Ngoài các cuốn SGK chính thức, những tài liệu bổ trợ tham khảo khác cho học sinh, phụ huynh có thể tự mua sắm theo nhu cầu thực tế và quyền tự chọn, không bắt buộc. Tuy nhiên, ngay từ đầu năm học, câu chuyện phụ huynh phải bỏ ra hơn 800 nghìn đồng để mua một bộ sách lớp 1 với 23 đầu sách đã thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế cả nước vừa trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn do những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.
Nguyên nhân dẫn đến vụ việc trên được cho là do phía nhà trường không nêu cụ thể đâu là SGK, đâu là tài liệu tham khảo nên dẫn đến sự hiểu nhầm của phụ huynh học sinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc giới thiệu mua- bán SGK lớp 1 giữa nhà trường và phụ huynh học sinh ở một số địa phương trong thời gian qua đã thiếu sự công khai, minh bạch. Bởi, theo qui định của Bộ GD-ĐT, SGK là tài liệu bắt buộc phụ huynh cần trang bị cho con. Còn với sách tham khảo, nhà trường có trách nhiệm lựa chọn tài liệu phù hợp và trang bị trong thư viện để phục vụ cho việc dạy học. Việc đưa sách tham khảo vào trường học cũng phải trên cơ sở đề xuất của giáo viên và tổ chuyên môn. Nhà trường không được ép buộc phụ huynh mua tài liệu tham khảo mà phải thông tin để phụ huynh mua theo nguyện vọng thực tế… Do vậy, việc nhập nhèm bán sách tham khảo kèm với SGK của một số nhà trường theo phản ánh của dư luận trong thời gian qua là hoàn toàn vi phạm qui định của Bộ GD-ĐT về việc trang bị SGK và tài liệu tham khảo cho năm học mới. Chính điều này, đã khiến cho phụ huynh học sinh và dư luận hết sức bức xúc.
Được biết, ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh về những lùm xùm về tình trạng mua sách đầu năm, Bộ GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu Sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố tổ chức thanh tra, kiểm tra các trường trong việc mua sắm SGK và tài liệu tham khảo và nếu phát hiện sai phạm ở khâu nào, khâu đó sẽ bị xử lý. Tuy nhiên, đây chỉ là một giải pháp tình thế, việc ra văn bản chấn chỉnh sau khi việc mua sách vở, đồ dùng học tập đã hoàn tất là việc làm khá chậm trễ của Bộ GD-ĐT.
Năm học 2020-2021 là năm học đặc biệt do tác động của dịch Covid-19. Hơn nữa, đây lại là năm học đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1. Vì thế, hơn bao giờ hết, ngành giáo dục cần nỗ lực, quyết tâm triển khai thực hiện thành công chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới, tạo tiền đề cho các năm học tiếp theo. Việc công khai, minh bạch trong việc hướng dẫn mua - bán SGK khi bước vào năm học mới là việc cần phải làm của ngành giáo dục đặc biệt là đối với các nhà trường.
Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 15/4, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị tiếp xúc với cử tri các địa phương trong tỉnh. Đồng chí Lê Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Hà Nam tiếp xúc cử tri tại thị trấn Tân Thanh (huyện Thanh Liêm); đồng chí Trương Quốc Huy, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri tại phường Châu Cầu (TP Phủ Lý).
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Đề án).
Ngày 14/4, Tổng Bí thư Tô Lâm thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Chỉ thị của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Chỉ thị số 45-CT/TW).
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.