kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Chú trọng thực hiện các giải pháp giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp

Chú trọng thực hiện các giải pháp giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp

Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật (chỉ số B1) là một trong những chỉ số quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (CGI). Thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành nhiều kế hoạch và thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư và triển khai các hoạt động, góp phần nâng xếp hạng chỉ số B1 của Việt Nam.

Chi phí tuân thủ pháp luật được hiểu là các chi phí mà doanh nghiệp (DN), người dân phải gánh chịu trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật, bao gồm: chi phí hành chính, chi phí đầu tư để tuân thủ quy định, phí, lệ phí, chi phí rủi ro pháp lý (nếu có) và các chi phí không chính thức.

Chỉ số B1 là một trong những chỉ số nằm trong mục “quản trị” theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF). Chỉ số B1 được ghi nhận dưới hình thức tổng hợp ý kiến cảm nhận (thông qua trả lời câu hỏi khảo sát) về mức độ tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho DN trong tuân thủ những quy định của pháp luật (làm phát sinh chi phí tuân thủ pháp luật).

Chỉ số B1 là một trong những chỉ số quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh. Bởi nếu quy định pháp luật phức tạp, đặt ra nhiều yêu cầu, điều kiện khiến chi phí hành chính, phí, lệ phí… mà các DN phải gánh chịu lớn. Nếu quy định pháp luật không rõ ràng, không khả thi sẽ tạo thêm chi phí không chính thức cho các DN. Mặt khác, nếu việc tổ chức thi hành pháp luật không tốt sẽ làm gia tăng chi phí hành chính, chi phí không chính thức hoặc chi phí rủi ro pháp lý, làm mất cơ hội kinh doanh của DN. Điều này gây tốn kém cho DN, cản trở các DN đầu tư, hạn chế năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cản trở phát triển kinh tế - xã hội.

Chú trọng thực hiện các giải pháp giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp
Giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

Ngày 1/1/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021. Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành nhiều kế hoạch và thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư và triển khai các hoạt động nhằm nâng xếp hạng chỉ số B1 năm 2021.

Nhằm cải thiện mạnh mẽ nền sản xuất, giảm chi phí đầu vào, chi phí cơ hội, chi phí không chính thức cho DN và người dân, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Hà Nam năm 2021. Chủ yếu tập trung xây dựng, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, nâng cao chỉ số PCI, tạo động lực thu hút đầu tư, phát triển DN, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tiếp tục rà soát, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, DN. Tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích người dân, DN ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC, nâng cao tỷ lệ giải quyết TTHC trực tuyến mức độ 3, 4. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình DN bình đẳng trong tiếp cận tín dụng ngân hàng…

Các sở, ngành, địa phương cũng nỗ lực triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp, tổ chức thi hành pháp luật trên tinh thần hướng đến ngày càng giảm bớt chi phí tuân thủ pháp luật cho cộng đồng DN, nâng hạng chỉ số B1. Trước hết là chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cán bộ, công chức, viên chức và cộng đồng DN.

Hiện nay, 100% các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh ban hành đều được cập nhật trên cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật. Các chính sách, thông tin liên quan đến quy hoạch, đầu tư được công bố công khai trên các cổng thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, UBND các địa phương nhằm tạo thuận lợi cho DN tra cứu, tiếp cận thông tin. Sở Tư pháp thường xuyên giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật mới, biên tập các tài liệu pháp luật liên quan đến DN đăng tải trên chuyên trang phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh.

Bên cạnh đó, công tác tập huấn, bồi dưỡng, hỗ trợ các DN được thực hiện dưới nhiều hình thức. Sở Công thương đã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, lớp huấn luyện kiểm tra sát hạch cho các DN trên địa bàn tỉnh như: 3 lớp huấn luyện, kiểm tra sát hạch về kỹ thuật an toàn và cấp giấy chứng nhận cho trên 270 thợ mìn, người lao động làm 2 công việc có liên quan tới vật liệu nổ công nghiệp; phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công thương tổ chức 2 lớp tập huấn ngắn hạn về kỹ năng kinh doanh, tổ chức mạng lưới bán lẻ trên địa bàn tỉnh Hà Nam với sự tham gia của 49 DN; tổ chức 1 hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức an toàn thông tin mạng cho toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan; phổ biến lĩnh vực hóa chất, an toàn thực phẩm, tuyên truyền về thương mại điện tử; tuyên truyền phổ biến các văn bản về quản lý và phát triển chợ, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng hình thức đăng tải trên cổng thông tin điện tử và gửi công văn đến các đơn vị… Qua đó góp phần tạo thuận lợi cho DN trong việc tuân thủ pháp luật, tiết kiệm chi phí.

Một trong các giải pháp quan trọng trong việc giảm chi phí tuân thủ pháp luật là tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC trên các lĩnh vực. Năm 2021, toàn tỉnh đã ban hành mới 588 TTHC; sửa đổi, bổ sung 199 TTHC; thay thế 50 TTHC cũ bằng 48 TTHC mới; bãi bỏ 731 TTHC; cắt giảm 751/835 TTHC ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế, đạt 89,99%. Tổng thời gian giải quyết TTHC được cắt giảm là 5.877 ngày (bằng 52,3%). Đồng thời, các cơ quan có liên quan thường xuyên rà soát, tăng cường tiếp nhận và xử lý kiến nghị, phản ánh của DN; thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo… trong tổ chức thi hành và tuân thủ pháp luật.

Việc cắt giảm triệt để các chi phí không hợp lý trong tuân thủ quy định pháp luật cho các DN, ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi làm phát sinh chi phí không chính thức cho DN, giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho các DN, góp phần cải thiện chỉ số B1, là một trong những giải pháp cải thiện năng lực cạnh tranh. Thông qua nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế sẽ góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội.

Nguyễn Khánh

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy