Chuyển đổi số

Chiều 30/6, Cục Pháp chế và cải cách hành chính (CCHC), tư pháp phối hợp với Tiểu ban lý luận về pháp luật bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) và cải cách tư pháp (Bộ Công an) và Công an tỉnh Hà Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Lý luận pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử, thực trạng pháp luật về cấp, quản lý căn cước, thu thập, cập nhật, kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước, ứng dụng căn cước điện tử phục vụ chuyển đổi số ở nước ta”.

Liên quan việc người dân gặp khó khăn khi sử dụng ứng dụng VNeID, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng cho biết, hiện nay số lượng tài khoản được kích hoạt rất lớn nên tác động đến việc truy cập vào một số khung giờ.

Chuyển đổi số trong ngành ngân hàng sẽ góp phần làm giảm hình thức dùng tiền mặt và giúp khách hàng giao dịch được tiện lợi hơn. Để đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng, các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn tỉnh đã không ngừng nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và tăng cường hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến.

Để thực hiện việc cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử cho 100% công dân đủ điều kiện, Công an tỉnh Hà Nam đã có nhiều mô hình hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng công tác. Trong đó, mô hình “Sáng đèn nhóm zalo” để chỉ đạo công tác tại Công an huyện Thanh Liêm đã mang lại hiệu quả thiết thực trong triển khai cấp CCCD gắn chíp, cấp tài khoản định danh điện tử VNeID mức độ 2 nói riêng, thực hiện các chỉ tiêu của Đề án 06 nói chung trên địa bàn.

Sáng 27/6, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN & PTNT) phối hợp với Sở NN & PTNT tỉnh Hà Nam tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “ Đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng”. Tham dự diễn đàn có đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ NN & PTNT, các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng, gồm: Nam Định Thái Bình, Hưng Yên, Ninh Bình và Hà Nam.

Với nhiều giải pháp đồng bộ được triển khai thực hiện, việc thanh toán không dùng tiền mặt ở các khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Đây được xem là yếu tố quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu hướng tới xây dựng mô hình thôn thông minh trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu thời gian tới.

Tại các buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, người dân ở một số địa phương của các huyện: Kim Bảng, Thanh Liêm, Bình Lục, Lý Nhân đã kiến nghị với ngành ngân hàng lắp đặt thêm máy rút tiền tự động (ATM) ở vùng nông thôn, nhất là địa bàn cách xa thị trấn, thị tứ. Bởi, hiện nay số lượng công nhân và cán bộ, công chức, viên chức được trả lương qua tài khoản gia tăng; đối tượng thuộc người có công, thân nhân người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo được mở tài khoản thẻ ngân hàng để nhận trợ cấp hằng tháng. Do đó, việc lắp đặt thêm máy ATM góp phần thay đổi nhận thức cho người dân và giúp họ tiếp cận các dịch vụ tiện ích ngân hàng, đồng thời thực hiện có hiệu quả mục tiêu Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, UBND tỉnh giai đoạn 2021-2025. 

Xây dựng kho bạc số theo chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước (KBNN) đến năm 2030, thời gian qua, KBNN Thanh Liêm đã tập trung khai thác dữ liệu trên các chương trình ứng dụng của KBNN, thực hiện hiệu quả liên thông các quy trình; đồng thời đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; triển khai thực hiện hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ, hướng dẫn của KBNN theo hướng hiện đại hóa để làm hài lòng khách hàng.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 706/QĐ-BHXH và 976/QĐ-BHXH về quy trình liên thông điện tử giải quyết nhóm thủ tục hành chính liên thông "Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí"; "Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi" trên Cổng Dịch vụ công quốc gia theo Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tính đến ngày 4/6, thành phố Phủ Lý đã kích hoạt được gần 78.000 tài khoản định danh điện tử VNeID, đạt gần 60%. Một số đơn vị đạt tỷ lệ kích hoạt tài khoản VNeID cao như: phường Lam Hạ 71,61%; phường Lương Khánh Thiện 70,50%.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc triển khai thành công Đề án 06 sẽ quyết định sự thành công của Chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Vừa qua, Đoàn công tác Công an tỉnh Hà Nam đã tổ chức trao tặng máy vi tính và các trang thiết bị phục vụ công tác làm sạch dữ liệu dân cư, cấp căn cước công dân (CCCD) cho Công an thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Với nguyên tắc “Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm”, sau hơn 1 năm triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn năm 2030” (Đề án 06) đã kết nối chính thức 13 bộ, ngành, 4 doanh nghiệp, 63 địa phương phục vụ việc khai thác, sử dụng thông tin dân cư phục vụ xây dựng Chính phủ số.

Sau hơn một năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06) trên địa bàn huyện Bình Lục đã đạt nhiều kết quả tích cực, làm cơ sở quan trọng để huyện tiếp tục triển khai chuyển đổi số trong thời gian tới.

Nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, thời gian qua UBND phường Lam Hạ (thành phố Phủ Lý) đã đẩy mạnh nhiều giải pháp, thực hiện có hiệu quả các nhóm tiện ích trong đề án, đạt được nhiều kết quả tích cực.

Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, năng động, sáng tạo, nhạy bén với khoa học công nghệ, các cấp bộ Đoàn trên địa bàn thị xã Duy Tiên đã tích cực, chủ động, tiên phong tham gia vào quá trình chuyển đổi số, nâng cao năng lực số cho cán bộ, đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Đây cũng là đội ngũ trẻ để tuyên truyền, vận động người dân áp dụng công nghệ số vào cuộc sống hằng ngày.

Sáng 9/5, UBND thành phố Phủ Lý tổ chức Hội nghị triển khai mô hình “Thí điểm cấp bản điện tử giấy khai sinh, trích lục khai tử khi thực hiện liên thông thủ tục hành chính (TTHC)” trên địa bàn thành phố. Dự, chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Đức Toàn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Phủ Lý; Nguyễn Đức Vượng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp, Công an tỉnh; Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Phủ Lý.

Năm học 2023-2024, một số địa phương bắt đầu thí điểm triển khai tiếp nhận đăng ký tuyển sinh đầu vào các cấp bằng Zalo.

Đến nay đã hoàn thành kết nối vận hành 210/237 huyện thuộc 29/30 tỉnh, thành phố tham gia dự án VILG (Dự án "Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai"), trong đó, có 19 tỉnh đã hoàn thành kết nối toàn bộ các huyện tham gia dự án và có 40 quận, huyện, thành phố thuộc 6 tỉnh, thành phố không tham gia dự án kết nối.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy