kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Lợi ích của nấm với người bệnh tiểu đường

Lợi ích của nấm với người bệnh tiểu đường

Nấm có nhiều chất xơ, vi sinh vật có lợi cho đường ruột, ít chất béo… giúp người bệnh kiểm soát lượng đường trong máu.

Tiểu đường khiến cơ thể người bệnh không sản xuất đủ hormone insulin giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Insulin có chức năng chuyển đường từ máu vào tế bào nhằm cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

Người mắc bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu cao cần lên kế hoạch ăn uống lành mạnh nhằm điều trị bệnh. Thực tế, nhiều trường hợp gặp khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm nên ăn hoặc cần tránh. Nấm ít đường, carbohydrate thấp có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Các loại nấm như nấm hương, nấm sò, nấm trắng... dù hình dáng, mùi vị khác nhau nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

Trong 70g nấm có 15 calo, 2g carbohydrate, 1g đường, 2g chất đạm, selen... không có chất béo, giàu vitamin B2, B3. Vitamin B dễ tan trong nước có thể cải thiện chức năng não, còn selen chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường chức năng tuyến giáp.

Lợi ích của nấm với người bệnh tiểu đường
Nấm có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Ảnh: Freepik

Chỉ số đường huyết (GI) và tải trọng đường huyết (GL) trong nấm thấp. Người tiểu đường ăn nấm có thể làm chậm tốc độ gia tăng của lượng đường trong máu. Với hàm lượng vitamin B cao, nấm có thể giúp người bệnh tránh nguy cơ mất trí nhớ ở người cao tuổi, người dùng thuốc kiểm soát lượng đường trong máu thời gian dài. Ngoài vitamin B, các hợp chất hoạt tính sinh học trong nấm (polysaccharide) có đặc tính phòng bệnh tiểu đường.

Các nhà nghiên cứu làm việc tại Đại học Bang Pennsylvania (Mỹ) đã thực hiện một nghiên cứu trên chuột nhằm kiểm chứng tác dụng của nấm nút trắng (Agaricus bisporus). Loại nấm này có thể thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, cải thiện quá trình điều tiết lượng đường (glucose) trong cơ thể chuột. Theo đại diện nhóm nghiên cứu, quản lý glucose có ý nghĩa đối với bệnh tiểu đường và các bệnh chuyển hóa khác".

Cùng với đó, chất xơ hòa tan beta glucan - một trong những hợp chất hoạt tính sinh học được tìm thấy trong nấm có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và quá trình hấp thụ đường. Từ đó, lượng đường, mức cholesterol trong máu được kiểm soát sau mỗi bữa ăn. Bệnh nhân tiểu đường tránh được nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ.

Bên cạnh việc hỗ trợ cải thiện và phòng bệnh tiểu đường, ăn nấm còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như sau.

Cải thiện đường ruột: Nấm cung cấp vi sinh vật probiotics có lợi cho đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

Kiểm soát huyết áp: Trong nấm có kali, một khoáng chất giúp huyết áp ổn định.

Ngăn ngừa ung thư: Nấm có hai chất chống oxy hóa mạnh là ergothioneine và glutathione. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện hai chất này có khả năng chống lại tác hại của quá trình oxy hóa. Ăn nấm thường xuyên có thể giảm nguy cơ mắc ung thư.

Tăng cường trí nhớ: Ăn nấm 2 lần mỗi tuần có thể giảm nguy cơ suy giảm nhận thức.

Hỗ trợ xương và khả năng miễn dịch: Một số loại nấm tiếp xúc với tia UV khi phát triển tạo ra vitamin D. Vitamin D có thể duy trì xương chắc khỏe, hỗ trợ khả năng miễn dịch.

Dù nấm mang lại nhiều lợi ích nhưng bệnh nhân cần chú ý khi lựa chọn nấm trong bữa ăn hàng ngày, không tự ý hái, ăn nấm mọc ven đường. Nếu không nhầm ăn nấm dại, người bệnh có thể bị buồn nôn, chuột rút, tiêu chảy, đổ mồ hôi, chảy nước mắt, lú lẫn... thậm chí gặp ảo giác, tử vong.

VNE

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy