Cơ sở sản xuất Hà Anh của anh Phạm Hồng Hà, làng nghề truyền thống Đô Hai hiện nay đang làm các sản phẩm sừng mỹ nghệ như: Trâm cài đầu, bông tai, dây chuyền, vòng đeo tay, tẩu thuốc… Các sản phẩm này đều được cơ sở sản xuất theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp sang thị trường châu Âu. Giá trị hàng sản xuất mỗi tháng bình quân 50 – 60 triệu đồng, tháng cao điểm đạt 70 – 80 triệu đồng. Cơ sở của anh Hà đang duy trì thường xuyên 4 lao động với mức công lao động đạt bình quân 250 – 300 nghìn đồng/ngày. Anh Phạm Hồng Hà cho biết: Hiện nay cơ sở đang giữ ổn định sản xuất và tiếp tục tìm thêm đầu ra để mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng thị trường tiêu thụ, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
Cũng tham gia làm nghề sừng mỹ nghệ truyền thống của quê hương, cơ sở của anh Lê Văn Từ đi theo hướng đơn giản hơn. Anh Từ liên kết gia công sản phẩm cho một số doanh nghiệp tại huyện Ứng Hòa (TP Hà Nội) xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Trung Quốc. Sản phẩm của cơ sở anh chủ yếu phục vụ nghề massage, nhiều nhất là dụng cụ cạo gió. Theo đó, anh nhận phôi sừng thô về hoàn thiện với các công đoạn chà và làm mịn sản phẩm. Cơ sở của anh Từ luôn có 15 lao động làm thường xuyên. Mức thu nhập khá tốt theo từng công đoạn, như với việc chà sản phẩm do nam giới đảm nhiệm đạt 8 – 9 triệu đồng/tháng. Theo anh Từ, nghề sừng mỹ nghệ của cơ sở vẫn được duy trì đều đặn. Tuy nhiên, do sản xuất gia công nên vẫn phụ thuộc khá nhiều vào việc xuất hàng sang Trung Quốc của đơn vị liên kết.
Qua tìm hiểu được biết, làng sừng mỹ nghệ Đô Hai hiện nay có 200 hộ sản xuất. Trong đó có khoảng 20 cơ sở sản xuất có quy mô khá, đứng ra làm đầu mối cung cấp phôi để các hộ nhỏ lẻ hoàn thiện. Nghề sừng mỹ nghệ của làng Đô Hai đang có sự thay đổi phù hợp hơn với nhu cầu thực tế của thị trường. Những sản phẩm sừng mỹ nghệ trước đây làm để người mua về bày trang trí trong nhà gần như không còn sản xuất. Thay vào đó, sản phẩm sừng hiện nay nhỏ, gọn và gắn với nhu cầu sử dụng thực tế hơn, nhưng vẫn mang tính kỹ, mỹ thuật cao. Người dân tham gia làm nghề cho biết: Phải thực sự yêu nghề thì mới có thể tiếp tục gắn bó với nghề và vượt qua những khó khăn đang gặp phải.
Cũng như nhiều nghề tiểu thủ công nghiệp khác, nghề sừng mỹ nghệ Đô Hai đang gặp phải những khó khăn trong quá trình phát triển. Đó là, đầu ra cho sản phẩm sừng mỹ nghệ chủ yếu trên thị trường tự do. Vì thế, mỗi cơ sở phải tự tìm hướng đi riêng, ít có sự liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa các cơ sở trong làng nghề. Một vấn đề quan trọng nữa là hiện nghề sừng mỹ nghệ Đô Hai vẫn duy trì sản xuất ngay tại các hộ gia đình trong khu dân cư, dẫn đến ô nhiễm môi trường. Đây là một trong những yếu tố dẫn đến khó mở rộng quy mô sản xuất. Những khó khăn, hạn chế đang có tác động và không giữ chân được nhiều lao động ở lại với nghề, đã chuyển sang làm những công việc khác.
Ông Nguyễn Văn Biển, Phó Chủ tịch UBND xã An Lão cho biết: Nghề sừng mỹ nghệ truyền thống Đô Hai hiện nay đang đóng góp khoảng 15% tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của xã, với gần 150 tỷ đồng/năm, chưa tương xứng với thế mạnh của nghề truyền thống vốn được khẳng định từ lâu. UBND xã luôn tạo điều kiện hỗ trợ các cơ sở sản xuất của làng nghề trong việc quảng bá sản phẩm và vay vốn đầu tư sản xuất và sẽ hỗ trợ hơn nữa giúp làng nghề phát triển.
Để làng nghề sừng mỹ nghệ Đô Hai phát triển cần có sự hỗ trợ đồng bộ của các cấp, ngành chức năng, nhất là vấn đề xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, ngay các cơ sở sản xuất cũng cần thay đổi tư duy, cách làm, tạo sự liên kết cùng phát triển. Trong lần về thăm, kiểm tra làng nghề gần đây, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Vượng đã chỉ đạo và định hướng cho làng nghề phát triển. Đồng chí đề nghị các cấp, ngành chức năng nghiên cứu hỗ trợ đối với sản phẩm sừng mỹ nghệ Đô Hai từ việc xây dựng thương hiệu hàng hóa đặc trưng, đến việc tổ chức đưa sản phẩm vào bán tại các khu, điểm du lịch của tỉnh, nhất là tại Khu du lịch Tam Chúc - Ba Sao…
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21/11 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana.
Sau ổ dịch dại trên đàn chó tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm xảy ra năm 2015 và 1 ca bệnh dại làm 1 người chết tại xã Đồn Xá, huyện Bình Lục xảy ra năm 2016, từ năm 2017 đến nay, trên địa bàn tỉnh không xảy ra ổ dịch dại nhưng nguy cơ về bệnh dại luôn thường trực khi số lượng người phải tiêm phòng dại hằng năm đều cao.
Thực hiện Quyết định số 1128/QĐ-BXD ngày 08/11/2023 của Bộ Xây dựng công nhận huyện Kim Bảng đạt tiêu chí đô thị loại IV trực thuộc tỉnh, thời gian qua, huyện đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn; tập trung hoàn thiện những chỉ tiêu, tiêu chí đáp ứng điều kiện được công nhận huyện trở thành thị xã trước năm 2025.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.