽn đường tiểu hoặc ảnh hưởng tới các chức năng sinh lý khác. Tuy nhiên, những viên sỏi sẽ được phát hiện khi siêu âm, chụp Xquang hoặc chụp CT.
Sỏi thận có thể điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật.
Kẻ thù của sỏi thận là canxi
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của canxi với cơ thể, bạn không nên cắt bỏ hoàn toàn mà cần phối hợp với thức ăn có canxi từ tự nhiên như sữa dê, sữa bò, tôm, cua... Đồng thời, mỗi người nên ăn nhạt...
Mổ sỏi là hết hẳn, không bị lại
Thực tế, có người bị sỏi thận một lần và không bị lại, nhiều trường hợp bị lại nhiều lần.
Thông thường, nếu một người bị sỏi thận lần hai thì cần được kiểm tra chức năng thận, tuyến giáp, tuyến cận giáp, hàm lượng vitamin D. Những người bị sỏi thận tái phát cần phòng ngừa bằng cách uống 2 lít nước mỗi ngày, giảm hấp thu muối và axit, đồng thời đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi.
Sỏi thận đều cần phẫu thuật
Sỏi có điều trị bằng thuốc nếu nhỏ, có thể ra ngoài qua đường tiểu. Tuy nhiên, phẫu thuật là cần thiết nếu sỏi lớn hơn 25mm, phụ thuộc vào vị trí của sỏi. Với phương pháp này, phẫu thuật nội soi sẽ mất ít máu, phục hồi nhanh hơn.
Theo VnExpress
Hải Phong