kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Khoai lang "đại kỵ" với nhóm người này

Khoai lang "đại kỵ" với nhóm người này

Khoai lang là món ăn được nhiều người yêu thích, khoai lang tốt nhưng không phải ai cũng ăn được, vậy ai không nên ăn khoai lang?

Khoai lang từ lâu được biết đến là thực phẩm dân dã nhưng lại tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên một số nhóm người được khuyến cáo không nên ăn nhiều khoai lang. Vậy, ai không nên ăn khoai lang?

Tác dụng của khoai lang với sức khỏe

Khoai lang đại kỵ với nhóm người này
Khoai lang tốt nhưng không phải ai cũng ăn được.

Bài viết trên Báo Sức khỏe & Đời sống cho biết, cây khoai lang được trồng ở nhiều nước nhiệt đới để lấy củ ăn thay gạo. Củ chứa 24,6% tinh bột, 4,17% glucoza.

Khi còn tươi, khoai lang chứa 1,3% protein, 0,1% chất béo, các diattaza, tro có mangan, canxi, đồng, các vitamin A, B, C, 4,24% tanin, 1,375 pentozan.

Khi đã phơi khô (chỗ mát) khoai lang chứa inozit, gôm, dextrin, acid clorogenic, phytosterol, carotin, adenin, betain, cholin.

Theo Đông y, củ và lá khoai đều có vị ngọt tính bình, không độc; tác dụng bổ tỳ, ích thận, nhuận tràng, tiêu viêm, lợi gan mật, sáng mắt; trị táo bón, trĩ, tiêu khát, nhức mỏi cơ khớp, trẻ em cam tích.

Theo sách Tuệ Tĩnh, khoai lang (cam thự) đều có vị ngọt tính bình, không độc; tác dụng bổ ích lao thương, mạnh tỳ thận; công dụng như vị hoài sơn (bổ tim, nuôi thận, bồi tỳ vị ích khí, mạnh gân lớn xương).

Ai không nên ăn khoai lang?

Người bị thận

Báo VnExpress dẫn lời Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, cho biết, khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A. Người mắc bệnh thận, chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, do đó ăn khoai lang có thể gây rối loạn nhịp, yếu tim.

Người có hệ tiêu hóa kém

Người hệ tiêu hóa kém ăn nhiều khoai lang có thể dẫn đến tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, sinh hơi chướng bụng. Ăn khoai lang buổi tối dễ bị trào ngược, nhất là với người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém, dễ đầy bụng. Ngoài ra, về đêm, cơ thể thường trao đổi chất thấp nên ăn khoai khó tiêu hóa dẫn đến mất ngủ.

Để tránh tình trạng này, bạn nên nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.

Những thực phẩm không nên kết hợp cùng khoai lang

Bài viết trên Báo Sức khỏe & Đời sống chỉ ra những thực phẩm không nên kết hợp cùng khoai lang như sau:

Trứng

Trứng và khoai lang khi kết hợp sẽ gây ra hội chứng khó tiêu, đầy bụng gây cảm giác khó chịu cho người ăn. Vì thế không nên sử dụng cả 2 loại thực phẩm này cùng lúc.

Thịt gà

Thịt gà và khoai lang không nên ăn cùng lúc, cũng sẽ gây đầy hơi, tức bụng, cảm giác khó chịu, không tiêu.

Bí đỏ

Khoai lang và bí đỏ là 2 loại thực phẩm nhuận tràng nhưng khi kết hợp cùng nhau sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng, nôn khan, ợ chua.

Hồng

Chất pectin và tannin có trong quả hồng khi kết hợp cùng khoai lang là thực phẩm chứa nhiều tinh bột sẽ kích thích dạ dày tiết axit. Tannin kết hợp với axit dạ dày tạo thành sỏi.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Ai không nên ăn khoai lang?" rồi phải không.

Theo vov.vn

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy