kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Tiếp tục làm tốt công tác biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương

Tiếp tục làm tốt công tác biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương

Thực hiện Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, 15 năm qua, việc biên soạn, xuất bản lịch sử đảng bộ địa phương (LSĐBĐP) đạt được kết quả rất tích cực cần tiếp tục phát huy.

Từ năm 2002 đến năm 2017, toàn tỉnh đã biên soạn, xuất bản 160 ấn phẩm LSĐBĐP, lịch sử truyền thống ngành, đoàn thể. Cấp tỉnh biên soạn, xuất bản: "Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Nam giai đoạn 1975-2000", "Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Nam tập II, giai đoạn 1975-2005; "Văn hiến Hà Nam truyền thống và hiện đại", "Hà Nam - 20 năm đổi mới và phát triển 1997-2017".

Các huyện, thành ủy xuất bản LSĐBĐP đến năm 2000, 2005; huyện Kim Bảng, Duy Tiên đang sưu tầm, biên soạn tái bản LSĐBĐP từ năm 1930 đến năm 2017, 2020. Đảng bộ Công an, Đảng bộ Quân sự tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc biên soạn, xuất bản một số ấn phẩm tập hợp nhiều tư liệu có giá trị phục vụ nghiên cứu, biên soạn LSĐBĐP.

Ấn phẩm LSĐBĐP, lịch sử ngành, đoàn thể được biên soạn công phu, thận trọng, đúng quy trình, bảo đảm tính đảng, khách quan, khoa học, thể hiện rõ đặc thù và phong trào cách mạng từng địa phương, đơn vị. Đồng thời, phản ánh chân thực quá trình hình thành, phát triển của đảng bộ, ngành, đoàn thể qua các thời kỳ, khẳng định vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng với phong trào cách mạng, sự vận dụng sáng tạo đường lối, sách lược của Đảng vào thực tiễn. Cùng với đó, tổng kết nhiều bài học kinh nghiệm, góp phần làm phong phú thêm lịch sử Đảng, dân tộc.

Cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy Bình Lục rà soát các ấn phẩm LSĐBĐP đã xuất bản.

Có được kết quả đó là do các cấp, ngành trong tỉnh đã dành nhiều trí tuệ, thời gian, công sức, kinh phí tổ chức khai thác tài liệu từ các kho lưu trữ, nhân chứng lịch sử, cán bộ lãnh đạo qua các thời kỳ. Trong 15 năm (2002 - 2017), hàng vạn trang tài liệu, hàng trăm bản hồi ký của nhân chứng được thu thập, sắp xếp theo thời gian, chủ đề phục vụ nghiên cứu, biên soạn, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề qua các giai đoạn lịch sử.

Cùng với đó, các hội thảo khoa học đã làm sáng tỏ một số vấn đề về nhân vật, tư liệu, sự kiện lịch sử, tôn vinh sự đóng góp, cống hiến của các cá nhân, tập thể qua nhiều thời kỳ, thống nhất những nội dung đưa vào lịch sử, góp phần nâng cao chất lượng ấn phẩm, bảo đảm tính khoa học, khách quan.

Từ năm 2002 đến năm 2017, trong tỉnh đã có trên 300 hội thảo được tổ chức, tiêu biểu như: "Văn hiến Hà Nam - Truyền thống và hiện đại"; "Lê Hoàn - Quê hương và sự nghiệp"; "Huyền thoại 10 nữ liệt sỹ dân quân pháo phòng không Lam Hạ"; "Nhà báo Hoàng Tùng với quê hương Hà Nam và đất nước"...

Nhiều hội thảo khoa học về nhân vật, sự kiện lịch sử có ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục cao: "Trận địa pháo phòng không Lam Hạ trong kháng chiến chống Mỹ" (năm 2010); "Gặp gỡ nhân chứng trận chiến đấu chống càn Chanh Chè, tháng 5 năm 1954" (năm 2014); "Gương yêu nước bất khuất, kiên trung của 32 cụ già, thanh thiếu niên Đức Bản trong kháng chiến chống Pháp" (năm 2015).

Các cấp, ngành cũng rất chú trọng khai thác ấn phẩm LSĐBĐP trong nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, giáo dục truyền thống, nhất là nhân những dịp kỷ niệm lớn của quê hương, đất nước.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác nghiên cứu, biên soạn, giáo dục LSĐBĐP còn một số tồn tại. Tiến độ sưu tầm, biên soạn LSĐBĐP cấp cơ sở còn chậm (gần 18% số xã, phường, thị trấn chưa hoàn thành). Nhiều sở, ban, ngành, đoàn thể chưa triển khai nghiên cứu, biên soạn lịch sử. Không ít đơn vị mới biên soạn đến năm 2000, chưa triển khai giai đoạn tiếp theo.

Một số công trình nghiên cứu LSĐBĐP nội dung còn nặng về liệt kê sự kiện, chưa sử dụng đúng ngôn ngữ LSĐBĐP. Công tác lưu trữ tài liệu ở một số địa phương, đơn vị yếu, để thất lạc tài liệu đã sưu tầm, không lưu trữ tài liệu sau khi xuất bản ấn phẩm, gây khó khăn cho công tác nghiên cứu trước mắt và lâu dài. 

Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trên là do thiếu cán bộ có kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn vững vàng, nguồn tư liệu khó khăn, kinh phí hạn hẹp. Một số đơn vị, địa phương chưa quan tâm tổ chức nghiên cứu, biên soạn, còn hiện tượng khoán trắng cho cá nhân, tổ chức, thiếu kiểm tra, giám sát, chất lượng hạn chế, thời gian kéo dài.

Hơn nữa, việc phân bổ chương trình giảng dạy LSĐBĐP vào tuần cuối năm học (Chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo) chưa phù hợp. Đây là thời gian học sinh tập trung ôn thi cuối năm nên nhiều trường chưa thực sự quan tâm đến học phần này.

Để tiếp tục làm tốt công tác sưu tầm, biên soạn LSĐBĐP, các cấp, ngành trong tỉnh đã xác định một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Theo đó, sâu sát, quyết liệt hơn nữa trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện, bảo đảm các ấn phẩm khi xuất bản có giá trị lý luận, khoa học, thực tiễn. Chú trọng động viên, khai thác tư liệu cá nhân, ý kiến đóng góp của cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ chủ chốt các thời kỳ và nhân dân trong sưu tầm tư liệu phục vụ nghiên cứu, biên soạn.

Tổ chức hội thảo nghiêm túc, tránh hình thức, kết luận các vấn đề trong hội thảo có căn cứ khoa học, chống biểu hiện áp đặt ý kiến cá nhân, nhận định chủ quan của người cung cấp tư liệu, người chủ trì, biên soạn. Đồng thời, bảo đảm kinh phí, phương tiện cho công tác nghiên cứu, biên soạn. Có chế độ thù lao phù hợp động viên, khuyến khích những cán bộ, cộng tác viên, nhân chứng lịch sử trực tiếp tham gia sưu  tầm, nghiên cứu, biên soạn.

Phấn đấu đến năm 2020, các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh tổ chức sưu tầm, biên soạn, xuất bản lịch sử truyền thống ngành từ khi thành lập đến năm 2015; các địa phương, đơn vị đã xuất bản tiếp tục sưu tầm, bổ sung tư liệu, biên soạn giai đoạn tiếp theo đến năm 2015 và tái bản khi có điều kiện; 100% xã, phường, thị trấn hoàn thành xuất bản LSĐBĐP.

Cùng với đó, hoàn thiện, xuất bản tài liệu Lịch sử Đảng bộ tỉnh phục vụ giảng dạy tại Trường Chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống địa phương bằng những nội dung, hình thức phù hợp.

Thế Vĩnh

Thế Vĩnh

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy