Các học giả tại một trung tâm nghiên cứu lớn của Nga ở Siberia đã đạt được bước đột phá về di truyền học, đưa ra cái nhìn sâu sắc về mối liên hệ giữa mã di truyền và sự phát triển nhận thức của con người.
Theo đài Sputnik, các nhà khoa học tại Viện Tế bào và Di truyền học (Trung tâm Nghiên cứu Liên bang Nga) – một phần của chi nhánh của Viện Hàn lâm Khoa học Nga (SB RAS), có trụ sở tại vùng Novosibirsk, đã tạo ra những “bộ não mini” nhân tạo trong phòng thí nghiệm.
Những “bộ não mini” được phát triển trong phòng thí nghiệm này sẽ cho phép các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu sâu hơn về cách các đặc điểm di truyền khác nhau ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của mỗi người.
Các nhà sinh vật học Nga cho biết họ đã tạo ra được các chất hữu cơ não ba chiều - còn được gọi là các chất hữu cơ não, có cấu trúc tương tự như mô của con người.
Các mô hình 3D này sẽ giúp nghiên cứu mức độ thiệt hại hoặc “tắt” các vùng mã hóa cụ thể, một phần yếu tố DNA của gien tác động đến trí thông minh của con người.
Những người tham gia nghiên cứu về gien tin rằng các vùng tăng tốc của con người - human accelerated regions (yếu tố HAR) của gien có tác động lớn đến sự phát triển khả năng nói và suy nghĩ phức tạp của chúng ta.
Họ đã tìm cách nghiên cứu liệu đột biến gien CNTN6 ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng mất năng lực phát triển, bao gồm cả chậm phát triển trí tuệ của con người.
Kết quả ban đầu cho thấy việc loại bỏ các yếu tố HAR trong bộ gien của một người sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với các chức năng của “bộ não nhỏ”.
Nhóm các nhà khoa học dự định tiếp tục thực hiện nghiên cứu trên. Việc khám phá sâu hơn về chủ đề này sẽ mang lại cái nhìn sâu sắc về cách thức hình thành các bệnh lý khác nhau và cách phòng ngừa chúng.
Theo baotintuc.vn