Các nhà khoa học đã phát hiện ra một chiếc sừng kỳ lân được bảo quản tốt, có chiều dài hơn 1 cơ thể người tại một tiền đồn quân sự trên đất liền Alexandra.
Hộp sọ của sinh vật này - có họ hàng với cá voi beluga - đã dạt vào tạo nên một phần của quần đảo Franz Josef Land ngoài khơi bờ biển phía bắc nước Nga.
Không giống như kỳ lân thần thoại, sừng kỳ lân là một chiếc răng nanh dài nhô ra qua môi trên và nặng trung bình khoảng 20kg. Chúng được mệnh danh là "kỳ lân biển".
Đây là phát hiện rất hiếm vì động vật có vú thường chết trên biển và biến mất ở những nơi xa xôi, nơi chúng bị phá hủy bởi bão và băng giá vô cùng khắc nghiệt.
Darya Antufyeva, một chuyên gia môi trường tại Công viên Quốc gia Bắc Cực (Nga), cho biết: “Hộp sọ kỳ lân này còn nguyên vẹn. Chúng tôi đã vận chuyển hết sức cẩn thận phát hiện quý giá này về căn cứ”.
Hiện các nhà khoa học không chắc chắn về mục đích sử dụng của sừng kỳ lân nhưng các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard cho rằng 2 con kỳ lân giao tiếp với nhau bằng cách cọ xát hai chiếc ngà.
Không giống như răng người, được bảo vệ bởi men răng, sừng kỳ lân có các đầu dây thần kinh và có thể hút nước biển.
Người châu Âu thời trung cổ từng nhầm sừng của chúng là của loài kỳ lân huyền thoại và đã mua bán chúng bằng vàng với số lượng vàng nặng gấp nhiều lần trọng lượng của sừng.
Theo Dân trí
Trương Dũng