kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Xây dựng "Trường học hạnh phúc"- Mục tiêu hướng tới của các nhà trường

Xây dựng Trường học hạnh phúc Mục tiêu hướng tới của các nhà trường

 Trường học hạnh phúc là một khái niệm đã và đang trở nên quen thuộc và ngày càng được coi trọng với ngành Giáo dục hiện nay. Bởi, giáo dục phải xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm sâu sắc; giáo dục phải vì sự tiến bộ của con người... để trường học trở thành nơi nâng cánh cho những ước mơ, khát vọng của các thế hệ học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước. Và vì thế, ngoài trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh thì việc làm thế nào để mọi học sinh đều cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” được xem là mục tiêu mà bất kỳ một trường học nào cũng mong muốn đạt được.

Xây dựng Trường học hạnh phúc Mục tiêu hướng tới của các nhà trường
Xây dựng Trường học hạnh phúc Mục tiêu hướng tới của các nhà trường
Yêu nghề, yêu người là một trong những phẩm chất hàng đầu của nhà giáo trong xây dựng trường học hạnh phúc.

"Trường học hạnh phúc" là một mô hình mang tới nhiều giá trị giáo dục bền vững. Mô hình này được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) định hướng chỉ đạo triển khai thí điểm bắt đầu từ tháng 4/2018 ở thành phố Huế, sau đó được nhân rộng và phát triển trên toàn quốc. Qua một số năm thực hiện, đến nay, việc xây dựng mô hình "Trường học hạnh phúc" đã trở thành phong trào thi đua của toàn ngành Giáo dục. Tại Hà Nam, tháng 12/2019, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nam đã tham mưu với lãnh đạo Sở GD&ĐT; đồng thời, có công văn gửi phòng GD&ĐT các huyện, thị, thành phố phối hợp hướng dẫn các trường học tổ chức và tham gia xây dựng mô hình "Trường học hạnh phúc".

Từ những hướng dẫn này, các cơ sở giáo dục dựa trên 3 tiêu chí về trường học hạnh phúc để cụ thể hóa và tổ chức các hoạt động phù hợp với điều kiện nhà trường. Trong đó, tiêu chí thứ nhất về môi trường nhà trường và phát triển cá nhân; tiêu chí thứ 2 về dạy và học; tiêu chí thứ 3 về các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường. Các nội dung trong ba tiêu chí xây dựng "Trường học hạnh phúc" đều nhằm hướng tới sự thay đổi về nhận thức của các chủ thể trong nhà trường, thay đổi thói quen hành vi và cảm xúc để đạt được các giá trị cốt lõi về "yêu thương, an toàn, tôn trọng và tự hào"... cho cán bộ, giáo viên,cha mẹ học sinh, học sinh.

Xây dựng Trường học hạnh phúc Mục tiêu hướng tới của các nhà trường

Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục, để mô hình thực sự tác động tích cực đến tâm lý, nhận thức của cán bộ, nhà giáo, người lao động trong toàn ngành và trở thành một phong trào thi đua có tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng cộng đồng học đường tích cực và bền vững, Công đoàn ngành đã tham mưu với Sở GD&ĐT lựa chọn Phòng GD&ĐT Phủ Lý là đơn vị điểm triển khai thực hiện xây dựng mô hình "Trường học hạnh phúc" trong các trường học; chỉ đạo các công đoàn cơ sở (CĐCS) phối hợp với lãnh đạo nhà trường đăng ký xây dựng mô hình với 2 chuyên đề: “Thầy cô thay đổi hướng tới trường học hạnh phúc” và “Xây dựng trường học hạnh phúc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”; đồng thời, đăng ký tham gia tập huấn chương trình "Hiệu trưởng thay đổi vì Trường học hạnh phúc"...

Xây dựng Trường học hạnh phúc Mục tiêu hướng tới của các nhà trường
Học sinh Trường Tiểu học Đồng Hóa (Kim Bảng) đọc sách trong Thư viện điện tử.

Để hỗ trợ các nhà trường trong triển khai mô hình, ngành Giáo dục đã xây dựng tài liệu bồi dưỡng, tập huấn về năng lực ứng xử văn hóa cho đội ngũ nhà giáo, người lao động, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục chính trị cho học sinh, học viên, giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập. Công đoàn ngành Giáo dục đã phối hợp tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh, học viên; tập huấn một số nội dung về tâm lý lứa tuổi, tâm lý học đường… trong mô hình “Trường học hạnh phúc” đối với 100% cán bộ quản lý, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn, tổng phụ trách đội, giáo viên cốt cán các cấp học trong toàn tỉnh.

Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn các CĐCS tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, tọa đàm về mô hình "Trường học hạnh phúc" nhằm hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm ứng xử các tình huống sư phạm ở các nhà trường cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên cách nhận diện và phòng ngừa những tình huống, nguy cơ có thể dẫn đến các hành vi vi phạm các quy định đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật của nhà giáo, người lao động trong hoạt động nghề nghiệp.

Xây dựng Trường học hạnh phúc Mục tiêu hướng tới của các nhà trườngCác cơ sở giáo dục đã chủ động phối hợp với các đơn vị, tổ chức ở địa phương để tuyên truyền, xây dựng môi trường văn hóa, phối hợp tổ chức giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh, học viên trong và ngoài nhà trường; thực hiện hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, trong dạy và học (qua email, Website, Zalo, Facebook, điện thoại đường dây nóng, hòm thư Điều em muốn nói…); thiết lập cơ chế tiếp nhận thông tin, xử lý kịp thời, đạt hiệu quả giáo dục đối với các hành vi bạo lực học đường, vi phạm quy tắc ứng xử cần xử lý. Cùng với đó, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, đội thiếu niên, giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường... Trong quá trình thực hiện xây dựng mô hình "Trường học hạnh phúc" và các phong trào thi đua đã tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý những vi phạm quy định về văn hóa ứng xử và đạo đức nhà giáo; đồng thời, phát hiện, tôn vinh và biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình về xây dựng môi trường sư phạm cùng những tấm gương nhà giáo tận tụy, mẫu mực, có thành tích trong giảng dạy, nghiên cứu, học tập và sáng tạo để lan tỏa toàn ngành, tác động tích cực tới cộng đồng xã hội.

Xây dựng Trường học hạnh phúc Mục tiêu hướng tới của các nhà trường

Trò chuyện với nhiều hiệu trưởng các cơ sở giáo dục về mô hình "Trường học hạnh phúc" đều nhận được một đáp án: Khi một ngôi trường được công nhận đạt các tiêu chí của "Trường học hạnh phúc" cũng có nghĩa là đã tạo được niềm tin với cha mẹ học sinh và xã hội, giúp ngôi trường ngày càng phát triển. Tuy nhiên, để giữ được các giá trị này, đòi hỏi các nhà trường cố gắng, nỗ lực nhiều hơn và cần hơn nữa sự chung tay, góp sức của cha mẹ học sinh, của toàn xã hội. Đặc biệt, các nhà giáo cần ý thức được sứ mệnh và trách nhiệm của mình để có được sự tôn vinh trong xã hội. Trong tập thể các nhà giáo, hiệu trưởng như một nhạc trưởng, có vai trò đặc biệt tạo không khí cho phong trào, tạo ra môi trường hạnh phúc, gợi mở cho học sinh và giáo viên có những cảm xúc tích cực để kích thích sự sáng tạo và khẳng định sự tôn trọng với họ. Trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới đối với các nhà giáo, hiệu trưởng cần thấu hiểu, cảm thông, sẻ chia, giảm bớt áp lực sổ sách, giấy tờ và thay đổi, chủ động giao quyền cho giáo viên, tạo môi trường để giáo viên quyết tâm đổi mới, gạt bỏ được tư duy thành tích.

Xây dựng Trường học hạnh phúc Mục tiêu hướng tới của các nhà trường
Học sinh Trường THCS Trần Quốc Toản tặng hoa chúc mừng cô giáo Bùi Việt Hằng sau tiết dự thi thực hành Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp THCS TP Phủ Lý năm học 2024-2025.

Theo cô giáo Nguyễn Thị Thanh Sơn, Hiệu trưởng Trường THCS An Đổ (Bình Lục), các trường học hiện nay đang đối mặt với nhiều áp lực bởi những hiện tượng tiêu cực, như: bạo lực học đường, ma túy học đường, vi phạm Luật An toàn giao thông ở tuổi vị thành niên… xảy ra bên trong và bên ngoài trường học, rất khó kiểm soát chặt chẽ. Một trong những tiêu chí của "Trường học hạnh phúc" là phải bảo đảm sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm lý cho học sinh và cán bộ, nhà giáo, người lao động; không để vi phạm đạo đức nhà giáo và bạo lực học đường… Để làm được điều này, các nhà trường cần có những giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế để tất cả học sinh và giáo viên cảm thấy được học tập và làm việc một cách hạnh phúc. Bên cạnh đó, trong hành trình xây dựng "Trường học hạnh phúc", các nhà trường phải huy động được đa dạng nguồn lực, vừa để phát huy trách nhiệm và để tạo động lực, sức mạnh thay đổi điều kiện vật chất trường lớp, tạo nên môi trường dạy và học an toàn, thân thiện, thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu học tập, bồi dưỡng một cách toàn diện cho người học...
Xây dựng Trường học hạnh phúc Mục tiêu hướng tới của các nhà trườngCùng chung quan điểm này, cô giáo Hoàng Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Liêm Tuyền (thành phố Phủ Lý) chia sẻ: Chúng tôi đã tham gia tập huấn và triển khai chương trình "Hiệu trưởng thay đổi vì Trường học hạnh phúc" và nhận thấy một điều chỉ khi nào các nhà giáo và người đứng đầu cơ sở giáo dục thay đổi nhận thức và hành động trong cách tổ chức, triển khai, gắn các tiêu chí với thực tiễn để có giải pháp cụ thể cho từng hoạt động giáo dục thì cơ sở giáo dục đó, trường học đó mới đạt tiêu chí của "Trường học hạnh phúc". Bản thân chúng tôi là những hiệu trưởng cũng tự vượt qua những áp lực đang đặt ra cho công tác GD&ĐT bằng việc chủ động thay đổi tư duy, đặt lợi ích của người học lên đầu, cởi bỏ áp lực cho giáo viên, tạo động lực để giáo viên cảm thấy được coi trọng, được khích lệ sáng tạo, cảm thấy hạnh phúc và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Khi giáo viên hạnh phúc thì học trò sẽ hạnh phúc, cha mẹ học sinh cũng hạnh phúc. Sự thay đổi trong cách làm của mỗi hiệu trưởng, của tập thể nhà trường cũng sẽ mang lại hiệu quả nhất định cho phong trào.

Xây dựng Trường học hạnh phúc Mục tiêu hướng tới của các nhà trường
Xây dựng Trường học hạnh phúc Mục tiêu hướng tới của các nhà trường
Trong các hoạt động của Trường THPT Chuyên Biên Hòa luôn có sự đồng hành của phụ huynh học sinh.

Theo thầy giáo Nguyễn Xuân Bình, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản (thành phố Phủ Lý), mô hình "Trường học hạnh phúc" được triển khai thực hiện đúng giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát, các cơ sở giáo dục bắt đầu tiếp cận Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 nên gặp nhiều khó khăn trong công tác tổ chức, đưa mô hình vào thực tiễn. Với Trường THCS Trần Quốc Toản, một ngôi trường có bề dày gần 50 năm hình thành và phát triển, tích lũy được nhiều thành tích, tạo nền móng vững chắc để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng học đường tích cực và bền vững. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng giúp nhà trường vượt qua khó khăn, hướng tới thực hiện thành công mô hình. Ở đây, nhà trường đã đặt mục tiêu cần có một môi trường tốt để học sinh được phát triển toàn diện, phát huy tốt năng lực trong học tập và rèn luyện; giúp học sinh hoàn thiện nhân cách, có kỹ năng sống tốt để giải quyết tốt các vấn đề, tình huống trong cuộc sống.

Xây dựng Trường học hạnh phúc Mục tiêu hướng tới của các nhà trường

Trường THCS Trần Quốc Toản có số lượng học sinh đông nhất trong khối các trường THCS của thành phố Phủ Lý nhưng điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, diện tích trường, lớp chật hẹp làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc tổ chức các hoạt động giáo dục dành cho học sinh. Tuy nhiên, với các mục tiêu phát triển trường học, nhất là xây dựng "Trường học hạnh phúc", nhà trường đã luôn quan tâm chỉnh trang, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn; tích cực tuyên truyền cho học sinh nhận thức rõ tác hại của bạo lực học đường, qua đó giúp các em chung tay xây dựng môi trường thân thiện, yên tâm học tập. Đầu năm học nhà trường kiện toàn ban tư vấn tâm lý cho học sinh với sự tham gia của đầy đủ các thành phần để giúp học sinh vượt qua áp lực và khó khăn trong học tập và cuộc sống. Cô giáo Bùi Việt Hằng, giáo viên Trường THCS Trần Quốc Toản chia sẻ: Chúng tôi luôn khuyến khích sự sáng tạo và khám phá của học sinh thông qua việc tham gia các cuộc thi. Hiện nay, thực hiện chương trình giáo dục mới, đòi hỏi phải có phương pháp giảng dạy sáng tạo, lấy học sinh làm trung tâm, chúng tôi đã kết hợp các phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, như: học dự án, học trải nghiệm giáo dục STEM và tự học để giúp học sinh khám phá kiến thức chủ động. Điều này không chỉ giúp các em tiếp thu nhanh, mà còn tạo sự hứng thú và thoải mái, phù hợp với tiêu chí hạnh phúc.

Xây dựng Trường học hạnh phúc Mục tiêu hướng tới của các nhà trường
Tiến sỹ Hoàng Nam Tiến, Phó chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT giao lưu và truyền cảm hứng học tập cho học sinh Trường THPT chuyên Biên Hòa.

Thực tế, ngoài việc “Dạy tốt, học tốt”, Trường THCS Trần Quốc Toản còn chú trọng tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa giúp cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm theo chủ đề về giáo dục pháp luật, về văn hóa đọc, về văn hóa truyền thống, giá trị văn hóa lịch sử, dân tộc... Các hoạt động trong và ngoài trường học, các thầy cô và học sinh luôn nhận được sự đồng hành, ủng hộ, giúp đỡ của phụ huynh. Tháng 8/2024, hưởng ứng Cuộc thi “Viết và bình chọn Trường học hạnh phúc” do Tạp chí Trẻ em Việt Nam (Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Việt Nam) tổ chức, Trường THCS Trần Quốc Toản là một trong hai trường duy nhất của Hà Nam nằm trong tốp 100 “Trường học hạnh phúc” toàn quốc được vinh danh.

Xây dựng Trường học hạnh phúc Mục tiêu hướng tới của các nhà trườngTrường THPT chuyên Biên Hòa (xếp thứ 63 trong tốp 100 “Trường học hạnh phúc” toàn quốc- PV) là ngôi trường có bề dày thành tích dạy và học, lá cờ đầu của ngành Giáo dục Hà Nam về chất lượng giáo dục. Bên cạnh những thành tích đáng nể về chất lượng GD&ĐT, Trường THPT chuyên Biên Hòa còn có những nét đẹp làm nên tên tuổi của một ngôi trường giáo dục chất lượng cao và trở thành “Trường học hạnh phúc” trong lòng biết bao thế hệ học sinh.

Xây dựng Trường học hạnh phúc Mục tiêu hướng tới của các nhà trường
Học sinh và phụ huynh Trường THCS Trần Phú (thành phố Phủ Lý) tham gia Chương trình trải nghiệm Ngày hội văn hóa dân gian năm 2024

Cô giáo Nguyễn Thị Bích Hằng, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Biên Hòa cho biết: Trường chúng tôi đã thực hiện triết lý giáo dục của một ngôi trường hạnh phúc là xây dựng môi trường giáo dục vừa bảo đảm chất lượng dạy và học, vừa hỗ trợ và tạo điều kiện để học sinh phát huy tối đa tiềm năng, niềm say mê của mình. Vì thế, Trường THPT chuyên Biên Hòa còn nổi bật với thương hiệu “trường của các câu lạc bộ”. Nhà trường hiện có trên 20 CLB, bao gồm cả các CLB sở thích và CLB học thuật, thể hiện rõ tính đa dạng, phong phú ở mọi lĩnh vực. Mỗi CLB là "sân chơi" lý tưởng để học sinh thỏa sức thể hiện, học tập và chứng tỏ bản thân, phát huy sở trường của mình.

Xây dựng Trường học hạnh phúc Mục tiêu hướng tới của các nhà trườngHọc sinh Nguyễn Phương Linh, lớp 10 chuyên Sử tự hào chia sẻ: Chúng em vô cùng hạnh phúc khi được là học sinh của Trường THPT chuyên Biên Hòa; được học tập, rèn luyện và trưởng thành trong môi trường "Trường học hạnh phúc". Ở đây, chúng em đã được tiếp nhận và phát triển nhiều giá trị giáo dục tốt đẹp, ai trong mỗi chúng em đều cảm nhận niềm vui khi mỗi ngày đến trường...

Thực hiện: Chu Uyên
Thiết kế: Đức Huy

www.baohanam.com.vn

Bình luận bài viết

Bình luận

  •  Trang nguyễn
    khoảng 1 tháng trước

    Bài viết chất lượng quá ạ!

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy