Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), ngày 4/11/2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Sau 5 năm triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, việc thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW trên địa bàn tỉnh Hà Nam nhận được sự quan tâm, vào cuộc của các cấp, ngành, đạt kết quả khả quan, thể hiện rõ quyết tâm tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo các mục tiêu chung và dần theo kịp với sự phát triển của nền GD&ĐT tiên tiến...
Giờ học của cô và trò Trường Mầm non Lương Khánh Thiện (TP. Phủ Lý).
5 năm là một khoảng thời gian chưa dài nhưng cũng đủ để đánh giá về kết quả thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW. Về cơ bản, việc thực hiện các chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ tương đối tích cực từ nhiều phía, bản thân đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành giáo dục cũng bắt nhịp nhanh với yêu cầu đổi mới, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần tạo nên những hiệu ứng tốt trong xã hội.
Theo đó, tỉnh bảo đảm phát triển quy mô, mạng lưới giáo dục các cấp học cân đối, phù hợp, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân cũng như yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương. Đến nay, toàn tỉnh có 384 đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập, gồm: 116 trường mầm non, 121 trường tiểu học, 118 trường THCS, 23 trường THPT, 6 trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên – giáo dục nghề nghiệp.
Thông qua nhiều nguồn đầu tư, hỗ trợ, cùng với việc tăng cường, củng cố cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tỉnh ta đã hoàn thành việc xây dựng trường chuẩn quốc gia đối với 350 trường học (đạt 85,3%), góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng giáo dục chung.
Đội ngũ giáo viên các cấp cơ bản đều xác định rõ tinh thần đổi mới, thực hiện tốt các yêu cầu đổi mới giáo dục.
Chất lượng giáo dục toàn diện sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW cũng được nhận định có những bước khởi sắc, bứt phá, nhất là trên một số lĩnh vực như: giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn, thi THPT quốc gia. Trong giáo dục đại trà, các nhà trường đã xác định rõ mục tiêu đổi mới chương trình môn học đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực và phẩm chất người học, giữ vững chất lượng phổ cập giáo dục.
Từ tháng 12/2013, Hà Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 2.
Về giáo dục mũi nhọn, trên cơ sở tập trung đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục. Hằng năm, tỉnh luôn đứng trong top 10 cả nước. Kết quả thi THPT quốc gia nhiều năm trở lại đây của tỉnh được duy trì và giữ vững ở mức cao, có những năm phổ điểm thi các môn xếp thứ nhất cả nước.
Cũng trong 5 năm qua, toàn ngành giáo dục đã đẩy mạnh công tác quản lý, thực hiện từng bước việc phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, đồng thời làm tốt công tác đánh giá cán bộ, giáo viên theo quy định.
Để Nghị quyết 29-NQ/TW nói riêng và các chủ trương, định hướng về phát triển GD&ĐT nói chung đi vào thực tiễn, yếu tố đội ngũ, con người luôn được ngành ưu tiên đặt lên hàng đầu. Theo đó, công tác phát triển đội ngũ đã theo sát với mục tiêu đề ra, đội ngũ giáo viên các cấp cơ bản được bố trí đủ về số lượng, đúng về cơ cấu vị trí việc làm, được tham gia bồi dưỡng thường xuyên, 100% giáo viên các cấp đều đạt chuẩn chuyên môn đào tạo, có khả năng tiếp cận và triển khai tốt các yêu cầu về đổi mới giáo dục.
Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT trên địa bàn tỉnh tuy bước đầu đã đạt được nhiều kết quả khả quan, song vẫn còn một số hạn chế làm ảnh hưởng tới hiệu quả, chất lượng công tác đổi mới GD&ĐT. Đó là, tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia còn chậm, hệ thống phòng học bộ môn còn thiếu, thiết bị dạy học để thực hiện yêu cầu đổi mới chưa đồng bộ; quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường lớp ở một số địa phương chưa phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH chung; còn tình trạng thiếu giáo viên ở một số cấp học, nhất là cấp học mầm non; việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập chưa có bước chuyển biến rõ nét, một số đơn vị chưa sẵn sàng để tiến tới tự chủ về tài chính; các điều kiện bảo đảm chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; năng lực của một bộ phận cán bộ, giáo viên còn hạn chế, có tâm lý ngại đổi mới...
Trên cơ sở nhận diện đúng các hạn chế, tồn tại trong triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW và với tinh thần quyết tâm tiến hành đổi mới căn bản,
Trần Thanh Hà
Thanh Hà