Sáng 30/10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự kiến Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự kiến Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025. Đồng chí Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cùng các đồng chí thành viên Đoàn ĐBQH tỉnh tham dự trực tuyến tại điểm cầu Hà Nam.

Ý kiến thảo luận của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cơ bản đồng tình với Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và sự cần thiết ban hành Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025. 

Sáng 3010 Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự kiến Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025
Đồng chí Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cùng các ĐBQH tỉnh dự phiên thảo luận trực tuyến sáng 30/10 tại điểm cầu Hà Nam.

Các đại biểu đã tập trung đánh giá những kết quả việc thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2021, trong đó phân tích, làm rõ nguyên nhân của những mục tiêu và chỉ tiêu chưa hoàn thành như: chậm cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, cho ý kiến về quan điểm và mục tiêu tổng quát, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể; nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021- 2025; danh mục các chương trình, đề án trong Kế hoạch; nguồn lực và phương thức huy động, tổ chức thực hiện.

Một số đại biểu cho rằng, trong tái cơ cấu nền kinh tế, cần chú trọng đến kinh tế tập thể và các HTX. Đề nghị Chính phủ cần xác định rõ chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa, đề ra mục tiêu, giải pháp cho giai đoạn tiếp theo; Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong thực hiện các chương trình, đề án.

Chính phủ cần đánh giá lại tác động của đại dịch Covid-19 đến kinh tế, phải xem xét, điều chỉnh một số chỉ tiêu cho phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh. 

Các đại biểu cũng đề nghị Chính phủ cần chọn thực hiện các vấn đề cấp bách cần thực hiện như đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; đổi mới ngành đường sắt, ngành Điện lực; phát triển kinh tế tư nhân. Kiến nghị Quôc hội cần ban hành Nghị quyết chuyên đề về DN tư nhân để phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong tái cơ cấu nền kinh tế; chú trọng quy hoạch tổng thể các vùng kinh tế, kết nối liên kết vùng, ưu tiên các giải pháp về vốn đầu tư cho liên kết vùng; chú trọng các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, có dư địa lớn như: kinh tế biển, năng lượng sạch…

ĐBQH các tỉnh, thành phố cũng kiến nghị QH một số giải pháp để phục hồi nền kinh tế sau đại dịch COVID-19, trong đó có việc hỗ trợ DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn để ngành Nông nghiệp phát huy vai trò “bệ đỡ” cho nền kinh tế. Cùng đó, tập trung quyết liệt các giải pháp thu ngân sách, thu các loại phí, lệ phí; đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương. Đề nghị Quốc hội cân nhắc về chương trình phòng chống dịch COVID-19 và chương trình phát triển KT-XH trong kỳ họp chuyên đề tới. 

Ngoài ra, ý kiến tranh luận của ĐBQH tại phiên thảo luận xoay quanh tính thống nhất và chưa phù hợp của hệ thống pháp luật…

Sau phần thảo luận, tranh luận của ĐBQH, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề ĐBQH nêu./.

Thu Thảo

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy