Ngành nghề nông thôn

Bão số 3 (YAGI) quét qua địa bàn tỉnh Hà Nam gây ảnh hưởng đến việc cung cấp điện cho khách hàng. Cụ thể, sự cố 106 lộ đường dây trung áp/131 đường dây trung áp, làm 270.000 khách hàng mất điện. Tuy nhiên, các đường dây cấp điện cho trụ sở Tỉnh Ủy, UBND tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an tỉnh và các sở, ban, ngành… không để xảy ra gián đoạn cung cấp điện.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, bão số 3 (Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp, gió mạnh, mưa lớn diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến biển và sâu vào đất liền khu vực miền Bắc nước ta. Để chủ động trong công tác phòng chống lụt bão, Công ty Điện lực Hà Nam (PC Hà Nam) đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương triển khai các giải pháp đồng bộ.

Sáng 6/9, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và Kiểm định, Kiểm nghiệm (Sở Khoa học và Công nghệ) tổ chức tập huấn về sở hữu trí tuệ, quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, marketing và phát triển thị trường cho cán bộ địa phương, lãnh đạo hội, hội viên Hội Sản xuất và kinh doanh vải lai U trứng Kim Bảng và các hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm vải lai U trứng trên địa bàn huyện Kim Bảng.

Mở rộng thị trường trong và ngoài nước gắn với phát triển nhãn hiệu, thương hiệu là giải pháp quan trọng nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường. Chính vì vậy, thời gian qua Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tập trung nâng cao chất lượng hoạt động giám sát việc thực hiện mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu, nhãn hiệu nông sản thông qua công tác nghiên cứu các báo cáo của Chính phủ, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) cũng như trực tiếp tham gia chất vấn Bộ trưởng Bộ NN và PTNT tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Những năm qua, ngành nông nghiệp của tỉnh đang hướng đến ứng dụng công nghệ cao (UDCNC) vào sản xuất, trong đó, công nghệ số được ứng dụng khá phổ biến vào nhiều khâu, nhiều công đoạn sản xuất. Đây là hướng phát triển tất yếu giúp thay đổi phương thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại, thông minh. Đồng thời, giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do tác động của biến đổi khí hậu, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.

Nhằm giảm tổn thất điện năng và từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ điện ở khu vực nông thôn, thời gian qua ngành điện đã tập trung đầu tư nâng cấp lưới điện hạ áp và tăng cường công tác quản lý. Cách làm này đã giảm được "vùng lõm" trong việc cung ứng dịch vụ điện, góp phần kịp thời phục vụ khách hàng sản xuất và sinh hoạt tốt hơn. 

Bộ Tài chính cho biết: Tổng số tiền đã miễn, giảm, gia hạn thuế ước tính đến hết tháng 8 khoảng 89,8 nghìn tỷ đồng; trong đó, số tiền miễn, giảm khoảng 60,9 nghìn tỷ đồng và gia hạn khoảng 28,9 nghìn tỷ đồng.

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tham gia vào các chuỗi giá trị, thời gian qua, nhiều chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP trên địa bàn xã Công Lý (Lý Nhân) đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng tầm sản phẩm OCOP.

Năm 2004, UBND tỉnh công nhận làng nghề Nhật Tân (xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng) là làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Được biết, làng nghề Nhật Tân là làng đa nghề với những ngành nghề mũi nhọn như: dệt, mây giang đan, mộc. Những năm qua, làng nghề đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động tại địa phương. Tuy nhiên, hiện nay, do việc tiêu thụ sản phẩm của làng nghề gặp khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm và thu nhập của người lao động.

Giá xăng trong nước hôm nay (29/8) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm lần thứ 2 liên tiếp.

Thực hiện công tác xây dựng tổ chức Hội và phát triển hội viên năm 2024, Đoàn công tác của Hội Doanh nhân trẻ (DNT) tỉnh vừa tổ chức thăm, thẩm định các doanh nghiệp đăng ký tham gia Hội DNT tỉnh. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Hội DNT trẻ tỉnh chú trọng thực hiện nhằm xây dựng, phát triển tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hiện nay, toàn tỉnh có trên 5.000 ha diện tích mặt nước nuôi thủy sản. Những năm gần đây, cùng với khai thác diện tích mặt nước nuôi cá theo hướng thâm canh, chuyên canh, người dân trong tỉnh đang đẩy mạnh phát triển các loại thủy đặc sản, với tổng diện tích nuôi ước khoảng gần 100 ha. Trong đó, nổi lên một số đối tượng đang được thị trường ưa chuộng, như: Lươn, tôm càng xanh, ốc nhồi… Hướng đi này giúp nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập cho người dân.

Theo tổng hợp của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Lục, toàn huyện hiện có hơn 1.031 ha đất nông nghiệp do UBND các xã, thị trấn quản lý (sau đây gọi là đất UB), trong đó đã khoán thầu hơn 621 ha, chưa khoán thầu 410 ha. Thời gian qua, toàn bộ hợp đồng giao khoán đất UB quản lý theo nhiệm kỳ hết hạn đã tạm dừng và giao thời gian ngắn cho bà con sản xuất để chờ đấu thầu. Việc chậm trễ trong triển khai đấu thầu dẫn tới nguồn thu ngân sách ở địa phương gặp nhiều khó khăn và gây lãng phí tài nguyên đất nông nghiệp.

Nằm ven sông Châu, An Ninh (Bình Lục) từ lâu được biết đến là xã thuần nông. Những năm gần đây, bộ mặt nông thôn của xã có sự thay đổi căn bản. Hạ tầng nông thôn (điện, đường giao thông, nhà văn hóa thôn, trường học, trạm y tế…) được đầu tư xây dựng khang trang, rộng rãi, đáp ứng yêu cầu phát triển mới. Những thay đổi này có đóng góp rất lớn từ thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương.

Với đặc tính dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp, nguồn thức ăn dễ tìm kiếm, một số hộ nông dân ở xã Thanh Tâm (Thanh Liêm) đã mạnh dạn chuyển đổi từ chăn nuôi gia súc, gia cầm sang nuôi dê Bo lai (boer) nhốt chuồng. Mô hình này đã mở ra hướng đi mới giúp người nông dân cải thiện nguồn thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống.

Để đáp ứng yêu cầu số liệu thống kê phải thống nhất giữa các cơ quan, địa phương và phản ánh tình hình kinh tế - xã hội tháng, quý, năm; giải quyết những bất cập xuất phát từ việc thu thập thông tin sớm nên thông tin thu thập, tổng hợp được chưa phản ánh sát thực tế hoạt động của đơn vị cung cấp thông tin... Nghị định 62/2024-NĐ/CP ngày 7/6/2024 của Chính phủ (gọi tắt là NĐ 62) quy định thay đổi thời gian phổ biến một số thông tin thống kê được ban hành và có hiệu lực từ 1/8/2024. Những thay đổi trong quy định về thời gian thông tin thống kê theo NĐ 62 có tác động cụ thể như thế nào, có ý nghĩa gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội... Phóng viên Báo Hà Nam Điện tử có cuộc phỏng vấn ông Vũ Đại Dương, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Hà Nam.

Với mục tiêu sớm trở thành tỉnh phát triển công nghiệp theo hướng công nghệ cao, hiện đại, tỉnh Hà Nam đã xây dựng Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp (KCN) giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Các KCN mới sẽ là điểm hấp dẫn nhà đầu tư vào Hà Nam trong tương lai.

Giá xăng và dầu cùng giảm từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.

Sáng 22/8, Sở Công thương Hà Nam phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) tổ chức hội nghị tập huấn cập nhật một số quy định mới trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) và quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).

Những năm qua, xã Tiên Hải (thành phố Phủ Lý) đã tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả cao; nhờ vậy, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy